Nghi án người đàn ông tự thiêu ở thành cổ Nghệ An: Tự tìm đến cái chết để trốn án tù?
- 07:15 11-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chị nạn nhân cho biết, trưa trước đó một ngày, người em nói với chị: “Ta ăn bữa cơm chung để thi hành án”. Nghĩ rằng em trai đang nợ án tù, đợt này quyết đi trả án để sống thanh thản, người chị không có ý kiến gì. Không ngờ đó là câu nói ám chỉ cho cái chết đã được chuẩn bị sẵn của người đàn ông này.
►Phát hiện thi thể cháy đen ở cổng thành cổ Vinh
Đang thi hành án tù giam về tội buôn ma túy, nhưng vì mắc căn bệnh HIV giai đoạn cuối nên ông Thiết được người nhà bảo lãnh đưa về chăm sóc. Vợ đã lấy người đàn ông khác, người con duy nhất đã tự vẫn nên ông Thiết đành phải tá túc nhà chị gái.
Hàng ngày, ông quanh quẩn trong nhà, thi thoảng phụ giúp chị dọn gánh hàng bán đồ ăn đêm. Bất ngờ, gia đình phát hiện thi thể ông Thiết chết cháy ở cổng thành cổ Vinh.
Từ cuộc sống hiện tại, cộng với nội dung bức thư tuyệt mệnh, mọi người cho rằng ông Thiết tự thiêu và phần nào đoán được lý do quyên sinh của người đàn ông bất hạnh.
Bữa cơm chung trước khi “thi hành án”
Khoảng 5h ngày 2/1, một số người dân đi qua khu vực cổng thành cổ (thuộc khối 5, phường Cửa Nam, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) bàng hoàng phát hiện thi thể một người đàn ông chết cháy. Sự việc lập tức được trình báo đến cơ quan chức năng.
Nhận được thông tin, cơ quan điều tra Công an TP Vinh đã có mặt bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Tại hiện trường, thi thể nạn nhân bị cháy đen, người được cột chặt vào chiếc trụ sắt nơi cổng thành cổ. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Thiết (SN 1956, ngụ phường Vinh Tân, TP Vinh). Sau khi tiến hành các thủ tục khám nghiệm tử thi, thi thể nạn nhân trên được bàn giao cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Sửu (SN 1948, chị gái nạn nhân) buồn rầu cho biết, khoảng hơn 14h cùng ngày, thi thể em trai bà được anh em họ hàng đưa ra Thanh Hóa hỏa thiêu, sau đó tro cốt sẽ được an táng ở quê nhà. “Nó chọn cách ra đi quá đau đớn. Ra đi mà không một lời từ biệt người thân, anh em họ hàng. Đau xót quá”, bà Sửu khóc thương em trai.
Bà Sửu kể về em trai
Người phụ nữ này cho biết thêm, trưa trước đó một ngày, người em có nói chuyện với chị rằng: “Ta ăn bữa cơm chung để thi hành án”. Nghĩ rằng em trai đang nợ án tù, đợt này quyết đi trả án để sống thanh thản nên bà Sửu không có ý kiến gì. Người chị không ngờ đó là câu nói ám chỉ cho cái chết đã được chuẩn bị sẵn của ông Thiết.
Theo lời bà Sửu, khoảng 22h ngày 1/1, ông Thiết vẫn cùng chị gái đẩy xe chở gánh hàng đồ ăn đêm ra khu vực cổng thành để bán. Đến khoảng 22h, ông Thiết chào chị ra về với nội dung: “Có lẽ lát nữa tui không ra nữa mô ả (đâu chị)”.
“Nghĩ nó đang mệt do sốt, ốm mấy ngày, tôi liền bảo về nhà trước mà nghỉ ngơi. Nhưng, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ sau, khi tôi đang đẩy xe hàng trở về thì lại thấy nó lọc cọc đạp xe ra. Sau đó, hai chị em cùng nhau đẩy xe thồ về nhà rồi nghỉ ngơi”, bà Sửu kể lại sự việc.
Trong căn nhà nhỏ, mẹ con bà Sửu ngủ phía trong, còn ông Thiết trải tấm nệm nằm nghỉ ở gian nhà khách. Đến chừng 5h sáng 2/1, con gái của bà Sửu bỗng thức dậy thì không thấy cậu đâu. Kiểm tra kỹ chiếc bàn đặt gần đó, mọi người thấy số tiền 500 nghìn đồng và chiếc điện thoại được đặt ngay ngắn trên bàn. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, họ vội chia nhau đi tìm, nhưng không thấy ông Thiết.
Đang lúc hoảng loạn, gia đình bà Sửu nhận được tin báo có người phát hiện một thi thể đàn ông cháy đen ở khu vực cổng thành. Linh cảm đó là em trai, bà Sửu tất tưởi chạy đến xem xét tình hình và sững người khi nhận ra đó không ai khác là em trai mình.
Cũng tại hiện trường, cơ quan chức năng nhận định thi thể nạn nhân được quấn trong chiếc chăn, cột chặt vào chiếc trụ sắt nơi cổng thành. Khám nghiệm xung quanh hiện trường, lực lượng chức năng tìm thấy tờ giấy được cho là lá thư tuyệt mệnh của nạn nhân để lại.
Theo những người dân sống gần đó, chừng 3h sáng, họ có thấy đám lửa bốc lên ở vị trí tìm thấy người đàn ông được cho là tự thiêu, nhưng nghĩ do nhân viên vệ sinh đốt rác nên không ai để ý. Chỉ đến sáng hôm sau, khi phát hiện ra sự việc, họ mới chợt nhớ lại đám cháy lúc rạng sáng.
Căn nhà của người chị, nơi ông Thiết tá túc lúc còn sống
Cuộc đời buồn
Nói về nội dung bức thư được cho là của em trai mình, bà Sửu cho biết: “Trong lá thư ấy, nó chủ yếu nói về hoàn cảnh khó khăn của bản thân. Vợ bỏ, bản thân đang mang án tù, lại bị bệnh hiểm nghèo, đau ốm liên miên nên sợ không trả được án nợ. Bước đường cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân và gia đình. Đồng thời thể hiện mong ước của mình”.
Người nhà không muốn khám nghiệm tử thi nạn nhân, nhưng cơ quan chức năng đã tiến hành đầy đủ các thủ tục, trước khi bàn giao cho gia đình về mai táng.
Theo lời kể của bà Sửu, em trai bà từng có thời gian ngồi tù tại một trại giam ở tỉnh Thanh Hóa với tội buôn ma túy. “Từ con nghiện, nó chuyển sang buôn bán ma túy nên bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sau đó, em trai tôi bị pháp luật xử mức án 7 năm tù giam. Khi sắp thi hành án xong, nó tiếp tục bị tăng án vì có hành vi gây gổ, đánh nhau trong nhà tù. Do vậy, đến nay vẫn đang còn nợ án”, bà Sửu buồn rầu kể về hành trình tù tội của em trai.
Điều khiến người phụ nữ này buồn hơn là khi em trai ngồi tù, vợ ông Thiết cũng dứt áo ra đi. “Em tôi ngồi tù được thời gian thì mợ ấy đem đơn ly hôn vào tận nhà giam. Sau đó, mợ ấy đã lấy người đàn ông khác. Điều đó càng khiến cho em tôi buồn rầu, chán nản hơn”, bà Sửu cho biết.
Không lâu sau chuyện buồn đó, gia đình này tiếp tục phải chịu cú sốc khác. Người con chung duy nhất của vợ chồng ông Thiết đã chọn cách kết thúc cuộc đời bằng việc nhảy cầu tự vẫn. Theo lời bà Sửu, nguyên nhân là vì buồn chán chuyện gia đình, bố ngồi tù, mẹ đi theo người đàn ông khác.
Cách đây 4 năm, sau khi phát hiện bị HIV giai đoạn cuối, ông Thiết được người thân bảo lãnh về quê chữa trị. Do không có nơi trú ngụ nên người đàn ông này đành phải tá túc nhà chị gái là bà Sửu.
Thương em trai đang mắc căn bệnh thế kỷ, bị người đời e dè, bà Sửu chấp nhận cưu mang người em lầm lỡ. Không những lo cơm ăn hàng ngày, người chị còn mua thuốc đặc trị cho em trai nhằm duy trì sức khỏe.
Bà Sửu cho hay: “Từ ngày được tạm ra tù, nó biết thân phận mình nên không phá phách như lúc xưa. Hàng ngày, phụ giúp tôi công việc buôn bán gánh hàng rong. Khi nào cần tiền nó lại xin chị chứ không làm càn. Thấy em trai thay đổi tính nết, tôi mừng lắm. Nghĩ rằng dù bệnh tật khiến nó không thể sống lâu được nữa, nhưng chị em có nhau như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi. Vậy mà nó ra đi mà không một lời từ biệt”.
Theo tâm nguyện lúc còn sống, thi thể của người đàn ông đó được hỏa táng, sau đó đem về quê nhà chôn cất. Không đủ sức để chứng kiến cảnh tượng đau lòng, bà Sửu không trực tiếp cùng em trai đi nốt “chặng đường cuối”. Thay vào đó, người thực hiện công việc ấy là các con của bà.
Vừa lập bàn thờ cho em trai, bà Sửu chua xót: “Tôi biết, nó là đứa bị dính án, không được mọi người kính nể khi ở trần gian, chỉ mong rằng, khi đã ra đi, đứa em của tôi sẽ không còn vướng bận điều gì”.
Ông Nguyễn Đức Phúc, Trưởng khối 1, phường Cửa Nam cho hay, ông Nguyễn Văn Thiết vốn không phải là công dân tại khối 1. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, sau khi đi tù về ông ấy đến sinh sống cùng chị gái. Gia đình cũng đã trình báo lên chính quyền về vấn đề tạm trú của ông Thiết.
Người dân quyên góp tiền giúp gia đình mai táng nạn nhân
Từ đó đến nay, địa phương chưa thấy ông Thiết vi phạm các vấn đề liên quan đến pháp luật. Còn về cuộc sống hàng ngày, do ông đang mắc căn bệnh thế kỷ nên ít tiếp xúc với hàng xóm và ít nói, trầm tính.
Ông Phúc cho biết, trước tình cảnh khốn khó của nạn nhân, sau khi phát hiện ra sự việc, chính quyền địa phương và những người dân sống gần đó đã đứng ra quyên góp được hơn 4 triệu đồng giúp gia đình lo các chi phí mai táng.
“Dù ông ấy không phải là công dân của khối, nhưng với hoàn cảnh quá khó khăn, bi kịch như vậy, người dân đã thể hiện tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận” chia buồn với gia đình”, ông Phúc nói.
Hiện trường phát hiện thi thể nạn nhân
Đang thi hành án tù giam về tội buôn ma túy, nhưng vì mắc căn bệnh HIV giai đoạn cuối nên ông Thiết được người nhà bảo lãnh đưa về chăm sóc. Vợ đã lấy người đàn ông khác, người con duy nhất đã tự vẫn nên ông Thiết đành phải tá túc nhà chị gái.
Hàng ngày, ông quanh quẩn trong nhà, thi thoảng phụ giúp chị dọn gánh hàng bán đồ ăn đêm. Bất ngờ, gia đình phát hiện thi thể ông Thiết chết cháy ở cổng thành cổ Vinh.
Từ cuộc sống hiện tại, cộng với nội dung bức thư tuyệt mệnh, mọi người cho rằng ông Thiết tự thiêu và phần nào đoán được lý do quyên sinh của người đàn ông bất hạnh.
Bữa cơm chung trước khi “thi hành án”
Khoảng 5h ngày 2/1, một số người dân đi qua khu vực cổng thành cổ (thuộc khối 5, phường Cửa Nam, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) bàng hoàng phát hiện thi thể một người đàn ông chết cháy. Sự việc lập tức được trình báo đến cơ quan chức năng.
Nhận được thông tin, cơ quan điều tra Công an TP Vinh đã có mặt bảo vệ hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Tại hiện trường, thi thể nạn nhân bị cháy đen, người được cột chặt vào chiếc trụ sắt nơi cổng thành cổ. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Thiết (SN 1956, ngụ phường Vinh Tân, TP Vinh). Sau khi tiến hành các thủ tục khám nghiệm tử thi, thi thể nạn nhân trên được bàn giao cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Sửu (SN 1948, chị gái nạn nhân) buồn rầu cho biết, khoảng hơn 14h cùng ngày, thi thể em trai bà được anh em họ hàng đưa ra Thanh Hóa hỏa thiêu, sau đó tro cốt sẽ được an táng ở quê nhà. “Nó chọn cách ra đi quá đau đớn. Ra đi mà không một lời từ biệt người thân, anh em họ hàng. Đau xót quá”, bà Sửu khóc thương em trai.
Bà Sửu kể về em trai
Người phụ nữ này cho biết thêm, trưa trước đó một ngày, người em có nói chuyện với chị rằng: “Ta ăn bữa cơm chung để thi hành án”. Nghĩ rằng em trai đang nợ án tù, đợt này quyết đi trả án để sống thanh thản nên bà Sửu không có ý kiến gì. Người chị không ngờ đó là câu nói ám chỉ cho cái chết đã được chuẩn bị sẵn của ông Thiết.
Theo lời bà Sửu, khoảng 22h ngày 1/1, ông Thiết vẫn cùng chị gái đẩy xe chở gánh hàng đồ ăn đêm ra khu vực cổng thành để bán. Đến khoảng 22h, ông Thiết chào chị ra về với nội dung: “Có lẽ lát nữa tui không ra nữa mô ả (đâu chị)”.
“Nghĩ nó đang mệt do sốt, ốm mấy ngày, tôi liền bảo về nhà trước mà nghỉ ngơi. Nhưng, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ sau, khi tôi đang đẩy xe hàng trở về thì lại thấy nó lọc cọc đạp xe ra. Sau đó, hai chị em cùng nhau đẩy xe thồ về nhà rồi nghỉ ngơi”, bà Sửu kể lại sự việc.
Trong căn nhà nhỏ, mẹ con bà Sửu ngủ phía trong, còn ông Thiết trải tấm nệm nằm nghỉ ở gian nhà khách. Đến chừng 5h sáng 2/1, con gái của bà Sửu bỗng thức dậy thì không thấy cậu đâu. Kiểm tra kỹ chiếc bàn đặt gần đó, mọi người thấy số tiền 500 nghìn đồng và chiếc điện thoại được đặt ngay ngắn trên bàn. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, họ vội chia nhau đi tìm, nhưng không thấy ông Thiết.
Đang lúc hoảng loạn, gia đình bà Sửu nhận được tin báo có người phát hiện một thi thể đàn ông cháy đen ở khu vực cổng thành. Linh cảm đó là em trai, bà Sửu tất tưởi chạy đến xem xét tình hình và sững người khi nhận ra đó không ai khác là em trai mình.
Cũng tại hiện trường, cơ quan chức năng nhận định thi thể nạn nhân được quấn trong chiếc chăn, cột chặt vào chiếc trụ sắt nơi cổng thành. Khám nghiệm xung quanh hiện trường, lực lượng chức năng tìm thấy tờ giấy được cho là lá thư tuyệt mệnh của nạn nhân để lại.
Theo những người dân sống gần đó, chừng 3h sáng, họ có thấy đám lửa bốc lên ở vị trí tìm thấy người đàn ông được cho là tự thiêu, nhưng nghĩ do nhân viên vệ sinh đốt rác nên không ai để ý. Chỉ đến sáng hôm sau, khi phát hiện ra sự việc, họ mới chợt nhớ lại đám cháy lúc rạng sáng.
Căn nhà của người chị, nơi ông Thiết tá túc lúc còn sống
Cuộc đời buồn
Nói về nội dung bức thư được cho là của em trai mình, bà Sửu cho biết: “Trong lá thư ấy, nó chủ yếu nói về hoàn cảnh khó khăn của bản thân. Vợ bỏ, bản thân đang mang án tù, lại bị bệnh hiểm nghèo, đau ốm liên miên nên sợ không trả được án nợ. Bước đường cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân và gia đình. Đồng thời thể hiện mong ước của mình”.
Người nhà không muốn khám nghiệm tử thi nạn nhân, nhưng cơ quan chức năng đã tiến hành đầy đủ các thủ tục, trước khi bàn giao cho gia đình về mai táng.
Theo lời kể của bà Sửu, em trai bà từng có thời gian ngồi tù tại một trại giam ở tỉnh Thanh Hóa với tội buôn ma túy. “Từ con nghiện, nó chuyển sang buôn bán ma túy nên bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sau đó, em trai tôi bị pháp luật xử mức án 7 năm tù giam. Khi sắp thi hành án xong, nó tiếp tục bị tăng án vì có hành vi gây gổ, đánh nhau trong nhà tù. Do vậy, đến nay vẫn đang còn nợ án”, bà Sửu buồn rầu kể về hành trình tù tội của em trai.
Điều khiến người phụ nữ này buồn hơn là khi em trai ngồi tù, vợ ông Thiết cũng dứt áo ra đi. “Em tôi ngồi tù được thời gian thì mợ ấy đem đơn ly hôn vào tận nhà giam. Sau đó, mợ ấy đã lấy người đàn ông khác. Điều đó càng khiến cho em tôi buồn rầu, chán nản hơn”, bà Sửu cho biết.
Không lâu sau chuyện buồn đó, gia đình này tiếp tục phải chịu cú sốc khác. Người con chung duy nhất của vợ chồng ông Thiết đã chọn cách kết thúc cuộc đời bằng việc nhảy cầu tự vẫn. Theo lời bà Sửu, nguyên nhân là vì buồn chán chuyện gia đình, bố ngồi tù, mẹ đi theo người đàn ông khác.
Cách đây 4 năm, sau khi phát hiện bị HIV giai đoạn cuối, ông Thiết được người thân bảo lãnh về quê chữa trị. Do không có nơi trú ngụ nên người đàn ông này đành phải tá túc nhà chị gái là bà Sửu.
Thương em trai đang mắc căn bệnh thế kỷ, bị người đời e dè, bà Sửu chấp nhận cưu mang người em lầm lỡ. Không những lo cơm ăn hàng ngày, người chị còn mua thuốc đặc trị cho em trai nhằm duy trì sức khỏe.
Bà Sửu cho hay: “Từ ngày được tạm ra tù, nó biết thân phận mình nên không phá phách như lúc xưa. Hàng ngày, phụ giúp tôi công việc buôn bán gánh hàng rong. Khi nào cần tiền nó lại xin chị chứ không làm càn. Thấy em trai thay đổi tính nết, tôi mừng lắm. Nghĩ rằng dù bệnh tật khiến nó không thể sống lâu được nữa, nhưng chị em có nhau như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi. Vậy mà nó ra đi mà không một lời từ biệt”.
Theo tâm nguyện lúc còn sống, thi thể của người đàn ông đó được hỏa táng, sau đó đem về quê nhà chôn cất. Không đủ sức để chứng kiến cảnh tượng đau lòng, bà Sửu không trực tiếp cùng em trai đi nốt “chặng đường cuối”. Thay vào đó, người thực hiện công việc ấy là các con của bà.
Vừa lập bàn thờ cho em trai, bà Sửu chua xót: “Tôi biết, nó là đứa bị dính án, không được mọi người kính nể khi ở trần gian, chỉ mong rằng, khi đã ra đi, đứa em của tôi sẽ không còn vướng bận điều gì”.
Ông Nguyễn Đức Phúc, Trưởng khối 1, phường Cửa Nam cho hay, ông Nguyễn Văn Thiết vốn không phải là công dân tại khối 1. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, sau khi đi tù về ông ấy đến sinh sống cùng chị gái. Gia đình cũng đã trình báo lên chính quyền về vấn đề tạm trú của ông Thiết.
Người dân quyên góp tiền giúp gia đình mai táng nạn nhân
Từ đó đến nay, địa phương chưa thấy ông Thiết vi phạm các vấn đề liên quan đến pháp luật. Còn về cuộc sống hàng ngày, do ông đang mắc căn bệnh thế kỷ nên ít tiếp xúc với hàng xóm và ít nói, trầm tính.
Ông Phúc cho biết, trước tình cảnh khốn khó của nạn nhân, sau khi phát hiện ra sự việc, chính quyền địa phương và những người dân sống gần đó đã đứng ra quyên góp được hơn 4 triệu đồng giúp gia đình lo các chi phí mai táng.
“Dù ông ấy không phải là công dân của khối, nhưng với hoàn cảnh quá khó khăn, bi kịch như vậy, người dân đã thể hiện tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận” chia buồn với gia đình”, ông Phúc nói.
Tác giả bài viết: Long Trần
Nguồn tin: