Hương thẻ “Thảo mộc” Tây Lân hối hả vào vụ Tết
- 15:35 12-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một mùi hương nhẹ dịu, sâu lắng mà ấp áp lạ thường xua tan đi cái lạnh của những ngày cuối đông. Đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm làng nghề hương thẻ Tây Lân xã Nghi Trường (Nghi Lộc) khi tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần.
Tiếp chuyện chúng tôi ông Lê Văn Nam đại diện làng nghề cho biết kể từ khi làng nghề hương thẻ Tây Lân được công nhận bà con rất phấn khởi lao động sản xuất, ngoài thời gian làm nông nghiệp, bà con tập trung sản xuất hương phục vụ thị trường tiêu dùng.
Nét mới năm nay, bà con làng nghề chọn giải pháp làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc. Không kể ngày hay đêm tất cả các hộ làm hương tập trung làm việc một cách khẩn trương để kịp giao hàng cho khách. Gia đình chị Nguyễn Thị Lý là một trong những hộ có thâm niên trong nghề làm hương cho biết: Hiện nay, mặt hàng hương có sử dụng hoá chất xuất hiện nhiều trên thị trường đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người tiêu dùng, do đó, năm nay, gia đình chị Lý chọn giải pháp làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc như: Rễ hương, hoa hồi, quế chi, thảo quả. Các nguyên liệu này được mua từ Quỳ Châu, Thanh Chương… Ưu điểm của hương làm bằng thảo mộc sẽ không gây độc hại đối với sức khoẻ người sử dụng, cũng như người trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, một trong những khâu quyết định chất lượng hương khi làm hương bằng thảo mộc là vấn đề thời tiết, chẳng hạn như: Nếu thời tiết mưa thì nguyên liệu sẽ bị ẩm mốc, ảnh hưởng độ thơm của hương. Do vậy, ngay từ đầu vụ gia đình chị đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu phơi khô tập trung sản xuất. Chị Lý chia sẻ: “Để kịp giao hàng cho khách, chúng tôi thuê 5 nhân công làm liên lục cung ứng hàng cho khách dự trữ nguồn hàng Tết. Đến nay, đã chuẩn bị được 200 ngàn búp hương cho Tết Đinh Dậu 2017”.
Làng nghề hương thẻ Tây Lân Nghi Trường hiện có 20 hộ, với 150 lao động chuyên sản xuất hương. Hương ở đây rất đa dạng mẫu mã và chủng loại như hương thẻ, hương trầm..., kích cỡ tùy vào đơn đặt hàng. Đối với gia đình Ông Lê Văn Nam ở xóm 5, trung bình mỗi ngày gia đình Ông cung cấp ra thị trường 1 vạn búp hương các loại. Năm nay, gia đình ông rất phấn khởi bởi sản phẩm hương đã vươn ra cả đất nước Lào. Tính sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình Ông còn lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Ông Nam vui mừng nói: " Nhờ làm bằng hương thảo mộc mà sản phẩm hương của gia đình đã được thị trường khắp nơi trong và ngoài tỉnh, đặc biệt cả đất nước Lào đón nhận. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi cũng như anh em làng nghề có nhiều đổi thay, nhiều hộ đã mua được ô tô và các vật dụng đắt tiền trong gia đình"
Nhằm tạo điều kiện cho bà con làng nghề tiếp cận thiết bị hiện đại, hàng năm ngoài công tác tập huấn, hội thảo phố biến các kiến thức KHKT mới, Hội nông dân huyện còn hỗ trợ 350 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, tạo điều kiện để các hộ sản xuất hương đầu tư mua sắm máy móc và trang thiết bị làm hương như máy trộn nguyên liệu, máy bắn que. Đến nay, mỗi gia đình làm hương có từ 1-3 máy làm hương theo công nghệ mới. Tính trung bình mỗi ngày làng nghề sản xuất ra từ 5- 7 vạn búp hương các loại như: Hương thẻ, hương trầm. Theo giá hiện tại mỗi búp hương có giá từ 2 000 -3.500 đồng, trung bình mỗi ngày làng nghề Hương thẻ Tây Lân thu về 180 triệu đồng. Thông qua làng nghề hàng năm đã góp phần tạo việc làm mới cho gần 150 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng. Nhờ vậy, đến nay, tỷ lệ hộ khá giàu trong làng tăng lên trên 70%. Nổi bật có một số hộ làm hương đã mua được ô tô phục vụ chuyên chở hàng đi tiêu thụ ở các nơi xa.
Ông Hoàng Văn Việt - CT Hội ND xã Nghi Trường ( Nghi Lộc) cho biết: “Để tạo điều kiện các hộ làm hương tiếp cận máy móc hiện đại Hội nông dân đã tổ chức tập huấn, tham mưu chính quyền, sự hỗ trợ cấp trên đã hỗ trợ cho làng nghề 350 triệu đồng thông qua nguồn quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay cơ bản các hộ đã mua máy móc trang thiết bị hiện đại nên sản phẩm làm ra vừa đẹp vừa đáp ứng người tiêu dùng.”
Rời làng nghề hương thẻ Tây Lân trong tiết xuân đã cận kề, những ngõ xóm, vườn nhà được dát bằng những giá phơi hương sặc sỡ sắc màu; những chuyến xe hàng vẫn nối đuôi nhau mang sản phẩm làng hương đến với bạn hàng. Cầm những thẻ hương thơm nồng mang thương hiệu làng hương Tây Lân chúng tôi vững tin về một làng nghề đang trỗi dậy, vươn xa.
Nét mới năm nay, bà con làng nghề chọn giải pháp làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc. Không kể ngày hay đêm tất cả các hộ làm hương tập trung làm việc một cách khẩn trương để kịp giao hàng cho khách. Gia đình chị Nguyễn Thị Lý là một trong những hộ có thâm niên trong nghề làm hương cho biết: Hiện nay, mặt hàng hương có sử dụng hoá chất xuất hiện nhiều trên thị trường đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người tiêu dùng, do đó, năm nay, gia đình chị Lý chọn giải pháp làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc như: Rễ hương, hoa hồi, quế chi, thảo quả. Các nguyên liệu này được mua từ Quỳ Châu, Thanh Chương… Ưu điểm của hương làm bằng thảo mộc sẽ không gây độc hại đối với sức khoẻ người sử dụng, cũng như người trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, một trong những khâu quyết định chất lượng hương khi làm hương bằng thảo mộc là vấn đề thời tiết, chẳng hạn như: Nếu thời tiết mưa thì nguyên liệu sẽ bị ẩm mốc, ảnh hưởng độ thơm của hương. Do vậy, ngay từ đầu vụ gia đình chị đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu phơi khô tập trung sản xuất. Chị Lý chia sẻ: “Để kịp giao hàng cho khách, chúng tôi thuê 5 nhân công làm liên lục cung ứng hàng cho khách dự trữ nguồn hàng Tết. Đến nay, đã chuẩn bị được 200 ngàn búp hương cho Tết Đinh Dậu 2017”.
Làng nghề hương thẻ Tây Lân Nghi Trường hiện có 20 hộ, với 150 lao động chuyên sản xuất hương. Hương ở đây rất đa dạng mẫu mã và chủng loại như hương thẻ, hương trầm..., kích cỡ tùy vào đơn đặt hàng. Đối với gia đình Ông Lê Văn Nam ở xóm 5, trung bình mỗi ngày gia đình Ông cung cấp ra thị trường 1 vạn búp hương các loại. Năm nay, gia đình ông rất phấn khởi bởi sản phẩm hương đã vươn ra cả đất nước Lào. Tính sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình Ông còn lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Ông Nam vui mừng nói: " Nhờ làm bằng hương thảo mộc mà sản phẩm hương của gia đình đã được thị trường khắp nơi trong và ngoài tỉnh, đặc biệt cả đất nước Lào đón nhận. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi cũng như anh em làng nghề có nhiều đổi thay, nhiều hộ đã mua được ô tô và các vật dụng đắt tiền trong gia đình"
Làng nghề Hương thẻ Tây Lân hối hả vào xuân
Nhằm tạo điều kiện cho bà con làng nghề tiếp cận thiết bị hiện đại, hàng năm ngoài công tác tập huấn, hội thảo phố biến các kiến thức KHKT mới, Hội nông dân huyện còn hỗ trợ 350 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, tạo điều kiện để các hộ sản xuất hương đầu tư mua sắm máy móc và trang thiết bị làm hương như máy trộn nguyên liệu, máy bắn que. Đến nay, mỗi gia đình làm hương có từ 1-3 máy làm hương theo công nghệ mới. Tính trung bình mỗi ngày làng nghề sản xuất ra từ 5- 7 vạn búp hương các loại như: Hương thẻ, hương trầm. Theo giá hiện tại mỗi búp hương có giá từ 2 000 -3.500 đồng, trung bình mỗi ngày làng nghề Hương thẻ Tây Lân thu về 180 triệu đồng. Thông qua làng nghề hàng năm đã góp phần tạo việc làm mới cho gần 150 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng. Nhờ vậy, đến nay, tỷ lệ hộ khá giàu trong làng tăng lên trên 70%. Nổi bật có một số hộ làm hương đã mua được ô tô phục vụ chuyên chở hàng đi tiêu thụ ở các nơi xa.
Ông Hoàng Văn Việt - CT Hội ND xã Nghi Trường ( Nghi Lộc) cho biết: “Để tạo điều kiện các hộ làm hương tiếp cận máy móc hiện đại Hội nông dân đã tổ chức tập huấn, tham mưu chính quyền, sự hỗ trợ cấp trên đã hỗ trợ cho làng nghề 350 triệu đồng thông qua nguồn quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay cơ bản các hộ đã mua máy móc trang thiết bị hiện đại nên sản phẩm làm ra vừa đẹp vừa đáp ứng người tiêu dùng.”
Rời làng nghề hương thẻ Tây Lân trong tiết xuân đã cận kề, những ngõ xóm, vườn nhà được dát bằng những giá phơi hương sặc sỡ sắc màu; những chuyến xe hàng vẫn nối đuôi nhau mang sản phẩm làng hương đến với bạn hàng. Cầm những thẻ hương thơm nồng mang thương hiệu làng hương Tây Lân chúng tôi vững tin về một làng nghề đang trỗi dậy, vươn xa.
Tác giả bài viết: Thu Hiền- Ngọc Mai
Nguồn tin: