Rộng cửa vào Đại học sẽ "đánh đố'' trường Cao đẳng, Trung cấp
- 15:56 09-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngay khi Bộ GD và ĐT đưa ra dự thảo bỏ điểm sàn và không giới hạn nguyện vọng đăng ký xét tuyển Đại học, bên cạnh sự e ngại về chất lượng giáo dục đại học thì các chuyên gia giáo dục, đại diện các trường Cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh tỏ ra lo lắng về sự phát triển của hệ thống trường cao đẳng - trung cấp, cũng như chính sách phân luồng giáo dục hướng nghiệp.
Trường trung cấp Việt Anh – một trong số rất ít trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, hiện vẫn tuyển đủ thậm chí là vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, theo ban giám hiệu nhà trường, nếu dự thảo bỏ điểm sàn và không giới hạn đăng ký xét tuyển đại học được thông qua thì không chỉ trung cấp Việt Anh mà các trường trung cấp, cao đẳng khác trên địa bàn cũng sẽ khó khăn trong tuyển sinh năm nay.
Theo ông Phan Huy Hoàng – Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt- Anh, nếu mấy điểm cũng vào được đại học cả thì sức hút của trường đại học sẽ lớn hơn, đặc biệt xã hội ta vẫn còn nặng tôn sùng về bằng cấp. Trong gia đình và bản thân học sinh đều muốn có bằng đại học, còn học xong có việc hay không lại là chuyện khác. Tôi nghĩ rằng, các chủ trương đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các trường trung cấp và cao đẳng.
Vài năm gần đây, phụ huynh, học sinh đã dần thay đổi nhận thức “Đại học là con đường lập thân duy nhất” mà chuyển sang học nghề. Đơn cử năm 2016, Nghệ An có đến hơn 40% (khoảng 13 nghìn học sinh) tốt nghiệp trung học phổ thông không đăng ký vào đại học. Tuy nhiên, nếu bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn), rất có thể, năm 2017, học sinh ồ ạt đăng ký vào đại học. Điều này đồng nghĩa với chất lượng giáo dục đại học và chủ trương phân luồng khó có thể đạt kết quả tốt.
Ông Nguyễn Duy Nam– Hiệu trưởng trường CĐ nghề KT-CN Việt Nam-Hàn Quốc nhận định: Việc bỏ điểm sàn sẽ có nhược điểm là không phân cấp được trình độ người học. Thứ hai là những người học không có năng lực vào đại học nhưng vẫn lầm tưởng mình vào được làm cho người ta ảo tưởng và chất lượng đào tạo đại học lại là vấn đề.
Ông Phau Huy Hoàng – Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt – Anh lí giải: Ở nước ngoài, thả đầu vào, siết đầu ra là người ta dạy ra dạy, học ra học, người ta rất có ý thức trong việc học, còn thực tế ở Việt Nam chưa đạt được điều đó. Làm công tác quản lý giáo dục, tôi thấy rất là xót. Trường bây giờ rất khát học sinh, có thể nói có người vào là quý rồi, cho nên siết đầu vào là các em bỏ, nên vẫn cứ phải thả thôi.
Rộng cửa đầu vào, siết chặt đầu ra là xu hướng phát triển chung của giáo dục bậc ĐH nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH còn những bất cập và chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ. Vì vậy, khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo bỏ điểm sàn, không giới hạn nguyện vọng đang dấy lên sự lo lắng về chất lượng của bậc học quan trọng này, về sự phát triển của các trường Cao đẳng, Trung cấp cũng như chủ trương phân luồng giáo dục hướng nghiệp.
Nếu dự thảo bỏ điểm sàn được thông qua, cánh cửa vào Đại học sẽ rộng mở đối với nhiều học sinh tốt nghiệp THPT
Theo ông Phan Huy Hoàng – Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt- Anh, nếu mấy điểm cũng vào được đại học cả thì sức hút của trường đại học sẽ lớn hơn, đặc biệt xã hội ta vẫn còn nặng tôn sùng về bằng cấp. Trong gia đình và bản thân học sinh đều muốn có bằng đại học, còn học xong có việc hay không lại là chuyện khác. Tôi nghĩ rằng, các chủ trương đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các trường trung cấp và cao đẳng.
Cánh cửa vào Đại học càng rộng thì các trường CĐ, Trung cấp nghề sẽ phải gặp khó trong công tác tuyển sinh
Vài năm gần đây, phụ huynh, học sinh đã dần thay đổi nhận thức “Đại học là con đường lập thân duy nhất” mà chuyển sang học nghề. Đơn cử năm 2016, Nghệ An có đến hơn 40% (khoảng 13 nghìn học sinh) tốt nghiệp trung học phổ thông không đăng ký vào đại học. Tuy nhiên, nếu bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn), rất có thể, năm 2017, học sinh ồ ạt đăng ký vào đại học. Điều này đồng nghĩa với chất lượng giáo dục đại học và chủ trương phân luồng khó có thể đạt kết quả tốt.
Những năm qua, nhiều học sinh đã tìm đến các trường nghề để dễ dàng có việc làm sau khi ra trường (Trong ảnh, lớp học trang điểm tại trường Cao đẳng nghề KT-CN Việt Nam -Hàn Quốc)
Ông Nguyễn Duy Nam– Hiệu trưởng trường CĐ nghề KT-CN Việt Nam-Hàn Quốc nhận định: Việc bỏ điểm sàn sẽ có nhược điểm là không phân cấp được trình độ người học. Thứ hai là những người học không có năng lực vào đại học nhưng vẫn lầm tưởng mình vào được làm cho người ta ảo tưởng và chất lượng đào tạo đại học lại là vấn đề.
Ông Phau Huy Hoàng – Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt – Anh lí giải: Ở nước ngoài, thả đầu vào, siết đầu ra là người ta dạy ra dạy, học ra học, người ta rất có ý thức trong việc học, còn thực tế ở Việt Nam chưa đạt được điều đó. Làm công tác quản lý giáo dục, tôi thấy rất là xót. Trường bây giờ rất khát học sinh, có thể nói có người vào là quý rồi, cho nên siết đầu vào là các em bỏ, nên vẫn cứ phải thả thôi.
Mở đầu vào, siết đầu ra làm dấy lên sự lo lắng về chất lượng của bậc học ĐH và về sự phát triển của các trường Cao đẳng, Trung cấp cũng như chủ trương phân luồng giáo dục hướng nghiệp
Rộng cửa đầu vào, siết chặt đầu ra là xu hướng phát triển chung của giáo dục bậc ĐH nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH còn những bất cập và chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ. Vì vậy, khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo bỏ điểm sàn, không giới hạn nguyện vọng đang dấy lên sự lo lắng về chất lượng của bậc học quan trọng này, về sự phát triển của các trường Cao đẳng, Trung cấp cũng như chủ trương phân luồng giáo dục hướng nghiệp.
Tác giả bài viết: Thu Hiền – Ngọc Mai
Nguồn tin: