Mùa đông "nóng" bất thường, hàng chống lạnh ế ẩm, dân buôn méo mặt
- 07:47 10-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Năm ngoái tầm giờ tôi đã nhập được từ 6 - 10 đơn hàng điện tử chống lạnh gồm các loại sưởi dầu, sưởi diện, quạt, túi sưởi... nhưng năm nay mới nhập chỉ được 2 đơn là đã bán rất oải", một chủ cửa hàng điện lạnh than thở. Đây là tình trạng chung của các cửa hàng bán đồ điện lạnh mùa đông năm nay.
"Năm ngoái tầm giờ tôi đã nhập được từ 6 - 10 đơn hàng điện tử chống lạnh gồm các loại sưởi dầu, sưởi diện, quạt, túi sưởi... nhưng năm nay mới nhập chỉ được 2 đơn là đã bán rất oải. Dù giá các loại mặt hàng được giảm sâu, bán hòa vốn thậm chí nhiều mặt hàng cắt lỗ nhưng vẫn không có khách". Đó là chia sẻ của chị Vũ Thu Ngân, chủ cơ sở điện lạnh dân dụng trên phố Giảng Võ về doanh thu bán hàng điện dân dụng chống lạnh, giữ nhiệt đã và đang giảm sút thê thảm khi đối diện với một mùa đông ấm lạ thường như năm nay.
Đây cũng là tình cảnh chung của rất nhiều cửa hàng, trung tâm điện máy, siêu thị điện máy chuyên bán đồ điện giữ nhiệt, chống lạnh tại Hà Nội, bởi khác với mọi năm, mùa đông ấm năm nay khiến nhiều chủ cơ sở kinh doanh gặp khó.
Tại của hàng điện máy phố Cát Linh, chị Phương, chủ một cơ sở kinh doanh chuyên cung ứng, phân phối các thiết bị sưởi nhập khẩu cho hay: "Đơn hàng lẻ chỉ đạt 30% năm ngoái, còn bán buôn thì cũng chỉ đạt 40%. Kinh doanh mặt hàng điện tử chống lạnh năm nay coi như thua trắng", chị Phương buồn bã nói.
Chị này cho biết: "Đầu thu, chớm đông các tổng đại lý thường đặt và ôm lượng hàng lớn cả tỷ đồng để cung ứng cho khách. Như năm ngoái, hàng còn không có để bán, các loại sưởi dầu, sưởi điện, thiết bị hong khô đồ cho trẻ em bán rất chạy nhưng năm nay, hàng nhập về nhiều nhưng đơn đặt hàng giảm rõ rệt, đến thời điểm này, doanh thu và lợi nhuận giảm hơn 70% so với mọi năm, kênh phân phối lẻ coi như chết hẳn".
"Năm trước, doanh thu hàng chống lạnh như máy sưởi dầu luôn bán chạy và hết hàng, nhưng năm nay mặt hàng này tồn tại hầu hết các chi nhánh. Giá năm ngoái có tăng 15 - 20% nhưng năm nay, hàng ế, giá giảm không có khách", nhân viên tên Linh cho hay.
Nếu năm ngoái, sưởi và các loại đồ giữ ấm là trung tâm của các kế hoạch marketing, giảm giá, tri ân khách hàng, thì kế hoạch năm nay hoàn toàn thay đổi. Đồ chống lạnh cũng không còn được kê tại chính luồng hàng nữa nữa, các loại máy sưởi, điều hòa hai chiều được đẩy sâu vào bên trong để nhường cho các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh và đồ điện dân dụng khác.
Mùa đông năm ngoái, rất nhiều người kinh doanh "trúng quả" vì thời tiết rét đậm, rét hại. Nhưng nhiều người không ôm hàng sớm tỏ ra khá tiếc nuối hàng đặt về ít, lúc thời tiết rét đậm hàng không có để bán, khi nhập về thì đã hết rét.
Đây cũng là tình cảnh chung của rất nhiều cửa hàng, trung tâm điện máy, siêu thị điện máy chuyên bán đồ điện giữ nhiệt, chống lạnh tại Hà Nội, bởi khác với mọi năm, mùa đông ấm năm nay khiến nhiều chủ cơ sở kinh doanh gặp khó.
Loại đèn nhà tắm này có giá 1,3 triệu đồng nhưng giá hiện giảm còn 900.000 đồng cộng kèm nhiều quà tặng nhưng vẫn ế khách
Theo chia sẻ của phần nhiều hộ kinh doanh, do không có đợt không khí lạnh nào dưới 10 độ C như năm 2015 và 2014 do đó những kế hoạch kinh doanh của nhiều cơ sở đảo lộn. Thông thường như mọi năm, sau Noel là sẽ rét đậm, rét sâu. Hai năm trước, nhiệt độ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc luôn giữ từ 8 - 15 đô C trong gần cả tháng trời. Tuy nhiên, năm nay hoàn toàn khác hẳn, nền nhiệt độ trên 26 - 30 độ C, khiến các loại thiết bị điều hòa hai chiều, sưởi "đứng quầy không".Tại của hàng điện máy phố Cát Linh, chị Phương, chủ một cơ sở kinh doanh chuyên cung ứng, phân phối các thiết bị sưởi nhập khẩu cho hay: "Đơn hàng lẻ chỉ đạt 30% năm ngoái, còn bán buôn thì cũng chỉ đạt 40%. Kinh doanh mặt hàng điện tử chống lạnh năm nay coi như thua trắng", chị Phương buồn bã nói.
Chị này cho biết: "Đầu thu, chớm đông các tổng đại lý thường đặt và ôm lượng hàng lớn cả tỷ đồng để cung ứng cho khách. Như năm ngoái, hàng còn không có để bán, các loại sưởi dầu, sưởi điện, thiết bị hong khô đồ cho trẻ em bán rất chạy nhưng năm nay, hàng nhập về nhiều nhưng đơn đặt hàng giảm rõ rệt, đến thời điểm này, doanh thu và lợi nhuận giảm hơn 70% so với mọi năm, kênh phân phối lẻ coi như chết hẳn".
Tại các cửa hàng điện máy, đồ gia dụng, các thiết bị sưởi cũng giảm giá mạnh, hàng chất đống
Cửa hàng chuyên doanh, phân phối lớn là vậy, còn ở siêu thị điện máy thì sao, theo Linh nhân viên bán hàng điện máy của một siêu thị lớn trên đường Láng (Q. Đống Đa, Hà Nội), mùa đông nắng ấm khác thường, khiến cho kế hoạch kinh doanh hàng điện lạnh bị thay đổi hoàn toàn."Năm trước, doanh thu hàng chống lạnh như máy sưởi dầu luôn bán chạy và hết hàng, nhưng năm nay mặt hàng này tồn tại hầu hết các chi nhánh. Giá năm ngoái có tăng 15 - 20% nhưng năm nay, hàng ế, giá giảm không có khách", nhân viên tên Linh cho hay.
Nếu năm ngoái, sưởi và các loại đồ giữ ấm là trung tâm của các kế hoạch marketing, giảm giá, tri ân khách hàng, thì kế hoạch năm nay hoàn toàn thay đổi. Đồ chống lạnh cũng không còn được kê tại chính luồng hàng nữa nữa, các loại máy sưởi, điều hòa hai chiều được đẩy sâu vào bên trong để nhường cho các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh và đồ điện dân dụng khác.
Giá giảm sâu hơn 30% nhưng các cơ sở vẫn không thể bán loại hàng mùa vụ này
Theo một nhân viên siêu thị điện máy khác, nếu như năm ngoái khan hiếm hàng chống lạnh, chống rét là cơ hội cho các siêu thị, cửa hàng trữ hàng, tăng giá thì năm nay, nhiều siêu thị không thể sử dụng cách này được. Giá hàng chống lạnh giảm kịch trần, bán lẻ siêu thị giá tương tự như bán buôn ở các cửa hàng phân phối lớn, cộng kèm với quà tặng, song vẫn không có khách mua.Mùa đông năm ngoái, rất nhiều người kinh doanh "trúng quả" vì thời tiết rét đậm, rét hại. Nhưng nhiều người không ôm hàng sớm tỏ ra khá tiếc nuối hàng đặt về ít, lúc thời tiết rét đậm hàng không có để bán, khi nhập về thì đã hết rét.
Các loại sưởi thanh, sưởi dầu 9 thanh và 12 thanh năm ngoái có giá rất cao từ 3 triệu, nâng dần đến 4 - 5 triệu đồng/máy. Năm nay giá giảm sâu, cộng kèm với quà tặng, nhưng rất ế ẩm.
"Kinh doanh các mặt hàng theo thời tiết rất nhạy cảm, được ăn cả, ngã về không và cũng may hơn khôn. Nếu chủ hàng nào ôm nhiều thì lãi dày, còn không có vốn, chỉ vài đợt hàng, mỗi đợt mấy chiếc thì không ăn thua. Còn năm nay, nếu các nhà ôm vào nhiều thì cũng khóc dở, mếu dở vì hàng đặt rồi, không thể bán thì buộc phải để lại sang năm. Nhà nào vay ngân hàng, lãi ngoài kinh doanh thì buộc phải xé lẻ, bán lấy vốn để trả nợ", chị Minh (chủ cơ sở kinh doanh hàng điện lạnh tại Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm) cho hay.Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: