Nơi bé gái bị ép lấy chồng bằng tuổi ông nội
- 14:09 07-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổ chức bảo vệ trẻ em của Anh cảnh báo chiến tranh và đói nghèo đang làm gia tăng đáng kể tình trạng bé gái bị ép kết hôn với đàn ông lớn tuổi tại nhiều quốc gia châu Phi và Trung Đông.
Theo ước tính của tổ chức phi chính phủ Save the Children có mạng lưới tại hơn 120 quốc gia và trụ sở tại Anh, trong năm 2017, mỗi ngày sẽ có hơn 12.000 trẻ gái dưới 15 tuổi trở thành cô dâu nhí, bước vào cuộc sống nô lệ tình dục, bị đánh đập, mang thai và chết khi sinh nở.
Khadra, 16 tuổi, bế con gái hai tháng tuổi trong nhà ở Somalia. Theo tổ chức Save the Children, chiến tranh và đói nghèo đã làm gia tăng số lượng các vụ bé gái kết hôn với đàn ông lớn tuổi, vì gia đình không thể bảo vệ hoặc nuôi sống các em.
Trong ảnh là Aisha, bị ép lấy chồng khi mới 13 tuổi. Bị chồng đánh đập, em bỏ trốn, quay về sống cùng gia đình ở Somalia, mang theo con gái hai tuổi Rayan.
Nhiều bé gái bị các nhóm phiến quân Hồi giáo bắt cóc và ép lấy chồng, sau khi sát hại cả gia đình em. Các nhân viên xã hội người Anh đã làm việc tại nhiều quốc gia như Afghanistan, Nigeria, Yeman, thu thập số liệu về nạn bạo hành gia đình, cưỡng bức và hãm hiếp trẻ gái.
Trong đó, một bé gái 6 tuổi đã bị bán làm vợ cho một người đàn ông hơn mình 40 tuổi để đổi lấy một con dê ở Afghanistan, hay một cô dâu nhí 8 tuổi ở Yemen chết vì chảy máu sau trong đêm tân hôn khi bị ông "chồng" hơn 50 tuổi cưỡng bức.
Trong ảnh là Sahar, người Syria. Em mới 13 tuổi khi bị ép lấy một thanh niên 20 tuổi ở Lebanon và đẻ con vào năm sau. Sahar nói mặc dù sống hạnh phúc với chồng, nhưng thực tế giúp em thay đổi quan niệm về hôn nhân, tin rằng phụ nữ nên đợi ít nhất tới 20 tuổi mới kết hôn.
Afrah, mới 16 tuổi khi phải lấy chồng vì gia đình không đủ tiền nuôi em. Sau khi lấy chồng, em thường xuyên bị chồng đánh đập vì nghi ngờ không còn trinh trắng. Hắn còn cho em dùng thuốc phiện và đe dọa nếu dám tiết lộ, bố mẹ Afrah sẽ tự tay giết em.
"Cứ mỗi 7 giây trên thế giới lại có một bé gái lấy chồng. Bằng thời gian bạn ăn một miếng rau mầm, một đứa trẻ, giống như con gái, em gái, họ hàng hoặc cháu gái bạn, phải lập gia đình. Đa số là kết hôn trái ý muốn với một người xa lạ nhiều hơn ít nhất 10 tuổi", Kirsty McNeill, Giám đốc chương trình bảo vệ trẻ em của tổ chức cho biết.
"Các em bị phân biệt đối xử, bị bạo hành cả về thể chất và tinh thần, bị gia đình và cộng đồng bỏ rơi. Cô dâu nhí mang thai, cơ thể chưa sẵn sàng cho việc sinh nở. Vì thế, sinh đẻ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai cho trẻ gái vị thành niên".
Tasnim, 16 tuổi, người Syria, sống cùng chồng ở Lebanon. Bố em sắp xếp cuộc hôn nhân với một người đồng hương ở Lebanon. Tasnim đang làm bài thi ở trường thì phải chụp ảnh gửi cho chồng tương lai. Sau đó, em tới Lebanon cùng bố mẹ để làm lễ đính hôn. Em kết hôn cuối năm ngoái. Bố mẹ em quay về Syria sau khi con gái lấy chồng.
Tổ chức Save the Children xếp hạng 144 quốc gia có môi trường sống lý tưởng cho trẻ em và phụ nữ theo các tiêu chí: tình trạng tảo hôn, tỷ lệ trẻ được đi học, trẻ mang thai, tỷ lệ tử vong khi sinh nở và số lượng nghị sĩ nữ. Kết quả, những nước đứng cuối bảng xếp hạng là Nigeria, Cộng hòa Chad, Cộng hòa Trung Phi, Mali và Somalia. Những nước đầu bảng là Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Bỉ.
Halima, 17 tuổi, bị ép kết hôn khi mới 15 tuổi. Em chạy trốn sau khi thường xuyên bị chồng đánh đập và mơ ước được đi học lại.
Cộng đồng quốc tế đã cam kết chấm dứt nạn tảo hôn trước năm 2030 nhưng nếu xu thế này vẫn tiếp diễn, số trẻ gái tảo hôn sẽ tăng từ hơn 700 triệu hiện nay lên khoảng 950 triệu năm 2030 và 1,2 tỷ năm 2050.
Các cơ quan quốc tế thừa nhận khó khăn lớn trong công tác chấm dứt nạn tảo hôn là truyền thống văn hóa tảo hôn đã tồn tại hàng thế kỷ tại nhiều quốc gia. Ví dụ như tại Yemen, nơi 25% số thiếu nữ lấy chồng trước 15 tuổi theo truyền thống vì người dân cho rằng cô dâu trẻ dễ dạy bảo thành một người vợ ngoan ngoãn, biết vâng lời, đẻ được nhiều con hơn và tránh xa cám dỗ từ sớm. Chính phủ nước này từng quy định tuổi kết hôn tối thiểu là 15 nhưng quốc hội đã bãi bỏ năm 1990, nói rằng phụ huynh có quyền quyết định cho con gái lấy chồng.
McNeill cho rằng tảo hôn đã ăn sâu vào quy ước xã hội, muốn thay đổi nó, phải tăng cường tác động vào cộng đồng như các nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc các nhóm vì phụ nữ.
Khadra, 16 tuổi, bế con gái hai tháng tuổi trong nhà ở Somalia. Theo tổ chức Save the Children, chiến tranh và đói nghèo đã làm gia tăng số lượng các vụ bé gái kết hôn với đàn ông lớn tuổi, vì gia đình không thể bảo vệ hoặc nuôi sống các em.
Trong ảnh là Aisha, bị ép lấy chồng khi mới 13 tuổi. Bị chồng đánh đập, em bỏ trốn, quay về sống cùng gia đình ở Somalia, mang theo con gái hai tuổi Rayan.
Nhiều bé gái bị các nhóm phiến quân Hồi giáo bắt cóc và ép lấy chồng, sau khi sát hại cả gia đình em. Các nhân viên xã hội người Anh đã làm việc tại nhiều quốc gia như Afghanistan, Nigeria, Yeman, thu thập số liệu về nạn bạo hành gia đình, cưỡng bức và hãm hiếp trẻ gái.
Trong đó, một bé gái 6 tuổi đã bị bán làm vợ cho một người đàn ông hơn mình 40 tuổi để đổi lấy một con dê ở Afghanistan, hay một cô dâu nhí 8 tuổi ở Yemen chết vì chảy máu sau trong đêm tân hôn khi bị ông "chồng" hơn 50 tuổi cưỡng bức.
Trong ảnh là Sahar, người Syria. Em mới 13 tuổi khi bị ép lấy một thanh niên 20 tuổi ở Lebanon và đẻ con vào năm sau. Sahar nói mặc dù sống hạnh phúc với chồng, nhưng thực tế giúp em thay đổi quan niệm về hôn nhân, tin rằng phụ nữ nên đợi ít nhất tới 20 tuổi mới kết hôn.
Afrah, mới 16 tuổi khi phải lấy chồng vì gia đình không đủ tiền nuôi em. Sau khi lấy chồng, em thường xuyên bị chồng đánh đập vì nghi ngờ không còn trinh trắng. Hắn còn cho em dùng thuốc phiện và đe dọa nếu dám tiết lộ, bố mẹ Afrah sẽ tự tay giết em.
"Cứ mỗi 7 giây trên thế giới lại có một bé gái lấy chồng. Bằng thời gian bạn ăn một miếng rau mầm, một đứa trẻ, giống như con gái, em gái, họ hàng hoặc cháu gái bạn, phải lập gia đình. Đa số là kết hôn trái ý muốn với một người xa lạ nhiều hơn ít nhất 10 tuổi", Kirsty McNeill, Giám đốc chương trình bảo vệ trẻ em của tổ chức cho biết.
"Các em bị phân biệt đối xử, bị bạo hành cả về thể chất và tinh thần, bị gia đình và cộng đồng bỏ rơi. Cô dâu nhí mang thai, cơ thể chưa sẵn sàng cho việc sinh nở. Vì thế, sinh đẻ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai cho trẻ gái vị thành niên".
Tasnim, 16 tuổi, người Syria, sống cùng chồng ở Lebanon. Bố em sắp xếp cuộc hôn nhân với một người đồng hương ở Lebanon. Tasnim đang làm bài thi ở trường thì phải chụp ảnh gửi cho chồng tương lai. Sau đó, em tới Lebanon cùng bố mẹ để làm lễ đính hôn. Em kết hôn cuối năm ngoái. Bố mẹ em quay về Syria sau khi con gái lấy chồng.
Tổ chức Save the Children xếp hạng 144 quốc gia có môi trường sống lý tưởng cho trẻ em và phụ nữ theo các tiêu chí: tình trạng tảo hôn, tỷ lệ trẻ được đi học, trẻ mang thai, tỷ lệ tử vong khi sinh nở và số lượng nghị sĩ nữ. Kết quả, những nước đứng cuối bảng xếp hạng là Nigeria, Cộng hòa Chad, Cộng hòa Trung Phi, Mali và Somalia. Những nước đầu bảng là Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Bỉ.
Halima, 17 tuổi, bị ép kết hôn khi mới 15 tuổi. Em chạy trốn sau khi thường xuyên bị chồng đánh đập và mơ ước được đi học lại.
Cộng đồng quốc tế đã cam kết chấm dứt nạn tảo hôn trước năm 2030 nhưng nếu xu thế này vẫn tiếp diễn, số trẻ gái tảo hôn sẽ tăng từ hơn 700 triệu hiện nay lên khoảng 950 triệu năm 2030 và 1,2 tỷ năm 2050.
Các cơ quan quốc tế thừa nhận khó khăn lớn trong công tác chấm dứt nạn tảo hôn là truyền thống văn hóa tảo hôn đã tồn tại hàng thế kỷ tại nhiều quốc gia. Ví dụ như tại Yemen, nơi 25% số thiếu nữ lấy chồng trước 15 tuổi theo truyền thống vì người dân cho rằng cô dâu trẻ dễ dạy bảo thành một người vợ ngoan ngoãn, biết vâng lời, đẻ được nhiều con hơn và tránh xa cám dỗ từ sớm. Chính phủ nước này từng quy định tuổi kết hôn tối thiểu là 15 nhưng quốc hội đã bãi bỏ năm 1990, nói rằng phụ huynh có quyền quyết định cho con gái lấy chồng.
McNeill cho rằng tảo hôn đã ăn sâu vào quy ước xã hội, muốn thay đổi nó, phải tăng cường tác động vào cộng đồng như các nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc các nhóm vì phụ nữ.
Tác giả bài viết: Hồng Hạnh
Nguồn tin: