Báo chí phản ánh tiêu cực, trưởng phòng giáo dục cho rằng... "chọc ngoáy"
- 14:46 06-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Quận Thanh Xuân nhỏ bé, có gì đâu mà báo chí các ông “ngoáy” vào nhiều thế”, lời phàn nàn hơi có phần tức tối của Trưởng phòng Giáo dục quận Thanh Xuân.
“Muốn tìm hiểu liên kết dạy ngoại ngữ thì lên Sở, Phòng không biết gì…”
Hiện nay vấn đề liên kết dạy ngoại ngữ đang được các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là chất lượng dạy và học.
Nhiều phụ huynh mong muốn cho con mình có được nền tảng kiến thức ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ nhằm nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ.
Tuy nhiên để đánh giá được chất lượng, hiệu quả mang lại là cả một vấn đề nan giải.
Để tìm hiểu vấn đề trên, phóng viên đã làm việc với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân.
Ngay từ đầu cuộc làm việc, phóng viên vô cùng ngỡ ngàng với phát ngôn “sốc”, thiếu trách nhiệm của vị trưởng phòng này.
Vị lãnh đạo này cho rằng, vấn đề liên quan đến liên kết đào tạo ngoại ngữ thì chỉ gặp Sở Giáo dục và Đào tạo vì Phòng Giáo dục không biết gì.
Hiện nay vấn đề liên kết dạy ngoại ngữ đang được các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là chất lượng dạy và học.
Nhiều phụ huynh mong muốn cho con mình có được nền tảng kiến thức ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ nhằm nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ.
Tuy nhiên để đánh giá được chất lượng, hiệu quả mang lại là cả một vấn đề nan giải.
Để tìm hiểu vấn đề trên, phóng viên đã làm việc với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân.
Ngay từ đầu cuộc làm việc, phóng viên vô cùng ngỡ ngàng với phát ngôn “sốc”, thiếu trách nhiệm của vị trưởng phòng này.
Vị lãnh đạo này cho rằng, vấn đề liên quan đến liên kết đào tạo ngoại ngữ thì chỉ gặp Sở Giáo dục và Đào tạo vì Phòng Giáo dục không biết gì.
Trụ sở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân - Hà Nội (ảnh HC)
“Việc liên kết đào tạo dạy ngoại ngữ thì anh lên gặp Sở, gặp Phòng thì chúng tôi biết gì?
Mới đây chúng tôi đã có báo cáo lên UBND TP. Hà Nội về tình hình đào tạo sau khi báo chí phản ánh, mọi vấn đề đều có hồ sơ.
Quận Thanh Xuân liên kết theo chủ trương chung, thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, cho nên tất cả việc đưa gì vào nhà trường giảng dạy phải theo quy định chung của Bộ.
Việc bổ trợ ngoại ngữ là theo chủ trương chung, theo nhu cầu của nhân dân trên địa bàn mong muốn con có trình độ ngoại ngữ tốt.
Đặc biệt những giáo viên có trình độ giảng dạy ngoại ngữ chuẩn, các phụ huynh mong muốn con em họ được giáo viên bản ngữ giảng dạy, giúp thế hệ trẻ có một trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt hơn.
Còn tôi mới về đây công tác, tất cả mọi vấn đề liên kết trước đây chưa có thay đổi gì.
Nhà trường là đơn vị hoàn toàn tự chủ, thực hiện theo đúng quy định. Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.
Tôi cũng không có chuyện dính dáng tiền nong, tiêu cực, nên tôi không sợ gì cả”, Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân cho biết.
“Muốn làm việc với lãnh đạo trường thì gặp UBND quận”
Nhằm tìm hiểu về chất lượng giảng dạy, liên kết ngoại ngữ tại một số trường trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội), phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo trường học trên địa bàn nhưng có lãnh đạo nhà trường đều chung một ý kiến:
“Các anh lên xin ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo và phải có giấy giới thiệu của Phòng chúng tôi mới tiếp nhận, đó là theo quy định chung của nghành dọc”.
Để tôn trọng ý kiến của lãnh đạo trường, phóng viên đã đến gặp trực tiếp với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân.
Tuy nhiên, Trưởng phòng lại yêu cầu phóng viên lên UBND quận Thanh Xuân xin ý kiến. Vị Trưởng phòng cho rằng, quận là đơn vị quản lý trường và lãnh đạo phòng không có trách nhiệm gì trong vấn đề này.
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân cho biết: “Việc gặp lãnh đạo trường để nắm bắt thông tin thì tôi phải báo cáo, xin ý kiến của UBND quận Thanh Xuân, vì trường thuộc UBND quận Thanh Xuân quản lý.
Phòng giáo dục và đào tạo chỉ giúp nhà nước về đào tạo chuyên môn, còn chúng tôi không có thẩm quyền gì mà cho xuống đấy đâu.
Chúng tôi không cho phép anh xuống làm việc ở trường được, xuống trường làm việc là việc của anh, còn trường họ tiếp hay không đó là việc của họ, là việc của Hiệu trưởng. Ai sai thì người đấy phải chịu trách nhiệm.
Chúng tôi không có ngại gì báo chí cả, tôi được vinh dự làm Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân 5 năm rồi.
Tôi là người phát ngôn của UBND Quận và thực hiện theo các quyết định 05 của UBND TP. Hà Nội và tôi rất là thuộc về phát ngôn báo chí.
Báo chí phản ánh là tốt thôi không vấn đề gì cả, thông tin thì phải công khai, minh bạch, rõ ràng”.
Phát ngôn của lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân là vậy.
Tuy nhiên khi trao đổi với lãnh đạo một cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Thanh Xuân, lãnh đạo trường cho biết, phóng viên muốn làm việc thì cần phải có giấy giới thiệu của Phòng giáo dục.
“Các anh xuống liên hệ làm việc tôi có báo cáo lại với Hiệu trưởng rồi, để làm được việc các anh phải lên xin ý kiến của Trưởng Phòng Giáo dục, có giấy giới thiệu chúng tôi mới làm việc.
Việc này nó phải đi theo nghành dọc”, cô Mai Anh, Hiệu phó Trường Tiểu học cơ sở Phan Đình Giót (Thanh Xuân) cho biết.
Để phản ánh khách quan, chân thực góp phần nâng cao chất lượng, đào tạo dạy và học tốt hơn thì lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân lại cho rằng, việc phản ánh thông tin là việc “chọc ngoáy”.
“Tôi rất hiểu báo chí, bạn tôi rất nhiều Tổng biên tập, chúng tôi có báo cáo, có gì đâu mà che giấu ở đây.
Quận Thanh Xuân là một quận nhỏ so với các quận khác, có làm gì đâu mà các ông “ngoáy” vào nhiều thế?”, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân phàn nàn, trách móc.
Tác giả bài viết: Thiện Chí
Nguồn tin: