“Ông lão mù” với biệt tài sửa khóa và hát hay, đàn giỏi
- 15:21 11-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với túi đồ nghề khá đơn giản, “lão mù” Phan Văn Dương (SN 1938, trú xóm Long Sơn, xã Đức An, Đức Thọ), chưa chịu đầu hàng trước một loại khóa nào. Ngoài biệt tài sửa khóa, “lão” còn có nhiều tài lẻ khác như: chơi đàn bầu, đan lát, buôn bán...
Biệt tài sửa khóa
Chúng tôi đến nhà “lão mù” Phan Văn Dương vào buổi chiều tà. Trong căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vườn cây bạch đàn, người đàn ông lưng đã còng, đang cần mẫn mở từng ổ khóa. Lão chậm rãi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cuộc đời nhiều bất hạnh của mình: “Lúc 7 tuổi, tui mang căn bệnh lạ nhưng vì nhà quá nghèo, không có tiền đi bệnh viện chữa trị mà cứ lấy thuốc của các thầy lang trong vùng về uống nên mù cả 2 mắt. Khi lớn lên, tui nghĩ, mình phải kiếm được một nghề để nuôi sống bản thân. Nghĩ là làm, tui lên đường ra Bắc, lang thang khắp các tỉnh: Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội... nhưng vẫn không tìm được nghề gì phù hợp. Một hôm, ngồi uống nước, nghe người ta nói chuyện về việc sửa khóa hái ra tiền, tui chợt nghĩ, nghề này mình có thể làm được. Mang 2 ổ khóa nhờ họ sửa giùm, sau đó, tui lần theo vết người ta mở và mày mò sửa các ổ khóa khác. Thế rồi, cơ duyên với nghề sửa khóa đã vận vào mình lúc nào không hay. Nay tuy đã 79 tuổi, nhưng cái nghề tỉ mẩn này vẫn giúp tui nuôi cả gia đình”.
Chúng tôi đến nhà “lão mù” Phan Văn Dương vào buổi chiều tà. Trong căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vườn cây bạch đàn, người đàn ông lưng đã còng, đang cần mẫn mở từng ổ khóa. Lão chậm rãi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cuộc đời nhiều bất hạnh của mình: “Lúc 7 tuổi, tui mang căn bệnh lạ nhưng vì nhà quá nghèo, không có tiền đi bệnh viện chữa trị mà cứ lấy thuốc của các thầy lang trong vùng về uống nên mù cả 2 mắt. Khi lớn lên, tui nghĩ, mình phải kiếm được một nghề để nuôi sống bản thân. Nghĩ là làm, tui lên đường ra Bắc, lang thang khắp các tỉnh: Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội... nhưng vẫn không tìm được nghề gì phù hợp. Một hôm, ngồi uống nước, nghe người ta nói chuyện về việc sửa khóa hái ra tiền, tui chợt nghĩ, nghề này mình có thể làm được. Mang 2 ổ khóa nhờ họ sửa giùm, sau đó, tui lần theo vết người ta mở và mày mò sửa các ổ khóa khác. Thế rồi, cơ duyên với nghề sửa khóa đã vận vào mình lúc nào không hay. Nay tuy đã 79 tuổi, nhưng cái nghề tỉ mẩn này vẫn giúp tui nuôi cả gia đình”.
Hàng chục năm qua, “lão mù” Phan Văn Dương chưa đầu hàng trước bất kỳ ổ khóa nào.
Hơn 50 năm qua, dù đôi mắt không thể nhìn thấy, thế nhưng, lão chưa chịu khuất phục trước ổ khóa nào. Hằng ngày, bất kể nắng hay mưa, hễ ai đến gọi là lão lại cùng túi đồ nghề lọ mọ đến sửa bằng được ổ khóa cho khách. Mỗi lần sửa, lão chỉ thu 5-7 nghìn đồng, với loại khóa đắt tiền thì 10-15 nghìn đồng.
“Lão mù” Phan Văn Dương không chỉ giỏi nghề mở khóa, mà còn hát hay, đàn giỏi và đan lát cũng chẳng thua kém ai. Nhiều năm qua, ông vinh dự được nhận nhiều bằng khen của UBND tỉnh và Trung ương Hội Người mù Việt Nam.
Nhờ tài lẻ, lấy được vợ...
Khi chúng tôi thắc mắc về thông tin “lão mù” có rất nhiều mối tình, lão tủm tỉm, rồi “khoe”: “Có cả những cô gái là kế toán của nông trường cao su cơ đấy. Cũng nhờ cây đàn và mấy bài hát mà tui “cưa” đổ bà Thúy (bà Tạ Thị Thúy - vợ ông Dương – PV) đấy. Trong một lần đang vác đàn bầu cặm cụi đi qua làng bên cạnh để về nhà thì bỗng tui nghe giọng một người phụ nữ (mẹ bà Thúy) gọi: “Này anh kia đi đâu mà vội thế, vào đây tí đã, trời sắp mưa rồi kìa”. Tui liền theo người phụ nữ ấy vào nhà ngồi, với ý định tạnh mưa sẽ về. Khi vào nhà ngồi nói chuyện, người ấy bảo tui đánh một vài bài cho nghe. Tui liền cầm cây đàn lên rồi đánh mấy bài liền, không biết người phụ nữ thích cách tui nói chuyện hay là thích tui đánh đàn, mà sau khi đàn xong, bà ấy nói, tui có người con gái, chú muốn lấy, tui gả cho. Tui liền đáp ừ. Thế là từ đó tui thường xuyên qua nhà nói chuyện, rồi tui và bà Thúy nên duyên vợ chồng”.
Ông còn là người đánh đàn rất hay
Hạnh phúc đã mỉm cười khi bà Thúy sinh cho ông Dương những đứa con kháu khỉnh. Từ ngày có con, ông Dương vui hơn và đi xa sửa khóa nhiều hơn. Dù đói nghèo nhưng căn nhà nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười. Lúc rảnh rỗi, ông Dương ở nhà chăm con thay vợ, còn bà Thúy đảm đang việc đồng áng...
Tác giả bài viết: Anh Tấn
Nguồn tin: