Mô hình cánh đồng lúa - tôm sạch: Cơ hội làm giàu ở vùng nhiễm mặn
- 08:17 04-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vùng trồng lúa ở huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu lúa sạch khiến nhiều nông dân phấn khởi. Trên những cánh đồng lúa – tôm với sản phẩm sạch được kỳ vọng sẽ giúp nông dân làm giàu.
Sản xuất lúa sạch ở vùng nhiễm mặn
Từ bao đời nay, người dân ở vùng nhiễm mặn ven biển Thạnh Phú sản xuất lúa mùa 1 vụ vì điều kiện tự nhiên không cho phép tăng vụ như những vùng khác. Sau đó, nông dân chuyển từ giống lúa mùa dài ngày sang giống mới ngắn ngày hơn nhưng vẫn còn giữ tập quán sản xuất 1 vụ lúa trong năm. Tuy nhiên, do năng suất lúa thấp và giá bán không cao nên thu nhập của nông dân khá thấp dù sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, sạch.
Ông Nguyễn Văn Đức, ngụ xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú) cho biết: “Do vùng này 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn nên người dân chỉ làm lúa khi mưa xuống rồi thu hoạch trước khi nước mặn về. Mấy năm nay, người dân đào sâu xung quanh hay ở giữa ruộng để nuôi tôm càng xanh, tôm sú nên không xịt thuốc hóa học, việc bón phân rất hạn chế. Từ đó, sản phẩm lúa làm ra đảm bảo sạch”.
Mới đây, mô hình điểm là 17 hộ nông dân thuộc tổ hợp tác (THT) lúa sạch Thạnh Phú ở ấp An Hòa (xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú) được cấp xác nhận nhãn hiệu “lúa sạch Thạnh Phú” (số hiệu đầy đủ VN 4 – 0268705, thời hiệu tái chứng nhận là 10 năm) khiến nhiều nông dân phấn khởi.
Nông dân Nguyễn Văn Cương, ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Vùng đất nhiễm mặn này lâu nay trồng lúa mùa kết hợp với nuôi tôm quảng canh nên hoàn toàn không sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, trước đây chưa có nhãn hiệu nên lúa bán ra chỉ 7.000 đồng/kg và bị thương lái đem về pha trộn với lúa khác. Khi có nhãn hiệu rồi hy vọng giá bán cao hơn giúp nông dân tăng thu nhập”.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thạnh Phú cho biết: “Toàn thể các hộ dân có canh tác lúa mùa trong ao tôm với tổng diện tích hơn 5.000 ha (thuộc Tiểu vùng 3 của huyện Thạnh Phú) đều được hưởng lợi từ việc có nhãn hiệu khi bán ra thị trường. Tuy quyền nhãn hiệu tạm thời giao cho THT sản xuất lúa ở An Nhơn quản lý nhưng do vấn đề pháp nhân thương mại của THT là không có nên thời gian tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đủ mạnh để đầu tư giữ quyền nhãn hiệu tập thể thay thế cho nông dân”.
Làm lúa sạch để thích ứng với biến đổi khí hậu - cơ hội giúp nông dân làm giàu
Sau khi thông tin được cấp nhãn hiệu lúa sạch, giá lúa ở vùng sản xuất lúa – tôm ở huyện Thạnh Phú tăng lên đáng kể. Ông Tô Văn Bạch, Chủ tịch Hội nông dân xã An Nhơn cho biết: “Giá lúa trước đây khoảng 5.500 đến 5.700 đồng/kg giờ đã tăng lên 7.500 đồng/kg mà nhiều thương lái đã gọi điện, đặt hàng để thu gom đem đi tiêu thụ. Khi có nhãn hiệu lúa sạch hy vọng giá sẽ giữ mức ổn định để giúp nông dân an tâm sản xuất”.
Ông Dương Văn Huyện, Chủ tịch UBND xã An Nhơn cho biết: “Hiện tại, địa phương đã hỗ trợ thành lập được 6 THT sản xuất lúa sạch với tổng diện tích đã hơn 100 ha. Diện tích còn lại hơn 830 ha nên chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nông dân tham gia vào THT sản xuất lúa sạch có ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp”.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, việc sản xuất lúa sạch là cứu cánh để giúp nông dân tăng thu nhập, có thể làm giàu trên chính thửa ruộng của mình. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến các THT sản xuất lúa sạch trên địa bàn huyện Thạnh Phú để bao tiêu sản phẩm lúa sạch với giá cao hơn thị trường là tín hiệu mừng giúp bà con có nơi tiêu thụ ổn định.
Ông Nguyễn Văn Bạn, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú cho biết: “Hiện tại THT ở địa phương sản xuất lúa sạch với diện tích 51 ha với các giống như: tép hành, nàng thơm, OM 4.900… Toàn bộ sản phẩm làm ra đều ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp với giá cao hơn thị trường 100 đồng/kg. Địa phương còn khoảng 900 ha diện tích lúa – tôm đang được vận động vô THT nhằm tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân”.
Theo ông Bạn, hầu hết diện tích lúa ở địa phương đều sản xuất theo mô hình lúa – tôm nên không sử dụng thuốc hóa học, sản phẩm lúa làm ra đảm bảo sạch, an toàn. Sắp tới, địa phương sẽ xây dựng mô hình làm lúa sạch kết hợp nuôi thủy sản sạch ở ruộng lúa nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Khi đó, THT không chỉ ký hợp đồng với doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa mà còn có cá, tôm trong ruộng lúa. Từ đó, giúp nông dân làm giàu trên chính cánh đồng nhiễm mặn của mình.
Từ bao đời nay, người dân ở vùng nhiễm mặn ven biển Thạnh Phú sản xuất lúa mùa 1 vụ vì điều kiện tự nhiên không cho phép tăng vụ như những vùng khác. Sau đó, nông dân chuyển từ giống lúa mùa dài ngày sang giống mới ngắn ngày hơn nhưng vẫn còn giữ tập quán sản xuất 1 vụ lúa trong năm. Tuy nhiên, do năng suất lúa thấp và giá bán không cao nên thu nhập của nông dân khá thấp dù sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, sạch.
Sản xuất lúa sạch ở vùng đất nhiễm mặn Thạnh Phú
Ông Nguyễn Văn Đức, ngụ xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú) cho biết: “Do vùng này 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn nên người dân chỉ làm lúa khi mưa xuống rồi thu hoạch trước khi nước mặn về. Mấy năm nay, người dân đào sâu xung quanh hay ở giữa ruộng để nuôi tôm càng xanh, tôm sú nên không xịt thuốc hóa học, việc bón phân rất hạn chế. Từ đó, sản phẩm lúa làm ra đảm bảo sạch”.
Mô hình lúa - tôm ở huyện Thạnh Phú
Mới đây, mô hình điểm là 17 hộ nông dân thuộc tổ hợp tác (THT) lúa sạch Thạnh Phú ở ấp An Hòa (xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú) được cấp xác nhận nhãn hiệu “lúa sạch Thạnh Phú” (số hiệu đầy đủ VN 4 – 0268705, thời hiệu tái chứng nhận là 10 năm) khiến nhiều nông dân phấn khởi.
Nông dân Nguyễn Văn Cương, ngụ ấp An Hòa, xã An Nhơn cho biết: “Vùng đất nhiễm mặn này lâu nay trồng lúa mùa kết hợp với nuôi tôm quảng canh nên hoàn toàn không sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, trước đây chưa có nhãn hiệu nên lúa bán ra chỉ 7.000 đồng/kg và bị thương lái đem về pha trộn với lúa khác. Khi có nhãn hiệu rồi hy vọng giá bán cao hơn giúp nông dân tăng thu nhập”.
Sản phẩm lúa sạch ở Thạnh Phú đều ký hợp đồng tiêu thụ trước khi thu hoạch
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thạnh Phú cho biết: “Toàn thể các hộ dân có canh tác lúa mùa trong ao tôm với tổng diện tích hơn 5.000 ha (thuộc Tiểu vùng 3 của huyện Thạnh Phú) đều được hưởng lợi từ việc có nhãn hiệu khi bán ra thị trường. Tuy quyền nhãn hiệu tạm thời giao cho THT sản xuất lúa ở An Nhơn quản lý nhưng do vấn đề pháp nhân thương mại của THT là không có nên thời gian tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp đủ mạnh để đầu tư giữ quyền nhãn hiệu tập thể thay thế cho nông dân”.
Làm lúa sạch để thích ứng với biến đổi khí hậu - cơ hội giúp nông dân làm giàu
Sau khi thông tin được cấp nhãn hiệu lúa sạch, giá lúa ở vùng sản xuất lúa – tôm ở huyện Thạnh Phú tăng lên đáng kể. Ông Tô Văn Bạch, Chủ tịch Hội nông dân xã An Nhơn cho biết: “Giá lúa trước đây khoảng 5.500 đến 5.700 đồng/kg giờ đã tăng lên 7.500 đồng/kg mà nhiều thương lái đã gọi điện, đặt hàng để thu gom đem đi tiêu thụ. Khi có nhãn hiệu lúa sạch hy vọng giá sẽ giữ mức ổn định để giúp nông dân an tâm sản xuất”.
Sản phẩm lúa không sử dụng thuốc hóa học nên đảm bảo sạch, được thị trường ưa chuộng
Ông Dương Văn Huyện, Chủ tịch UBND xã An Nhơn cho biết: “Hiện tại, địa phương đã hỗ trợ thành lập được 6 THT sản xuất lúa sạch với tổng diện tích đã hơn 100 ha. Diện tích còn lại hơn 830 ha nên chúng tôi sẽ tiếp tục vận động nông dân tham gia vào THT sản xuất lúa sạch có ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp”.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, việc sản xuất lúa sạch là cứu cánh để giúp nông dân tăng thu nhập, có thể làm giàu trên chính thửa ruộng của mình. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến các THT sản xuất lúa sạch trên địa bàn huyện Thạnh Phú để bao tiêu sản phẩm lúa sạch với giá cao hơn thị trường là tín hiệu mừng giúp bà con có nơi tiêu thụ ổn định.
Ngoài sản phẩm lúa sạch, nông dân có thể thu hoạch thủy sản sạch trong ruộng lúa
Ông Nguyễn Văn Bạn, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú cho biết: “Hiện tại THT ở địa phương sản xuất lúa sạch với diện tích 51 ha với các giống như: tép hành, nàng thơm, OM 4.900… Toàn bộ sản phẩm làm ra đều ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp với giá cao hơn thị trường 100 đồng/kg. Địa phương còn khoảng 900 ha diện tích lúa – tôm đang được vận động vô THT nhằm tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân”.
Thu hoạch lúa ở vùng ven biển Thạnh Phú
Theo ông Bạn, hầu hết diện tích lúa ở địa phương đều sản xuất theo mô hình lúa – tôm nên không sử dụng thuốc hóa học, sản phẩm lúa làm ra đảm bảo sạch, an toàn. Sắp tới, địa phương sẽ xây dựng mô hình làm lúa sạch kết hợp nuôi thủy sản sạch ở ruộng lúa nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Khi đó, THT không chỉ ký hợp đồng với doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa mà còn có cá, tôm trong ruộng lúa. Từ đó, giúp nông dân làm giàu trên chính cánh đồng nhiễm mặn của mình.
Tác giả bài viết: Minh Giang
Nguồn tin: