Đi đám cưới, bỏ phong bì bao nhiêu là đủ
- 09:44 07-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc bỏ phong bì mừng đám cưới như thế nào để vừa mát mặt người mừng, vừa hài lòng người mời cũng là điều mỗi chúng ta cần cân nhắc.
Mới đây trong một nhóm kín trên mạng xã hội facebook có đăng tải tâm sự của một bạn trẻ có nick Anh Linh Đào về việc bỏ phong bì đám cưới.
Status có nội dung: “Có ai gặp phải trường hợp như mình k? 2013 bạn cưới ta là sinh viên cũng không có tiền nhưng ta vẫn mừng bạn 200 nghìn. 2017 ta cưới: bạn không đến dự gửi lại ta 100 nghìn. Mình thì mình không quan trọng tiền bạc đâu 1 -2 trăm nghìn tiêu vèo hết, tháng mình làm ra gấp vạn lần, nhưng mình nghĩ bạn không nên trả nợ theo kiểu này, phải mình thật sự xấu hổ lắm các mẹ ạ, 2-3 năm trời không được bằng thì thôi chứ ai lại đi ít hơn như này, tính toán như này không khá lên được đâu”.
Dòng trạng thái sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm khá nhiều của cư dân mạng. Chỉ sau 1 ngày, ý kến của bạn gái này đã nhận được hơn 1,7 nghìn lượt like và hàng nghìn bình luận, góp ý.
Có người tỏ ra đồng tình với nick Anh Linh Đào. Như bạn có nick Hắc Long chia sẻ: “Đám cưới là mọi người góp tiền mừng cho một người nên có công bằng nhé. Nếu người khách đi trước mừng 200 nghìn mà người đi sau lại gửi trả lại 100 nghìn là bẩn tính nhé”.
Nhưng có không ít những ý kiến trái chiều, phê phán cách suy nghĩ, tính toán và so sánh của bạn trẻ này. Bạn có FB là Yến Tấn thì nói “vậy là đúng đấy bạn ạ, không ăn thì đi 100 còn ăn thì đi 200 nghìn”.
Cũng trong phần comment cho tâm sự của chủ mục, thì rất nhiều bạn trẻ chia sẻ tình huống thực, dở khóc dở cười của mình.
Yến Chipi chia sẻ: "không bằng em đâu, em đi người ta 50 nghìn từ hồi 2008 người ta đến năm 2015 trả nợ em cũng bằng 50 nghìn đấy. Còn có đứa bạn thân chơi từ nhỏ, lúc cưới nó mình đi nhưng cưới mình nó chả thèm đi cơ”.
Hay bạn Trân Trân thì nói "đắng vậy, tui còn tệ hơn. Đám xong khui tiền mừng chỉ có cái thiệp không cơ. Cứ tìm hoài không thấy, cứ nghĩ là bị rơi tiền ra ngoài nhưng tìm mãi chẳng thấy. Tàn tiệc, người ta về nó còn ngồi ăn nhiệt tình, ấy vậy mà chẳng có tiền mừng. Nhưng xui là tới đám cưới đứa khác, cũng mời người đó và thiệp vẫn không có tiền".
Tuy nhiên, suy cho cùng cũng chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế của người được mời, mối quan hệ với cô dâu chú rể... để người mời liệu đường bỏ tiền mừng cho phù hợp.
Được hỏi khi đi đám cưới mừng bao nhiêu là đủ, bạn Trịnh Bồng, 28 tuổi, nhân viên văn phòng của một công ty truyền thông, chia sẻ: “Mình 28 tuổi, chưa lập gia đình, bạn bè mình hầu như đã cưới gần hết rồi, vì vậy mình cũng có “thâm niên” trong việc đi và mừng đám cưới rồi. Tuy nhiên, mình quan niệm, đi đám là việc chúc mừng hạnh phúc cho người ta, nhưng cũng phải lưu ý đến cách bỏ phong bì sao cho phù hợp. Mình thì lưu ý vào mức độ thân thiết với cô dâu/ chú rể: Tùy theo mức độ thân thiết, càng thân thì mừng càng nhiều có thể 1 triệu, 2 triệu hoặc mừng vàng. Còn mức độ xã giao thì từ 200 - 500 nghìn”.
Bạn Trịnh Bồng còn chia sẻ thêm, thường trước khi đi đám cưới, còn phải để ý xem địa điểm cô dâu/ chú rể mời ăn tiệc là ở đâu hay bạn bè đi cùng mừng bao nhiêu để liệu bỏ phong bì nữa. Đương nhiên ở môt nhà hàng lớn, mặc dù không thân với người mời, nhưng cũng không thể bỏ phong bì 200 nghìn được. Hoặc bạn bè mừng 500 nghìn cả, mình cũng không thể mừng 300 nghìn hoặc ít hơn.
Còn chị Tuyết Nhung, phiên dịch cho một công ty nước ngoài chia sẻ: “Mình đã có gia đình, nên hầu như việc đi đám cưới, bỏ phong bì mừng, ngoài việc trả nợ thì còn là các mối quan hệ khác nhau. Không tính bạn bè, họ hàng thân thiết, thì khi được mời bởi mối quan hệ xã giao thì mình sẽ chú ý đến địa vị của cô dâu/ chú rể. Ví như đó là sếp hoặc con cháu sếp thì tiền mừng sẽ nhiều hơn đi đám bạn hoặc đồng nghiệp.
Ngoài ra, Chị Nhung còn chú ý đến việc mình đi đám cưới một người hay nhiều người, nếu đi một mình thì từ 200, 300 nghìn nhưng cả chồng, con đi cùng thì chắc chắn phải mừng 500 nghìn. Điều này khá tế nhị, bởi cỗ bàn giờ đắt đỏ, biết là ngày vui không tính toán, nhưng không thể trơ ra rồi khiến cho cô dâu/ chú rể méo mặt bù lỗ được”.
Trong cuộc sống ngày nay, việc đi ăn cưới, bỏ phong bì không còn là điều lạ lẫm nữa. Nhưng việc bỏ phong bì như thế nào để vừa mát mặt người mừng, vừa hài lòng người mời cũng là điều mỗi chúng ta cần cân nhắc. Vì vậy, khi nhận được thiệp mời, bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ, phân tích xem mình nên bỏ tiền mừng bao nhiêu cho phù hợp. Tránh trường hợp dở khóc, dở cười như chia sẻ của bạn trẻ trên diễn đàn nhé!
Status có nội dung: “Có ai gặp phải trường hợp như mình k? 2013 bạn cưới ta là sinh viên cũng không có tiền nhưng ta vẫn mừng bạn 200 nghìn. 2017 ta cưới: bạn không đến dự gửi lại ta 100 nghìn. Mình thì mình không quan trọng tiền bạc đâu 1 -2 trăm nghìn tiêu vèo hết, tháng mình làm ra gấp vạn lần, nhưng mình nghĩ bạn không nên trả nợ theo kiểu này, phải mình thật sự xấu hổ lắm các mẹ ạ, 2-3 năm trời không được bằng thì thôi chứ ai lại đi ít hơn như này, tính toán như này không khá lên được đâu”.
Dòng trạng thái sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm khá nhiều của cư dân mạng. Chỉ sau 1 ngày, ý kến của bạn gái này đã nhận được hơn 1,7 nghìn lượt like và hàng nghìn bình luận, góp ý.
Ý kiến nhận được hơn 1.7 nghìn lượt quan tâm chia sẻ của cộng đồng mạng.
Có người tỏ ra đồng tình với nick Anh Linh Đào. Như bạn có nick Hắc Long chia sẻ: “Đám cưới là mọi người góp tiền mừng cho một người nên có công bằng nhé. Nếu người khách đi trước mừng 200 nghìn mà người đi sau lại gửi trả lại 100 nghìn là bẩn tính nhé”.
Ý kiến đồng tình, thông cảm với trạng thái của "chủ thớt".
Nhưng có không ít những ý kiến trái chiều, phê phán cách suy nghĩ, tính toán và so sánh của bạn trẻ này. Bạn có FB là Yến Tấn thì nói “vậy là đúng đấy bạn ạ, không ăn thì đi 100 còn ăn thì đi 200 nghìn”.
Cũng trong phần comment cho tâm sự của chủ mục, thì rất nhiều bạn trẻ chia sẻ tình huống thực, dở khóc dở cười của mình.
Yến Chipi chia sẻ: "không bằng em đâu, em đi người ta 50 nghìn từ hồi 2008 người ta đến năm 2015 trả nợ em cũng bằng 50 nghìn đấy. Còn có đứa bạn thân chơi từ nhỏ, lúc cưới nó mình đi nhưng cưới mình nó chả thèm đi cơ”.
Hay bạn Trân Trân thì nói "đắng vậy, tui còn tệ hơn. Đám xong khui tiền mừng chỉ có cái thiệp không cơ. Cứ tìm hoài không thấy, cứ nghĩ là bị rơi tiền ra ngoài nhưng tìm mãi chẳng thấy. Tàn tiệc, người ta về nó còn ngồi ăn nhiệt tình, ấy vậy mà chẳng có tiền mừng. Nhưng xui là tới đám cưới đứa khác, cũng mời người đó và thiệp vẫn không có tiền".
Nhiều bạn chia sẻ tình huống của mình rất chân thực.
Tuy nhiên, suy cho cùng cũng chỉ xuất phát từ điều kiện kinh tế của người được mời, mối quan hệ với cô dâu chú rể... để người mời liệu đường bỏ tiền mừng cho phù hợp.
Được hỏi khi đi đám cưới mừng bao nhiêu là đủ, bạn Trịnh Bồng, 28 tuổi, nhân viên văn phòng của một công ty truyền thông, chia sẻ: “Mình 28 tuổi, chưa lập gia đình, bạn bè mình hầu như đã cưới gần hết rồi, vì vậy mình cũng có “thâm niên” trong việc đi và mừng đám cưới rồi. Tuy nhiên, mình quan niệm, đi đám là việc chúc mừng hạnh phúc cho người ta, nhưng cũng phải lưu ý đến cách bỏ phong bì sao cho phù hợp. Mình thì lưu ý vào mức độ thân thiết với cô dâu/ chú rể: Tùy theo mức độ thân thiết, càng thân thì mừng càng nhiều có thể 1 triệu, 2 triệu hoặc mừng vàng. Còn mức độ xã giao thì từ 200 - 500 nghìn”.
Trịnh Bồng, tự nhận mình là người có "kinh nghiệm" trong việc đi và mừng đám cưới. Ảnh NVCC.
Bạn Trịnh Bồng còn chia sẻ thêm, thường trước khi đi đám cưới, còn phải để ý xem địa điểm cô dâu/ chú rể mời ăn tiệc là ở đâu hay bạn bè đi cùng mừng bao nhiêu để liệu bỏ phong bì nữa. Đương nhiên ở môt nhà hàng lớn, mặc dù không thân với người mời, nhưng cũng không thể bỏ phong bì 200 nghìn được. Hoặc bạn bè mừng 500 nghìn cả, mình cũng không thể mừng 300 nghìn hoặc ít hơn.
Còn chị Tuyết Nhung, phiên dịch cho một công ty nước ngoài chia sẻ: “Mình đã có gia đình, nên hầu như việc đi đám cưới, bỏ phong bì mừng, ngoài việc trả nợ thì còn là các mối quan hệ khác nhau. Không tính bạn bè, họ hàng thân thiết, thì khi được mời bởi mối quan hệ xã giao thì mình sẽ chú ý đến địa vị của cô dâu/ chú rể. Ví như đó là sếp hoặc con cháu sếp thì tiền mừng sẽ nhiều hơn đi đám bạn hoặc đồng nghiệp.
Theo chị Tuyết Nhung, bỏ phong bì mừng đám cưới, phụ thuộc vào mối quan hệ. Ảnh NVCC.
Ngoài ra, Chị Nhung còn chú ý đến việc mình đi đám cưới một người hay nhiều người, nếu đi một mình thì từ 200, 300 nghìn nhưng cả chồng, con đi cùng thì chắc chắn phải mừng 500 nghìn. Điều này khá tế nhị, bởi cỗ bàn giờ đắt đỏ, biết là ngày vui không tính toán, nhưng không thể trơ ra rồi khiến cho cô dâu/ chú rể méo mặt bù lỗ được”.
Trong cuộc sống ngày nay, việc đi ăn cưới, bỏ phong bì không còn là điều lạ lẫm nữa. Nhưng việc bỏ phong bì như thế nào để vừa mát mặt người mừng, vừa hài lòng người mời cũng là điều mỗi chúng ta cần cân nhắc. Vì vậy, khi nhận được thiệp mời, bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ, phân tích xem mình nên bỏ tiền mừng bao nhiêu cho phù hợp. Tránh trường hợp dở khóc, dở cười như chia sẻ của bạn trẻ trên diễn đàn nhé!
Tác giả bài viết: Hòa Lê
Nguồn tin: Em Đẹp
Nguồn tin: Em Đẹp