5 bí kíp để bóng đá Thái Lan vươn tầm châu lục
- 14:52 04-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kết thúc năm 2016 với chức vô địch tại AFF Cup, cùng với việc cầm hòa Australia 2-2 tại vòng loại World Cup 2018 trên sân nhà là một thành công đáng ghi nhận với bóng đá Thái Lan. Là đội bóng hàng đầu Đông Nam Á, nhưng để vươn tới tầm châu lục, Thái Lan cần phải có những nước đi mới mẻ hơn trong năm 2017.
1. Mở đầu hoàn hảo tại vòng loại World Cup 2018
Vượt qua Indonesia, Thái Lan lên ngôi vô địch tại AFF Suzuki Cup 2016
Tại vòng loại World Cup 2018, ĐTQG Thái Lan đã có khởi đầu tốt đẹp sau trận hòa 2-2 trước Iraq, đánh bại Jordan với tỷ số 2-0 để lên ngôi vô địch tại King’s Cup. Nhưng khi bắt đầu chiến dịch tại Bảng B, Thái Lan lại vấp phải một kinh nghiệm đáng nhớ. Thất bại trước Saudi Arabia, Nhật Bản, UAE và Iraq đã đẩy đội bóng xứ Chùa Vàng xuống cuối bảng, qua đó khiến cơ hội cạnh tranh cho suất vé tham dự World Cup trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Dù vậy, tới tháng 11, Thái Lan tiếp tục thắp lên niềm hy vọng bằng trận hòa 2-2 trước nhà vô địch châu Á là Australia trong trong trận đấu cuối bảng B, ngay trước thềm khởi tranh giải AFF Cup, nơi thầy trò HLV Kiatisuk đã lên ngôi vô địch sau đó.
Do vậy, Thái Lan cần phải có những nỗ lực và cạnh tranh hơn nữa trong 5 trận lượt về tại Bảng B, để chứng tỏ được tầm vóc thực sự của mình.
2. Thay đổi bề mặt sân thi đấu
Bóng đá Thái Lan bị ảnh hưởng ít nhiều từ hạ tầng cơ sở nơi các sân bãi không đạt tiêu chuẩn. Là một quốc gia nhiệt đới, các giải đấu tại đây luôn gặp phải những vấn đề liên quan tới thời tiết, khiến việc quản lý chất lượng sân thi đấu trở thành thách thức không nhỏ.
Mặc dù Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đã chi nhiều tiền để giải quyết những vấn đề này nhưng dường như hiệu quả vẫn chưa thực sự rõ rệt.
3. Bổ sung thêm nhiều cầu thủ Đông Nam Á
Năm ngoái, Hassan Sunny là cầu thủ Đông Nam Á duy nhất tại Thái League
Có thể nhận thấy rất nhiều ngoại binh đang thi đấu tại Thái League. Các cầu thủ này đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, từ Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, thậm chí là cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, có vẻ như các cầu thủ tại khu vực Đông Nam Á lại không phải là sự lựa chọn đối với đội bóng xứ Chùa Vàng. Năm ngoái, duy chỉ có thủ thành Hassan Sunny (Singapore) là người Đông Nam Á duy nhất trong đội hình của CLB Army United.
Sau một kỳ AFF Cup đầy sôi động, các cầu thủ Đông Nam Á đã chứng tỏ được thực lực không thể bỏ qua của mình. Một số cái tên điển hình có thể nhắc tới như Aung Thu (Myanmar), Chan Vathanaka (Campuchia) hay Phil Younghusban (Philippines) là những tài năng hoàn toàn phù hợp và xứng đáng nhận được sự chú ý nếu như được đặt chân tới Thái Lan.
Hiện tại, Thái Lan đã bổ sung một vài cầu thủ trong khu vực, mặc dù các cầu thủ này sẽ chỉ được phép đầu quân cho giải hạng hai trở xuống. Phải tới mùa giải 2018, các CLB hạng nhất của Thái Lan mới được phép thuê các cầu thủ Đông Nam Á.
Thái Lan nên có sự cởi mở hơn nữa trong việc chiêu mộ các cầu thủ trong khu vực ngay từ bây giờ để tạo điều kiện cho các cầu thủ có được sự làm quen hơn đối với phong cách thi đấu tại Thái Lan.
4. Quy định chặt chẽ về tài chính và quyền sở hữu của các CLB
Các giải đấu tại Thái Lan đã có sự chuyển mình đến chóng mặt trong vòng thập kỷ qua. Nhưng, song song với sự phát triển ấy lại là sự thiếu sót trong việc quản lý. Các CLB đến và đi, liên tục thay đổi chủ sở hữu, thay đổi người lãnh đạo. Tài chính dư dả, nhưng họ lại không mấy bận tâm tới các khách hàng, những cổ động viên của mình.
Đã có nhiều cuộc nói chuyện gần đây của CLB Udon Thani FC, nhận bàn giao giấy phép của một trong hai CLB là Bec Tero Sasana hoặc Pattaya United để có được một vị trí tại giải hạng nhất. Tero được biết tới là một trong những CLB có sức ảnh hưởng rất lớn tại Thái Lan.
Tuy nhiên, CLB này có một sự bất ổn do liên tục thay đổi các chủ sở hữu. Trong khi đó, Pattaya cũng có vấn đề với việc xây dựng sân vận động của riêng mình. Ngoài ra, Nakhon Ratchasiba FC cũng là CLB có những vấn đề liên quan tới tài chính khi có những tin đồn cho rằng CLB này thường xuyên không trả lương đúng thời hạn cho các cầu thủ của mình.
Các CLB sẽ tồn tại và phát triển vững mạnh hơn rất nhiều nếu như họ xây dựng được một lượng fan vững chắc tại một địa điểm cố định. Tại thời điểm này, rất ít các CLB có thể đáp ứng được yêu cầu kể trên. Vì vậy, phía Thái Lan cần phải đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết triệt để những vấn đề này.
5. Chanathip Songkrasin tới Nhật Bản
"Messi Thái" sẽ vắng mặt trong vòng 1,5 năm để tới Nhật Bản
Hai ngày sau khi cùng đội nhà vô địch AFF Cup 2016, ngôi sao Chanathip Songkrasin hoàn thành bản hợp đồng cho mượn đến Consadole Sapporo trong vòng 1,5 năm. Hiện tại, anh sẽ tiếp tục thi đấu cho Muangthong United tại giai đoạn 1 của Thái League và vòng bảng AFC Champions League nhưng cầu thủ được mệnh danh là “Messi Thái” này sẽ bắt đầu chơi cho Consadole Sapporo từ tháng 7 năm nay.
Là ngôi sao sáng nhất tại đội tuyển quốc gia cũng như ở CLB, trong mùa giải đầu tiên thi đấu dưới màu áo Muangthong United, Chanathip đã giúp đội bóng này lật đổ thế thống trị của Buriram United để lập cú đúp quốc nội (vô địch Thai Premier League và FA Cup).
Sẽ không dễ dàng gì đối với Muangthong khi thiếu vắng chân sút chủ lực của mình, nhưng đó cũng là một cơ hội lớn để giúp CLB này có được một luồng gió mới ngay sau khi Chanathip kết thúc hợp đồng tại Nhật Bản.
Tác giả bài viết: T.Tú
Nguồn tin: