Thanh Bùi: 'Con tôi sẽ không tham gia các cuộc thi tài năng'
- 08:12 09-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thanh Bùi quan niệm các cuộc thi truyền hình thực tế chỉ quan tâm đến rating, quảng cáo, xem thí sinh như công cụ kinh doanh. Do đó, anh không muốn con và các học trò tham gia.
Thanh Bùi là người khá kín tiếng trong chuyện riêng tư. Thời điểm bà xã Huệ Vân mang song thai cho đến khi hạ sinh hai cậu con trai, tác giả Tình về nơi đâu đều im hơi lặng tiếng. Mới đây, anh lần đầu tiên có chia sẻ về những tình yêu lớn nhất của cuộc đời mình với Zing.vn.
Evan Lê ở Việt Nam sẽ rất khó để phát triển
- Mới đây, theo lời mời của anh, thần đồng piano 5 tuổi Evan Lê và gia đình về Việt Nam tham gia một số chương trình. Cơ duyên nào giúp anh có thể thuyết phục họ thành công?
- Hai năm trước khi ở Mỹ, tôi được một người bạn giới thiệu nhất định phải gặp cậu bé Evan, mới 3 tuổi nhưng đánh đàn rất hay. Tôi vốn có tâm huyết tìm kiếm những tài năng để đào tạo nên quyết định chạy xe mấy tiếng đồng hồ để có thể tìm đến nhà Evan.
Lần đầu tiên gặp gỡ, tôi chứng kiến hình ảnh cậu bé lướt những ngón tay nhỏ trên đàn piano để chơi một bản nhạc cổ điển mà trước đó khi mười mấy tuổi tôi mới học xong cách đàn. Lúc đó, tôi vô cùng ngạc nhiên và ngỏ ý muốn mời bé về Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó bố mẹ em từ chối vì con trai còn quá nhỏ. Tôi luôn nghĩ mình và gia đình Evan có một cái duyên được quen biết nhau trước khi cậu bé nổi tiếng.
Đến năm 2016, Evan được cả thế giới biết đến sau khi tham gia chương trình Little Big Shot. Khi tôi thực hiện đêm nhạc gây quỹ Trịnh Công Sơn và ngỏ ý với gia đình về việc mời Evan, bố của em là anh Quốc lập tức trả lời tôi qua email rằng: “Đây là niềm tự hào của gia đình chúng tôi”.
Trùng hợp lúc này Evan đang tập bài Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tiếp xúc với gia đình cậu bé, tôi thấy điều tuyệt vời chính là bố mẹ Evan luôn muốn cống hiến gì đó cho Việt Nam. Và hiện tại, chúng tôi vẫn tìm hướng để Evan có thể làm điều lớn hơn cho quê hương.
- Chắc là không (cười). Tôi thấy môi trường và cách giáo dục rất quan trọng. Bố mẹ của Evan không hề làm việc trong nghệ thuật. Tuy nhiên họ xác định dùng âm nhạc để xây dựng con người của Evan, giúp cậu bé thêm tự tin, kết nối từ trái tim đến trái tim. Còn ở Việt Nam, đa số các phụ huynh vẫn có tư tưởng khi con cái có tài năng mới nghĩ đến việc đưa các em đến trung tâm.
- Bố mẹ Evan từng từ chối nhiều lời mời vì không muốn bé xuất hiện nhiều trong các show. Là một người làm việc với các tài năng nhí, anh nghĩ sao về quan điểm này?
- Quan điểm này rất giống tư tưởng của tôi, sau khi làm huấn luyện viên The Voice Kids tôi tuyên bố rằng không muốn con mình tham gia những cuộc thi tương tự.
Tôi không thích các nhà sản xuất xem các em như dụng cụ kinh doanh, như vậy là không "fairplay". Người tổ chức chỉ cần biết rating, tiền quảng cáo cao hay không mà thôi. Hình thức đó chỉ là cách tính toán trước mắt, không xây dựng được cốt lõi.
Vợ làm được thì tôi cũng làm được
- Anh có mơ ước con mình lớn lên sẽ trở thành thần đồng âm nhạc?
- Ước mơ của tôi là hai con sẽ trở thành thần đồng trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhiều người nghĩ tôi làm công việc liên quan đến âm nhạc nên muốn con phải đi theo con đường này, riêng tôi lại không muốn tạo cho con mình cảm giác phải làm bất cứ điều gì cho người khác, kể cả cha mẹ. Với vai trò người cha, tôi muốn con mình tiếp cận hết mọi thứ như học toán học hát, đàn, vẽ,. thể dục… Từ đó, hai đứa sẽ tự tìm tòi thấy đam mê. Tôi và bà xã sẽ tạo mọi cơ hội để con mình phát triển khả năng.
Tuy nhiên, tôi sẽ cho con học nhạc trước khi tròn 6 tháng tuổi, trước cả khi làm quen với con chữ. Mỗi sáng thức dậy, tôi không chỉ nói “good morning con” mà hát ngân nga “good moring to you”. Nghe vậy, hai bé lắc lư người theo và cười rất tươi, chứng tỏ chúng cảm và phản xạ được với âm nhạc. Khi bé khóc, tôi mở nhạc lên thì cả hai nín ngay.
Học trò của tôi tại trường Soul đều học rất giỏi về các môn tự nhiên như toán, lý, cờ vua, giành được học bổng đi nước ngoài. Khoa học cũng chứng minh âm nhạc kích thích trí sáng tạo và logic .
- Anh thường cho bé nghe những thể loại nhạc gì?
- Nhạc Việt có, nhạc không không lời cũng có. Tôi thấy tại Việt Nam, nhiều người không có sự cởi mở. Người thích rock thì chê nhạc pop, người thích pop thì không nghe RnB. Với tôi, dòng nhạc nào cũng có cái hay của nó. Không có gì hay hơn, chất hơn các khác mà quan trọng tùy gu của mỗi người.
Tôi muốn con mình phải có trái tim rộng rãi, không chỉ sống cho bản thân mà phải sống cho mọi người xung quanh.
- Công việc là cuộc sống của tôi mỗi ngày, không có chuyện thứ 2 đi làm đến thứ 7, chủ nhật thì nghỉ ngơi. Những chuyện đang làm, tôi sẽ không ngủ cho đến khi hoàn tất. May mắn là Vân rất là hiểu và tôn trọng lựa chọn của tôi.
Dù vậy, tôi vẫn làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha, mỗi sáng và tối đều tự tay cho các con bú. Suy nghĩ như vậy sẽ mệt cho mình nhưng lại thấy vui. Một ngày tôi chỉ ngủ 4-5 tiếng nhưng khi vào công việc lại rất tỉnh táo. Bà xã của tôi cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ lao động nên chúng tôi luôn thông cảm nhau. Nói chung, chúng tôi đang tận hưởng từng giây phút cuộc đời.
- Là một người có nhiều công việc ngoài xã hội, anh san sẻ công việc với vợ ra sao?
- Phụ nữ hay đàn ông cũng là con người, nếu vợ làm được thì tôi cũng làm được. Nhân viên của tôi đa phần cũng là phụ nữ, tôi thấy họ không có sĩ diện như đàn ông, việc gì cũng có thể bắt tay vào làm. Trong khi những người đàn ông đôi khi có suy nghĩ đó là việc của phụ nữ nên ngại. Tôi không sợ chết, chỉ sợ mình là người vô dụng.
Con tôi khi lớn lên sẽ ở Việt Nam
- Điều thay đổi lớn nhất của anh khi làm bố gì?
- Không thay đổi gì hết. Vợ chồng tôi từ trước đến nay nếu có gì chưa hài lòng về nhau sẽ nói thẳng để cùng tìm hướng giải quyết lập tức. Vì vậy, chưa bao giờ tôi ngủ dậy mà cảm thấy nặng nề.
Tôi hay nói với Vân rằng: “Nếu em còn yêu anh thì trước nhất hãy sống vì em chứ đừng vì anh hay hai con, hãy làm điều mình thích, đừng vì những thứ khác”. Tôi mừng vì bà xã biết chăm lo cho bản thân, như vậy cũng là thể hiện sự tôn trọng với bản thân.
- Hai con trai của anh sinh ra trong gia đình gia thế, anh có sợ khi lớn lên chúng sẽ dễ ỷ lại?
- Tôi muốn con mình lớn lên như bao đứa trẻ khác. Điều làm nên nhân cách một con người chủ yếu là cách giáo dục. Nếu con tôi muốn thứ gì đó, tôi sẽ dạy cho chúng phải cố gắng đạt được chứ gia đình không nuông chiều.
Tối nào, tôi cũng nói với con câu “Những gì con làm dù nhỏ nhất đều phải xuất phát từ tình thương lớn nhất” dù cả hai vẫn chưa hiểu. Ví dụ như khi đánh răng, con phải dùng tình thương lớn nhất cho mỗi cái răng hay ăn phải ăn hết từng hạt gạo, không được bỏ thừa. Cách tôi đánh giá con người cũng không phải họ giàu hay không, mà qua cách đối xử, tôn trọng người khác. Số phận mỗi người khác nhau nên tôi muốn con hiểu được điều đó.
- Mẹ, mẹ vợ và vợ tôi sinh ra ở Việt Nam, con tôi cũng sinh ra là người Việt Nam thì phải sống ở đây. Tôi chỉ đặt tên cho con Bùi Trương Kiến An và Bùi Trương Khả An chứ không có tên Mỹ. Như tôi là Thanh Bùi chứ không phải John Bùi và tôi tự hào với tên cha mẹ sinh ra đặt cho mình.
- Viên mãn trong sự nghiệp lẫn tình cảm, anh hiện còn mong ước điều gì?
- Nhiều sức khoẻ và tạo dựng thị trường âm nhạc nghệ thuật mới, để cho phụ huynh thấy được con cái mình ai cũng được học âm nhạc. Tôi đang tìm cách tạo ra nhiều sân chơi để phụ huynh có thể đưa con em đến gần với âm nhạc một cách đúng đắn chứ không phải qua con đường scandal.
Tôi muốn người Việt Nam mình có tự hào với cái mình có, chứ không phải “copy” hay “đạo nhạc”. Tôi nhớ mãi cảm giác tự hào và nổi da gà khi Evan đàn bài Diễm xưa. Tôi hy vọng khi lớn lên, Evan sẽ là Đặng Thái Sơn thứ hai của Việt Nam.
Evan Lê ở Việt Nam sẽ rất khó để phát triển
- Mới đây, theo lời mời của anh, thần đồng piano 5 tuổi Evan Lê và gia đình về Việt Nam tham gia một số chương trình. Cơ duyên nào giúp anh có thể thuyết phục họ thành công?
- Hai năm trước khi ở Mỹ, tôi được một người bạn giới thiệu nhất định phải gặp cậu bé Evan, mới 3 tuổi nhưng đánh đàn rất hay. Tôi vốn có tâm huyết tìm kiếm những tài năng để đào tạo nên quyết định chạy xe mấy tiếng đồng hồ để có thể tìm đến nhà Evan.
Lần đầu tiên gặp gỡ, tôi chứng kiến hình ảnh cậu bé lướt những ngón tay nhỏ trên đàn piano để chơi một bản nhạc cổ điển mà trước đó khi mười mấy tuổi tôi mới học xong cách đàn. Lúc đó, tôi vô cùng ngạc nhiên và ngỏ ý muốn mời bé về Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó bố mẹ em từ chối vì con trai còn quá nhỏ. Tôi luôn nghĩ mình và gia đình Evan có một cái duyên được quen biết nhau trước khi cậu bé nổi tiếng.
Đến năm 2016, Evan được cả thế giới biết đến sau khi tham gia chương trình Little Big Shot. Khi tôi thực hiện đêm nhạc gây quỹ Trịnh Công Sơn và ngỏ ý với gia đình về việc mời Evan, bố của em là anh Quốc lập tức trả lời tôi qua email rằng: “Đây là niềm tự hào của gia đình chúng tôi”.
Trùng hợp lúc này Evan đang tập bài Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tiếp xúc với gia đình cậu bé, tôi thấy điều tuyệt vời chính là bố mẹ Evan luôn muốn cống hiến gì đó cho Việt Nam. Và hiện tại, chúng tôi vẫn tìm hướng để Evan có thể làm điều lớn hơn cho quê hương.
Thanh Bùi trò chuyện cùng Evan Lê trong đêm nhạc gây quỹ Trịnh Công Sơn tổ chức vào tháng 12/2016. Ảnh: NVCC.
- Nếu Evan Lê sinh ra ở Việt Nam, anh có nghĩ tài năng của em có thể được phát triển như vậy?- Chắc là không (cười). Tôi thấy môi trường và cách giáo dục rất quan trọng. Bố mẹ của Evan không hề làm việc trong nghệ thuật. Tuy nhiên họ xác định dùng âm nhạc để xây dựng con người của Evan, giúp cậu bé thêm tự tin, kết nối từ trái tim đến trái tim. Còn ở Việt Nam, đa số các phụ huynh vẫn có tư tưởng khi con cái có tài năng mới nghĩ đến việc đưa các em đến trung tâm.
- Bố mẹ Evan từng từ chối nhiều lời mời vì không muốn bé xuất hiện nhiều trong các show. Là một người làm việc với các tài năng nhí, anh nghĩ sao về quan điểm này?
- Quan điểm này rất giống tư tưởng của tôi, sau khi làm huấn luyện viên The Voice Kids tôi tuyên bố rằng không muốn con mình tham gia những cuộc thi tương tự.
Tôi không thích các nhà sản xuất xem các em như dụng cụ kinh doanh, như vậy là không "fairplay". Người tổ chức chỉ cần biết rating, tiền quảng cáo cao hay không mà thôi. Hình thức đó chỉ là cách tính toán trước mắt, không xây dựng được cốt lõi.
Vợ làm được thì tôi cũng làm được
- Anh có mơ ước con mình lớn lên sẽ trở thành thần đồng âm nhạc?
- Ước mơ của tôi là hai con sẽ trở thành thần đồng trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhiều người nghĩ tôi làm công việc liên quan đến âm nhạc nên muốn con phải đi theo con đường này, riêng tôi lại không muốn tạo cho con mình cảm giác phải làm bất cứ điều gì cho người khác, kể cả cha mẹ. Với vai trò người cha, tôi muốn con mình tiếp cận hết mọi thứ như học toán học hát, đàn, vẽ,. thể dục… Từ đó, hai đứa sẽ tự tìm tòi thấy đam mê. Tôi và bà xã sẽ tạo mọi cơ hội để con mình phát triển khả năng.
Tuy nhiên, tôi sẽ cho con học nhạc trước khi tròn 6 tháng tuổi, trước cả khi làm quen với con chữ. Mỗi sáng thức dậy, tôi không chỉ nói “good morning con” mà hát ngân nga “good moring to you”. Nghe vậy, hai bé lắc lư người theo và cười rất tươi, chứng tỏ chúng cảm và phản xạ được với âm nhạc. Khi bé khóc, tôi mở nhạc lên thì cả hai nín ngay.
Học trò của tôi tại trường Soul đều học rất giỏi về các môn tự nhiên như toán, lý, cờ vua, giành được học bổng đi nước ngoài. Khoa học cũng chứng minh âm nhạc kích thích trí sáng tạo và logic .
- Anh thường cho bé nghe những thể loại nhạc gì?
- Nhạc Việt có, nhạc không không lời cũng có. Tôi thấy tại Việt Nam, nhiều người không có sự cởi mở. Người thích rock thì chê nhạc pop, người thích pop thì không nghe RnB. Với tôi, dòng nhạc nào cũng có cái hay của nó. Không có gì hay hơn, chất hơn các khác mà quan trọng tùy gu của mỗi người.
Tôi muốn con mình phải có trái tim rộng rãi, không chỉ sống cho bản thân mà phải sống cho mọi người xung quanh.
Thanh Bùi và bà xã Huệ Vân đón chào cặp sinh đôi vào tháng 10/2016. Ảnh: NVCC.
- Anh cân bằng hai khía cạnh công việc và gia đình như thế nào?- Công việc là cuộc sống của tôi mỗi ngày, không có chuyện thứ 2 đi làm đến thứ 7, chủ nhật thì nghỉ ngơi. Những chuyện đang làm, tôi sẽ không ngủ cho đến khi hoàn tất. May mắn là Vân rất là hiểu và tôn trọng lựa chọn của tôi.
Dù vậy, tôi vẫn làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha, mỗi sáng và tối đều tự tay cho các con bú. Suy nghĩ như vậy sẽ mệt cho mình nhưng lại thấy vui. Một ngày tôi chỉ ngủ 4-5 tiếng nhưng khi vào công việc lại rất tỉnh táo. Bà xã của tôi cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ lao động nên chúng tôi luôn thông cảm nhau. Nói chung, chúng tôi đang tận hưởng từng giây phút cuộc đời.
- Là một người có nhiều công việc ngoài xã hội, anh san sẻ công việc với vợ ra sao?
- Phụ nữ hay đàn ông cũng là con người, nếu vợ làm được thì tôi cũng làm được. Nhân viên của tôi đa phần cũng là phụ nữ, tôi thấy họ không có sĩ diện như đàn ông, việc gì cũng có thể bắt tay vào làm. Trong khi những người đàn ông đôi khi có suy nghĩ đó là việc của phụ nữ nên ngại. Tôi không sợ chết, chỉ sợ mình là người vô dụng.
Con tôi khi lớn lên sẽ ở Việt Nam
- Điều thay đổi lớn nhất của anh khi làm bố gì?
- Không thay đổi gì hết. Vợ chồng tôi từ trước đến nay nếu có gì chưa hài lòng về nhau sẽ nói thẳng để cùng tìm hướng giải quyết lập tức. Vì vậy, chưa bao giờ tôi ngủ dậy mà cảm thấy nặng nề.
Tôi hay nói với Vân rằng: “Nếu em còn yêu anh thì trước nhất hãy sống vì em chứ đừng vì anh hay hai con, hãy làm điều mình thích, đừng vì những thứ khác”. Tôi mừng vì bà xã biết chăm lo cho bản thân, như vậy cũng là thể hiện sự tôn trọng với bản thân.
- Hai con trai của anh sinh ra trong gia đình gia thế, anh có sợ khi lớn lên chúng sẽ dễ ỷ lại?
- Tôi muốn con mình lớn lên như bao đứa trẻ khác. Điều làm nên nhân cách một con người chủ yếu là cách giáo dục. Nếu con tôi muốn thứ gì đó, tôi sẽ dạy cho chúng phải cố gắng đạt được chứ gia đình không nuông chiều.
Tối nào, tôi cũng nói với con câu “Những gì con làm dù nhỏ nhất đều phải xuất phát từ tình thương lớn nhất” dù cả hai vẫn chưa hiểu. Ví dụ như khi đánh răng, con phải dùng tình thương lớn nhất cho mỗi cái răng hay ăn phải ăn hết từng hạt gạo, không được bỏ thừa. Cách tôi đánh giá con người cũng không phải họ giàu hay không, mà qua cách đối xử, tôn trọng người khác. Số phận mỗi người khác nhau nên tôi muốn con hiểu được điều đó.
" Tôi muốn con mình lớn lên như một đứa trẻ bình thường". Ảnh: NVCC.
- Nhiều gia đình có điều kiện thường cho con ra nước ngoài sống từ bé. Anh có ý định này??- Mẹ, mẹ vợ và vợ tôi sinh ra ở Việt Nam, con tôi cũng sinh ra là người Việt Nam thì phải sống ở đây. Tôi chỉ đặt tên cho con Bùi Trương Kiến An và Bùi Trương Khả An chứ không có tên Mỹ. Như tôi là Thanh Bùi chứ không phải John Bùi và tôi tự hào với tên cha mẹ sinh ra đặt cho mình.
- Viên mãn trong sự nghiệp lẫn tình cảm, anh hiện còn mong ước điều gì?
- Nhiều sức khoẻ và tạo dựng thị trường âm nhạc nghệ thuật mới, để cho phụ huynh thấy được con cái mình ai cũng được học âm nhạc. Tôi đang tìm cách tạo ra nhiều sân chơi để phụ huynh có thể đưa con em đến gần với âm nhạc một cách đúng đắn chứ không phải qua con đường scandal.
Tôi muốn người Việt Nam mình có tự hào với cái mình có, chứ không phải “copy” hay “đạo nhạc”. Tôi nhớ mãi cảm giác tự hào và nổi da gà khi Evan đàn bài Diễm xưa. Tôi hy vọng khi lớn lên, Evan sẽ là Đặng Thái Sơn thứ hai của Việt Nam.
Tác giả bài viết: Phương Giang
Nguồn tin: