Nghệ An: Lời kêu cứu đầy xót xa của thầy hiệu trưởng
- 07:13 12-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Hiện nay, nhà ở tạm trú cho các giáo viên tại trường đã xuống cấp trầm trọng. Những ngày mưa rét thế này, tấm gỗ ghép tạm bợ cũng tung hết ra, chỉ sợ đổ vào người giáo viên thì nguy hiểm quá” -đó là lời kêu cứu đầy xót xa của thầy Nguyễn Quang Hùng.
Vào những ngày giáp Tết, khi người người chuẩn bị hoàn thiện những công việc cuối cùng của năm cũ và chuẩn bị sắm sửa đồ đạc đón năm mới thì tôi nhận được lời kêu cứu của thầy Nguyễn Quang Hùng – Hiệu trưởng trường Tiểu học Huồi Tụ 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An): “Em ơi, em có cách nào giúp học sinh và giáo viên trường anh với. Hiện nay, nhà ở tạm trú cho các giáo viên tại trường đã xuống cấp trầm trọng. Những ngày mưa rét thế này, những tấm gỗ ghép tạm bợ cũng tung hết ra, chỉ sợ đổ vào người giáo viên thì nguy hiểm quá”.
Theo lời kể của thầy Nguyễn Quang Hùng – Hiệu trưởng trường tiểu học Huồi Tụ 1, điểm trường này được biết đến là một điểm trường cách xa trung tâm huyện, có điều kiện cực kỳ khó khăn. Huồi Tụ là xã nghèo nhất trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Nghệ An, đa phần là người Mông, người Khơ Mú.
“Hiện tại trường tôi có 200 học sinh với 28 cán bộ giáo viên. Có học sinh nhà cách trường 7-8km nhưng ngày nào các em cũng đi bộ đi học. Bởi lẽ, bố mẹ đi làm nương rẫy có khi 2-4 ngày mới về, các em tự nấu cơm, tự lo cho bản thân sau mỗi buổi tan trường. Thầy cô cũng không thể giúp hết được vì nhà em nào cũng như thế.
Đó là chưa kể, nhiều giáo viên nhà cách trường 200km nên đành ở lại nhà tạm trú của trường và thực hiện công tác giảng dạy. Hiện nay, khu nhà tập thể dành cho giáo viên chính là do phụ huynh học sinh hỗ trợ. Người đóng góp vài ba tấm gỗ, người đóng góp chút tiền mua vài tấm bờ rô xi măng để lợp nên 6 phòng cho 14 giáo viên của nhà trường ở tạm.
Thế nhưng, điều đáng nói là 6 phòng học này được dựng nên từ năm 2000, chủ yếu bằng những tấm gỗ ghép lại, trải qua mưa nắng đã mục dần và hiện tại đang xuống cấp rất trầm trọng. Mỗi phòng có khoảng 12 mét vuông nhưng có đến 3 cô giáo ở.
Những tấm bờ rô xi măng trên những gian phòng này đã mục nát nên khi trời nắng lại tái diễn cảnh “màn trời chiếu đất”. Còn khi trời mưa thì dột khắp nơi.
Những tấm gỗ ghép lại xung quanh khu nhà ở cũng mục rữa dần, hiện nay các giáo viên phải dán giấy hoặc căng những tấm vải xung quanh để “phòng này không thể nhìn thấy phòng kia”. Những phòng học này chúng tôi cũng không dám đóng đinh để tu sửa vì sợ sẽ sập tất cả.
Hiện tại, nhiệt độ ở khu vực trường chúng tôi là 11 độ, trong phòng cũng như ngoài trời gió bắc vẫn cứ hun hút. Nhiều đêm nằm nghĩ thương giáo viên mà tôi không thể nào chợp mắt nổi.
Mỗi năm nhà trường cũng nhận được tiền ngân sách chi cho các hoạt động thường xuyên và chuyên môn, cho cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học của nhà trường chứ không có khoản nào chi cho việc tu sửa khu nhà ở cho giáo viên nên nhà trường phải tiết kiệm và dành một khoản nhỏ làm việc này, nhưng cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu” - Thầy Hùng chia sẻ.
Thầy Nguyễn Quang Hùng cũng cho biết thêm: "Hiện nay trong xã có 3 điểm trường: Trường mầm non, tiểu học và một trường trung học cơ sở. Thế nhưng, cả ba điểm trường đều rơi vào tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.
Mỗi tháng, anh chị em giáo viên tự phải góp tiền mua nước sạch với giá 100 nghìn đồng/khối. Mỗi tháng phải bơm 3-4 lần nước và cũng chi mất gần 2 triệu tiền nước trong khi không có chương trình hay dự án nào hỗ trợ việc cấp nước sạch cho nhà trường”.
Sau đây là một số hình ảnh đầy xót xa về khu nhà ở dành cho giáo viên của trường Tiểu học Huồi Tụ 1:
Theo lời kể của thầy Nguyễn Quang Hùng – Hiệu trưởng trường tiểu học Huồi Tụ 1, điểm trường này được biết đến là một điểm trường cách xa trung tâm huyện, có điều kiện cực kỳ khó khăn. Huồi Tụ là xã nghèo nhất trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Nghệ An, đa phần là người Mông, người Khơ Mú.
“Hiện tại trường tôi có 200 học sinh với 28 cán bộ giáo viên. Có học sinh nhà cách trường 7-8km nhưng ngày nào các em cũng đi bộ đi học. Bởi lẽ, bố mẹ đi làm nương rẫy có khi 2-4 ngày mới về, các em tự nấu cơm, tự lo cho bản thân sau mỗi buổi tan trường. Thầy cô cũng không thể giúp hết được vì nhà em nào cũng như thế.
Đó là chưa kể, nhiều giáo viên nhà cách trường 200km nên đành ở lại nhà tạm trú của trường và thực hiện công tác giảng dạy. Hiện nay, khu nhà tập thể dành cho giáo viên chính là do phụ huynh học sinh hỗ trợ. Người đóng góp vài ba tấm gỗ, người đóng góp chút tiền mua vài tấm bờ rô xi măng để lợp nên 6 phòng cho 14 giáo viên của nhà trường ở tạm.
Thế nhưng, điều đáng nói là 6 phòng học này được dựng nên từ năm 2000, chủ yếu bằng những tấm gỗ ghép lại, trải qua mưa nắng đã mục dần và hiện tại đang xuống cấp rất trầm trọng. Mỗi phòng có khoảng 12 mét vuông nhưng có đến 3 cô giáo ở.
Những tấm bờ rô xi măng trên những gian phòng này đã mục nát nên khi trời nắng lại tái diễn cảnh “màn trời chiếu đất”. Còn khi trời mưa thì dột khắp nơi.
Những tấm gỗ ghép lại xung quanh khu nhà ở cũng mục rữa dần, hiện nay các giáo viên phải dán giấy hoặc căng những tấm vải xung quanh để “phòng này không thể nhìn thấy phòng kia”. Những phòng học này chúng tôi cũng không dám đóng đinh để tu sửa vì sợ sẽ sập tất cả.
Hiện tại, nhiệt độ ở khu vực trường chúng tôi là 11 độ, trong phòng cũng như ngoài trời gió bắc vẫn cứ hun hút. Nhiều đêm nằm nghĩ thương giáo viên mà tôi không thể nào chợp mắt nổi.
Mỗi năm nhà trường cũng nhận được tiền ngân sách chi cho các hoạt động thường xuyên và chuyên môn, cho cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học của nhà trường chứ không có khoản nào chi cho việc tu sửa khu nhà ở cho giáo viên nên nhà trường phải tiết kiệm và dành một khoản nhỏ làm việc này, nhưng cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu” - Thầy Hùng chia sẻ.
Thầy Nguyễn Quang Hùng cũng cho biết thêm: "Hiện nay trong xã có 3 điểm trường: Trường mầm non, tiểu học và một trường trung học cơ sở. Thế nhưng, cả ba điểm trường đều rơi vào tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.
Mỗi tháng, anh chị em giáo viên tự phải góp tiền mua nước sạch với giá 100 nghìn đồng/khối. Mỗi tháng phải bơm 3-4 lần nước và cũng chi mất gần 2 triệu tiền nước trong khi không có chương trình hay dự án nào hỗ trợ việc cấp nước sạch cho nhà trường”.
Sau đây là một số hình ảnh đầy xót xa về khu nhà ở dành cho giáo viên của trường Tiểu học Huồi Tụ 1:
Những căn phòng của giáo viên đã đổ nát
Những tấm gỗ đã mục rũa
Con đường từ nhà tới trường của giáo viên
Học sinh trường Tiểu học Huồi Tụ 1 đi bộ tới trường
Thầy trò trường Tiểu học Huồi Tụ 1 phải tích trữ nước sạch
Tác giả bài viết: Hoàng Thanh
Nguồn tin: Báo Infonet
Nguồn tin: Báo Infonet