Mua Thanh Long giá rẻ của Việt Nam, Trung Quốc bán cao gấp 10 lần!
- 13:44 11-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giá Thanh Long nông dân tỉnh Bình Thuận bán cho thương lái Trung Quốc giá là 400 USD/tấn, sau đó họ mang về khử trùng và tiếp tục phân loại Thanh Long, loại 1 xuất khẩu sang Nga với giá 4.500 USD/tấn; loại 2 bán sang Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc với giá khoảng từ 2.500 - 3.000 USD/tấn.
Thông tin này được đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra tại cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017 Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững diễn ra chiều qua (10/1) do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì.
“Thua” trên sân nhà?
Nói về đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đề cập tới việc đổi mới về giống, quy trình canh tác, đặc biệt là chế biến sản phẩm nông nghiệp… Tuy nhiên, những kết quả mà đại diện Bộ này nêu ra dường như không phải là điều được mong đợi.
Theo Bộ Khoa học Công nghệ, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố bản đồ giống lúa đã cho thấy “thất thoát” so với kế hoạch khoảng từ 15-17%, đây là tỷ lệ rất lớn. So với các nước trong khu vực như Thái Lan thì tỷ lệ thất thoát này chỉ khoảng 7%. Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bị thất thoát rất nhiều.
“Rõ ràng ở Việt Nam chế biến và giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp rất thấp, chúng ta không tận dụng được những lợi thế của mình, từ khâu giống đến khâu trồng, thu hoạch, chế biến và bán sản phẩm trên thị trường” - vị đại diện này khẳng định.
Được biết, trong thời gian vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tại các tỉnh nông thôn - miền núi, vùng dân tộc thiểu số; chương trình khác như ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp; phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao ở một số tỉnh… nhằm đưa ứng dụng và kết quả khoa học công nghệ giúp cho thay đổi cơ bản về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp…
Giá thấp đội sổ, rủi ro đổ lên đầu dân!
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ Thuật Nhà nước, người có nhiều đóng góp về nghiên cứu phát triển nông nghiệp nông thôn ĐBSCL: “Giá nông sản Đồng bằng Sông Cửu Long thấp, thậm chí là thấp “đội sổ” so với các nước. Nếu không tái cơ cấu nông nghiệp và liên kết vùng để tạo ra giá trị gia tăng thì ĐBSCL sẽ tụt hậu so với cả nước”.
Trăn trở về việc tìm cách thay đổi đời sống khó khăn của nông dân, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Lê Huy Ngọ - cho hay: “Phải tìm cách tạo ra một lớp nông dân mới có trình độ cao hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và môi trường sống, cùng đó phải tái cơ cấu lao động” - ông Lê Huy Ngọ nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho rằng: Cần đặt vấn đề nội hàm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp, nâng cao nhận thức phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao. Để đạt được mục tiêu này thì phương thức của tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
“Nâng cao giá trị gia tăng là phải làm sao để tăng được năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nông dân trong vùng. Cùng đó, cần có chính sách về thị trường đầu vào và đầu ra cho bà con. Hàng triệu người nông dân bán nông sản nhưng rất ít người mua, gần như thiệt hại về nông sản, rủi ro thị trường đều đổ lên đầu dân, trong khi doanh nghiệp chẳng phải chịu gì… Vì vậy cơ chế chính sách về thị trường phải làm sao tốt nhất cho bà con nông dân” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
“Thua” trên sân nhà?
Nói về đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đề cập tới việc đổi mới về giống, quy trình canh tác, đặc biệt là chế biến sản phẩm nông nghiệp… Tuy nhiên, những kết quả mà đại diện Bộ này nêu ra dường như không phải là điều được mong đợi.
Theo Bộ Khoa học Công nghệ, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố bản đồ giống lúa đã cho thấy “thất thoát” so với kế hoạch khoảng từ 15-17%, đây là tỷ lệ rất lớn. So với các nước trong khu vực như Thái Lan thì tỷ lệ thất thoát này chỉ khoảng 7%. Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bị thất thoát rất nhiều.
Được mùa rớt giá luôn là sự ám ảnh của người trồng trái cây Việt Nam (ảnh: Người lao động)
Về vấn đề giá sản phẩm nông nghiệp hầu như không có giá trị gia tăng, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ dẫn chứng về vùng trồng Thanh Long ở Bình Thuận: Báo cáo thị trường cho thấy, số lượng Thanh Long bán cho Trung Quốc mỗi năm chiếm khoảng 60-70% toàn thị trường. Giá Thanh Long nông dân tỉnh Bình Thuận bán cho thương lái Trung Quốc giá là 400 USD/tấn, sau đó họ mang về khử trùng và tiếp tục phân loại Thanh Long, loại 1 xuất khẩu sang Nga với giá 4.500 USD/tấn; loại 2 bán sang Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc với giá khoảng từ 2.500 - 3.000 USD/tấn; số còn lại bán ở thị trường Trung Quốc với giá 400 USD/tấn.“Rõ ràng ở Việt Nam chế biến và giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp rất thấp, chúng ta không tận dụng được những lợi thế của mình, từ khâu giống đến khâu trồng, thu hoạch, chế biến và bán sản phẩm trên thị trường” - vị đại diện này khẳng định.
Được biết, trong thời gian vừa qua Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tại các tỉnh nông thôn - miền núi, vùng dân tộc thiểu số; chương trình khác như ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp; phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao ở một số tỉnh… nhằm đưa ứng dụng và kết quả khoa học công nghệ giúp cho thay đổi cơ bản về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp…
Giá thấp đội sổ, rủi ro đổ lên đầu dân!
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và chuyên gia nông nghiệp GS.TS Nguyễn Ngọc Trân trao đổi về nông sản
Giá nông sản thấp, sản phẩm nông nghiệp không có giá trị gia tăng là câu chuyện dài hơi đã được nhắc tới nhiều lần. Cách đây không lâu, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng đã tổ chức một Hội nghị chuyên đề để bàn về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và kế hoạch hợp tác liên kết phát triển bền vững vùng Đồng Tháp Mười.Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Trân - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ Thuật Nhà nước, người có nhiều đóng góp về nghiên cứu phát triển nông nghiệp nông thôn ĐBSCL: “Giá nông sản Đồng bằng Sông Cửu Long thấp, thậm chí là thấp “đội sổ” so với các nước. Nếu không tái cơ cấu nông nghiệp và liên kết vùng để tạo ra giá trị gia tăng thì ĐBSCL sẽ tụt hậu so với cả nước”.
Trăn trở về việc tìm cách thay đổi đời sống khó khăn của nông dân, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Lê Huy Ngọ - cho hay: “Phải tìm cách tạo ra một lớp nông dân mới có trình độ cao hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm và môi trường sống, cùng đó phải tái cơ cấu lao động” - ông Lê Huy Ngọ nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho rằng: Cần đặt vấn đề nội hàm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp, nâng cao nhận thức phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao. Để đạt được mục tiêu này thì phương thức của tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
“Nâng cao giá trị gia tăng là phải làm sao để tăng được năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nông dân trong vùng. Cùng đó, cần có chính sách về thị trường đầu vào và đầu ra cho bà con. Hàng triệu người nông dân bán nông sản nhưng rất ít người mua, gần như thiệt hại về nông sản, rủi ro thị trường đều đổ lên đầu dân, trong khi doanh nghiệp chẳng phải chịu gì… Vì vậy cơ chế chính sách về thị trường phải làm sao tốt nhất cho bà con nông dân” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Tác giả bài viết: Châu Như Quỳnh
Nguồn tin: