Cấm bán gà vịt sống, cấm giết mổ gia cầm tại chợ?
- 07:19 10-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ Công Thương đang tiến hành lấy ý kiến về bản dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về chợ kinh doanh thực phẩm. Trong đó, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chí đánh giá về chợ kinh doanh thực phẩm để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm tại chợ. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các chợ kinh doanh thực phẩm nằm trong quy hoạch (trừ chợ nổi trên sông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong số các quy định, một vấn đề đáng chú ý là dự thảo của Bộ Công thương đưa ra yêu cầu không bày bán gia súc, gia cầm sống chưa giết mổ tại chợ; không giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ.
Yêu cầu về kết cấu của chợ, dự thảo quy định: Chợ kinh doanh thực phẩm phải được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm. Ngoài ra, chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác…
Ngoài ra, dự thảo cũng có các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường.
Dự thảo của Bộ Công Thương cũng đưa ra yêu cầu đối với chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ.
Theo đó, chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ, dự thảo của Bộ Công Thương yêu cầu có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ phải “được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến, kinh doanh hoặc có cam kết với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (theo quy định)”
Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, dự thảo yêu cầu các loại sản phẩm động vật bày bán được đóng dấu/tem kiểm soát giết mổ và/hoặc có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Ngoài ra, bày bán sản phẩm động vật phải cao cách mặt đất ít nhất 70cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại.
Dự thảo của Bộ Công Thương cũng nêu rõ không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm; làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán bằng nước sạch.
Còn cơ sở kinh doanh rau, củ, quả tại chợ phải cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chợ không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả; Có trang thiết bị bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; không bày bán rau, củ, quả trên mặt sàn chợ.
Yêu cầu về kết cấu của chợ, dự thảo quy định: Chợ kinh doanh thực phẩm phải được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, bảo đảm thời gian sử dụng tối thiểu là 5 năm. Ngoài ra, chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác…
Ngoài ra, dự thảo cũng có các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, hệ thống chiếu sáng, vệ sinh môi trường.
Dự thảo của Bộ Công Thương cũng đưa ra yêu cầu đối với chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ.
Theo đó, chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
Lấy ý kiến việc không được bán gà vịt sống ở chợ thực phẩm.
“Đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm được cấy phân (để tìm sinh vật trong phân có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và bệnh tật - PV) và có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện”, dự thảo quy định rõ.Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ, dự thảo của Bộ Công Thương yêu cầu có biển hiệu ghi rõ tên mặt hàng kinh doanh; họ và tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ phải “được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến, kinh doanh hoặc có cam kết với cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (theo quy định)”
Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, dự thảo yêu cầu các loại sản phẩm động vật bày bán được đóng dấu/tem kiểm soát giết mổ và/hoặc có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Ngoài ra, bày bán sản phẩm động vật phải cao cách mặt đất ít nhất 70cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh và khử trùng; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại.
Dự thảo của Bộ Công Thương cũng nêu rõ không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm; làm sạch và khử trùng trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc và chứa đựng sản phẩm động vật trước và sau khi bán bằng nước sạch.
Còn cơ sở kinh doanh rau, củ, quả tại chợ phải cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chợ không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm (không có trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để bảo quản rau, củ, quả; Có trang thiết bị bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; không bày bán rau, củ, quả trên mặt sàn chợ.
Theo giải thích tại dự thảo, chợ kinh doanh thực phẩm (Food Market) được hiểu là chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu của khu vực dân cư trong đó số cơ sở kinh doanh thực phẩm chiếm từ 50% tổng số cơ sở kinh doanh cố định tại chợ trở lên. |
Trao đổi với PV.VietNamNet, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương cho hay, tiêu chuẩn này chỉ có tính chất khuyến khích áp dụng. “Cần phân biệt rõ quy chuẩn và tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn là để khuyến khích các tổ chức cá nhân áp dụng. Quy chuẩn quốc gia là ban hành, áp dụng ngay, không thì sẽ phải đóng cửa”, đại diện Bộ Công Thương giải thích. Như vậy, tiêu chuẩn về kinh doanh thực phẩm trong chợ truyền thống chỉ mang tính khuyến khích, nhằm đảm bảo kinh doanh sạch sẽ, an toàn hơn với người tiêu dùng, không cấm đoán việc bán thịt, gà sống và không cấm giết mổ gia súc, gia cầm tại chợ. |
Tác giả bài viết: Lương Bằng
Nguồn tin: