Trump sẽ giải quyết vấn đề Triều Tiên thế nào?
- 08:27 04-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tổng thống đắc cử Mỹ Doland Trump vừa đưa ra một khẳng định "chắc như đinh đóng cột" về Triều Tiên, rằng nước này sẽ không thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể bắn tới Mỹ.
Trong bài phát biểu năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước ông sắp làm điều đó. Nhưng vào tối 2/1, ông Trump viết trên Twitter: "Sẽ không có chuyện như vậy". Trump còn nhắc lại cáo buộc của ông rằng, Trung Quốc đã không hành động đủ để giúp Mỹ kiềm chế Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, dù đưa ra tín hiệu gì trong các thông điệp trên Twitter, ông Trump cũng đang lùi vào góc tường trước vấn đề Triều Tiên.
Hãng tin CNN nêu ra 4 lựa chọn mà Donald Trump có thể sẽ theo đuổi về vấn đề Triều Tiên trong năm nay:
Nhờ cậy Trung Quốc
Sau khi thắng cử, ông Trump ít nhất đã 2 lần lên tiếng rằng Trung Quốc không hành động đủ về chuyện kiềm chế Triều Tiên. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh chẳng có đũa thần, cũng không muốn và không thể gây sức ép với người hàng xóm.
Theo CNN, ông Trump có thể sẽ ép Trung Quốc phải hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, bằng cách gây tổn hại đến các lợi ích của Bắc Kinh... nhưng đó sẽ là một nước cờ liều lĩnh, bởi nó sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực.
Thắt chặt cấm vận
Ông Trump cũng có thể thúc ép tăng cường và thực thi các đòn trừng phạt hiện thời một cách gay gắt hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy việc cấm vận tác động được đến quyết định của Triều Tiên. Ngược lại, cấm vận khiến Mỹ và các đồng minh trở nên bận rộn, trong khi Triều Tiên vẫn cứ phát triển ICBM.
"Tôi không thấy Triều Tiên sẽ hạ bớt lập trường. Họ coi lá chắn hạt nhân là tối quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của mình. Chỉ khi nào đạt được nó thì họ mới dành các nguồn lực cho kinh tế", CNN dẫn lời ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình Không phổ biến hạt nhân Đông Á có trụ sở tại Mỹ.
Dùng vũ lực
Mức độ đe dọa mà Triều Tiên đặt ra về quân sự và liệu nước này có thực sự lắp được một đầu nổ hạt nhân vào tên lửa hay không hiện nay vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Năm vừa qua, Bình Nhưỡng đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân, vào tháng 1 và tháng 9. Nước này còn phóng thử nhiều tên lửa, cả từ đất liền và từ biển.
Đến nay, Triều Tiên vẫn chưa phát triển được một hệ thống phóng có tầm bắn vượt ra ngoài châu Á. Tuy vậy, thực tế Triều Tiên vẫn là nước duy nhất trên trái đất thử nghiệm một vũ khí hạt nhân trong thế kỷ 21. Điều đó có nghĩa là, bất cứ một nỗ lực quân sự nào nhằm vào Triều Tiên đều là hiểm họa không thể tưởng tượng được.
Ngồi lại với Kim Jong-un
Trong chiến dịch tranh cử, tỷ phú Trump từng tuyên bố ông sẵn lòng đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm. Hồi tháng 6, Trump từng nói rằng: "Trò chuyện thì có gì mà sai chứ?".
Bình luận này sau đó Trump chưa từng lặp lại, nhưng các chuyên gia cho rằng, ràng buộc là lựa chọn duy nhất nếu ông Trump muốn đạt được tiến triển với Triều Tiên. Một Tổng thống Mỹ gặp lãnh đạo Triều Tiên là chuyện khó tin ở Mỹ, nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra với một người như ông Trump.
"Bạn có thể tưởng tượng Trump hiện diện ở Bình Nhưỡng theo cách mà bạn không thể nghĩ đã xảy ra với Hillary Clinton", Giáo sư John Delury về các nghiên cứu Trung Hoa tại Đại học Yonsei ở Seoul nhận định.
Theo Tong Zhao, một thành viên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh, Triều Tiên không có hành động khiêu khích nào kể từ tháng 10, và nước này dường như sẵn sàng cam kết ràng buộc với chính quyền Trump.
Và ông Trump rất có thể sẽ là "Tổng thống Mỹ ngăn được Triều Tiên đạt tới năng lực tấn công Mỹ bằng một vũ khí hạt nhân", ông Zhao nói thêm. "Bạn chỉ có thể đạt được đột phá lớn khi hai nhà lãnh đạo thực sự đối thoại với nhau".
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có rất ít lựa chọn về Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, theo giới phân tích, dù đưa ra tín hiệu gì trong các thông điệp trên Twitter, ông Trump cũng đang lùi vào góc tường trước vấn đề Triều Tiên.
Hãng tin CNN nêu ra 4 lựa chọn mà Donald Trump có thể sẽ theo đuổi về vấn đề Triều Tiên trong năm nay:
Nhờ cậy Trung Quốc
Sau khi thắng cử, ông Trump ít nhất đã 2 lần lên tiếng rằng Trung Quốc không hành động đủ về chuyện kiềm chế Triều Tiên. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh chẳng có đũa thần, cũng không muốn và không thể gây sức ép với người hàng xóm.
Theo CNN, ông Trump có thể sẽ ép Trung Quốc phải hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, bằng cách gây tổn hại đến các lợi ích của Bắc Kinh... nhưng đó sẽ là một nước cờ liều lĩnh, bởi nó sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực.
Thắt chặt cấm vận
Ông Trump cũng có thể thúc ép tăng cường và thực thi các đòn trừng phạt hiện thời một cách gay gắt hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy việc cấm vận tác động được đến quyết định của Triều Tiên. Ngược lại, cấm vận khiến Mỹ và các đồng minh trở nên bận rộn, trong khi Triều Tiên vẫn cứ phát triển ICBM.
"Tôi không thấy Triều Tiên sẽ hạ bớt lập trường. Họ coi lá chắn hạt nhân là tối quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của mình. Chỉ khi nào đạt được nó thì họ mới dành các nguồn lực cho kinh tế", CNN dẫn lời ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình Không phổ biến hạt nhân Đông Á có trụ sở tại Mỹ.
Dùng vũ lực
Mức độ đe dọa mà Triều Tiên đặt ra về quân sự và liệu nước này có thực sự lắp được một đầu nổ hạt nhân vào tên lửa hay không hiện nay vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Năm vừa qua, Bình Nhưỡng đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân, vào tháng 1 và tháng 9. Nước này còn phóng thử nhiều tên lửa, cả từ đất liền và từ biển.
Đến nay, Triều Tiên vẫn chưa phát triển được một hệ thống phóng có tầm bắn vượt ra ngoài châu Á. Tuy vậy, thực tế Triều Tiên vẫn là nước duy nhất trên trái đất thử nghiệm một vũ khí hạt nhân trong thế kỷ 21. Điều đó có nghĩa là, bất cứ một nỗ lực quân sự nào nhằm vào Triều Tiên đều là hiểm họa không thể tưởng tượng được.
Ngồi lại với Kim Jong-un
Trong chiến dịch tranh cử, tỷ phú Trump từng tuyên bố ông sẵn lòng đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm. Hồi tháng 6, Trump từng nói rằng: "Trò chuyện thì có gì mà sai chứ?".
Bình luận này sau đó Trump chưa từng lặp lại, nhưng các chuyên gia cho rằng, ràng buộc là lựa chọn duy nhất nếu ông Trump muốn đạt được tiến triển với Triều Tiên. Một Tổng thống Mỹ gặp lãnh đạo Triều Tiên là chuyện khó tin ở Mỹ, nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra với một người như ông Trump.
"Bạn có thể tưởng tượng Trump hiện diện ở Bình Nhưỡng theo cách mà bạn không thể nghĩ đã xảy ra với Hillary Clinton", Giáo sư John Delury về các nghiên cứu Trung Hoa tại Đại học Yonsei ở Seoul nhận định.
Theo Tong Zhao, một thành viên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh, Triều Tiên không có hành động khiêu khích nào kể từ tháng 10, và nước này dường như sẵn sàng cam kết ràng buộc với chính quyền Trump.
Và ông Trump rất có thể sẽ là "Tổng thống Mỹ ngăn được Triều Tiên đạt tới năng lực tấn công Mỹ bằng một vũ khí hạt nhân", ông Zhao nói thêm. "Bạn chỉ có thể đạt được đột phá lớn khi hai nhà lãnh đạo thực sự đối thoại với nhau".
Tác giả bài viết: Thanh Hảo
Nguồn tin: