Giảng viên đại học bỏ về quê nuôi thỏ kiếm lãi 3 tỷ/năm
- 08:22 03-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều cử nhân, kỹ sư dám từ bỏ mức lương khủng, công việc an nhàn chốn thị thành để về quê lập nghiệp bằng nghề chân lấm tay bùn. Dù trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ không từ bỏ và đã đạt được những thành công ban đầu, với mức thu nhập nhiều người mơ ước.
Có 2 bằng đại học, bỏ việc về quê chăn nuôi, thành tỷ phú
Năm 2006, anh Phạm Văn Nhật (SN 1982, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) tốt nghiệp Đại học Văn hóa và nhanh chóng tìm được việc phù hợp với ngành mình đã học với lương15 triệu đồng/tháng, một mức thu nhập phải nói là quá tốt với người mới ra trường lúc đó.
Để việc làm ăn của mình bài bản, năm 2012, anh Nhật quyết định học thêm văn bằng hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân. Đến nay, mỗi năm, trang trại của anh cho thu lãi trên 1 tỷ đồng.
9X cất bằng đại học về quê mở trang trại kiếm tiền tỷ
Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, Đỗ Mạnh Hùng (SN 1991) vào làm cho một công ty viễn thông lớn. Nhưng năm 2013, anh bỏ việc với mức lương chục triệu về quê Thái Bình làm kinh tế, dù bị gia đình phản đối kịch liệt.
Hiện, một tháng trang trại của anh xuất bán 40-50 con với giá 3 triệu/con với doanh thu khoảng 100 triệu/tháng. Với trang trại hơn 3ha, ngoài nuôi lợn rừng, chàng trai 9X này còn mở rộng mô hình trồng cây ăn quả và đầu tư 800m2 thả cá.
Từ chối làm giảng viên đại học, về quê nuôi thỏ thu tiền tỷ
Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và được nhận lại trường để giảng dạy, nhưng năm 2004, anh Phùng Văn Toản (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội) đã bỏ về quê tìm hướng phát triển kinh tế.
Từ năm 2014, anh cùng nhóm bạn đầu tư chuyển sang nuôi thỏ giống New Zealand theo hướng công nghiệp. Doanh thu năm 2015 của trang trại từ thỏ đạt hơn 7 tỷ đồng. Mỗi năm xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, anh Toản thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.
Chàng cử nhân về quê nuôi bò, thực hiện ước mơ tỷ phú
Phan Doãn Huấn (SN 1982) cũng như bao thanh niên khác từng có mong ước thoát ly vùng heo hút để lập nghiệp chốn thị thành sau khi học xong đại học. Nhưng giấc mơ tồn tại ở thành phố với Huấn không mấy khả quan, khi công việc của anh chỉ cho thu nhập vài triệu đồng.
Lao động chăm chỉ và quyết tâm sắt đá, sau vài năm, Huấn đã đưa đàn bò của gia đình lên gần trăm con, thu nhập hàng tháng khoảng 200 triệu đồng cùng giá trị cơ ngơi cỡ 7 tỷ đồng.
Bỏ đại học, nuôi cá bông lau thu tiền tỷ
Thấy con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, năm 2007, anh Nguyễn Tâm Đăng (ở Tân Phú Đông, Tiền Giang) nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.
Hiện anh Đăng là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Ao cá của anh cho thu lãi hàng tỷ đồng một mùa thu hoạch.
Tốt nghiệp đại học về nuôi lợn thành tỷ phú
Mặc dù thu nhập từ kinh doanh cũng khá tốt với một người trẻ mới ra trường nhưng ước mơ được làm giàu ngay từ chính quê hương cứ thôi thúc Nguyễn Văn Hịu (SN 1984, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh). 3 năm sau ngày tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chàng trai đất Kinh Bắc lại liều lĩnh về đấu thầu khu trang trại của một người cùng quê rồi bỏ vốn xây dựng một khu chăn nuôi trong sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè.
Chàng cử nhân kinh tế ngày nào giờ đã trở thành một nông dân chính hiệu với thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Hiện trang trại của anh Hịu cũng là một “địa chỉ đỏ” cho nhiều thanh niên đến học tập kinh nghiệm.
Bỏ phố về quê mở trang trại tiền tỷ
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, anh Nguyễn Thanh Tuấn đi làm thuê ở một vài doanh nghiệp với công việc cũng khá ổn định. Nhưng vốn là con nhà nông sinh ra ở miền quê cát trắng Tam Hiệp – Quảng Nam, niềm đam mê kinh doanh, khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc anh về quê lập nghiệp.
Khởi nghiệp với số vốn 60 triệu, sau 6 năm xây dựng trang trại tổng hợp, anh Tuấn đã có trong tay cơ nghiệp hơn 6 tỷ đồng.
Năm 2006, anh Phạm Văn Nhật (SN 1982, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) tốt nghiệp Đại học Văn hóa và nhanh chóng tìm được việc phù hợp với ngành mình đã học với lương15 triệu đồng/tháng, một mức thu nhập phải nói là quá tốt với người mới ra trường lúc đó.
Anh Nhật bỏ việc ở phố về quê… nuôi lợn và chăn vịt
Thế nhưng, nhiều người bất ngờ khi anh Nhật có một quyết định không giống ai là bỏ việc về quê… đấu thầu 0,3ha đất ở xã Khánh Hải (Yên Khánh) làm trang trại nuôi các loại con đặc sản như nhím, lợn rừng, vịt trời.Để việc làm ăn của mình bài bản, năm 2012, anh Nhật quyết định học thêm văn bằng hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân. Đến nay, mỗi năm, trang trại của anh cho thu lãi trên 1 tỷ đồng.
9X cất bằng đại học về quê mở trang trại kiếm tiền tỷ
Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, Đỗ Mạnh Hùng (SN 1991) vào làm cho một công ty viễn thông lớn. Nhưng năm 2013, anh bỏ việc với mức lương chục triệu về quê Thái Bình làm kinh tế, dù bị gia đình phản đối kịch liệt.
Đỗ Mạnh Hùng với nỗ lực làm giàu đáng khâm phục.
Về quê với số tiền tiết kiệm 100 triệu, anh bắt đầu với việc mua giống vật nuôi như gà, ngan, vịt nhưng đều thất bại. Không nản chí, anh lặn lội một mình với chiếc xe máy đến các trang trại ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình học hỏi kinh nghiệm. Cuối cùng, anh quyết định nuôi giống lợn rừng nhập ngoại từ Thái Lan.Hiện, một tháng trang trại của anh xuất bán 40-50 con với giá 3 triệu/con với doanh thu khoảng 100 triệu/tháng. Với trang trại hơn 3ha, ngoài nuôi lợn rừng, chàng trai 9X này còn mở rộng mô hình trồng cây ăn quả và đầu tư 800m2 thả cá.
Từ chối làm giảng viên đại học, về quê nuôi thỏ thu tiền tỷ
Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và được nhận lại trường để giảng dạy, nhưng năm 2004, anh Phùng Văn Toản (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội) đã bỏ về quê tìm hướng phát triển kinh tế.
Anh Phùng Văn Toản ôm chú thỏ nặng 5kg.
Trên diện tích hơn 22ha đất thuê 20 năm, anh và hai người bạn thân đầu tư gần 10 tỷ đồng xây dựng 6 khu chuồng trại khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn sạch. Có những năm, trang trại của anh nuôi tới 12.000 đầu lợn thương phẩm, lợi nhuận đạt hơn 3 tỷ đồng.Từ năm 2014, anh cùng nhóm bạn đầu tư chuyển sang nuôi thỏ giống New Zealand theo hướng công nghiệp. Doanh thu năm 2015 của trang trại từ thỏ đạt hơn 7 tỷ đồng. Mỗi năm xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, anh Toản thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.
Chàng cử nhân về quê nuôi bò, thực hiện ước mơ tỷ phú
Phan Doãn Huấn (SN 1982) cũng như bao thanh niên khác từng có mong ước thoát ly vùng heo hút để lập nghiệp chốn thị thành sau khi học xong đại học. Nhưng giấc mơ tồn tại ở thành phố với Huấn không mấy khả quan, khi công việc của anh chỉ cho thu nhập vài triệu đồng.
Phan Doãn Huấn bỏ thành phố về quê quyết tâm làm giàu.
Năm 2007, sau vài tháng đi làm tại Hà Nội, anh quyết định bỏ thành phố về quê quyết tâm làm giàu. Anh về Mộc Châu đẩy mạnh việc chăn nuôi bò sữa cùng gia đình.Lao động chăm chỉ và quyết tâm sắt đá, sau vài năm, Huấn đã đưa đàn bò của gia đình lên gần trăm con, thu nhập hàng tháng khoảng 200 triệu đồng cùng giá trị cơ ngơi cỡ 7 tỷ đồng.
Bỏ đại học, nuôi cá bông lau thu tiền tỷ
Thấy con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, năm 2007, anh Nguyễn Tâm Đăng (ở Tân Phú Đông, Tiền Giang) nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.
Anh Đăng bên ao nuôi cá bông lau.
Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau.Hiện anh Đăng là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Ao cá của anh cho thu lãi hàng tỷ đồng một mùa thu hoạch.
Tốt nghiệp đại học về nuôi lợn thành tỷ phú
Mặc dù thu nhập từ kinh doanh cũng khá tốt với một người trẻ mới ra trường nhưng ước mơ được làm giàu ngay từ chính quê hương cứ thôi thúc Nguyễn Văn Hịu (SN 1984, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh). 3 năm sau ngày tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chàng trai đất Kinh Bắc lại liều lĩnh về đấu thầu khu trang trại của một người cùng quê rồi bỏ vốn xây dựng một khu chăn nuôi trong sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình, bạn bè.
Khu chăn nuôi lợn nái sinh sản của anh Nguyễn Văn Hịu
Bỏ ngoài tai tất cả, anh Hịu lao vào làm việc. Trên diện tích gần 2 ha trước đây hầu như bỏ không, anh Hịu cải tạo lại thành khu chăn nuôi lợn với quy mô hiện đại, 2 chiếc ao trong khu đất này được xây dựng khoa học, hợp lý và bắt đầu nghiệp làm… nông dân.Chàng cử nhân kinh tế ngày nào giờ đã trở thành một nông dân chính hiệu với thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Hiện trang trại của anh Hịu cũng là một “địa chỉ đỏ” cho nhiều thanh niên đến học tập kinh nghiệm.
Bỏ phố về quê mở trang trại tiền tỷ
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, anh Nguyễn Thanh Tuấn đi làm thuê ở một vài doanh nghiệp với công việc cũng khá ổn định. Nhưng vốn là con nhà nông sinh ra ở miền quê cát trắng Tam Hiệp – Quảng Nam, niềm đam mê kinh doanh, khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc anh về quê lập nghiệp.
Anh Tuấn quyết định bổ phố về quê hương làm giàu.
Năm 2005, anh Tuấn quyết định rời bàn phím về quê khai hoang vùng đồi núi Thái Xuân, Quảng Nam mở trang trại.Khởi nghiệp với số vốn 60 triệu, sau 6 năm xây dựng trang trại tổng hợp, anh Tuấn đã có trong tay cơ nghiệp hơn 6 tỷ đồng.
Tác giả bài viết: Hạnh Nguyên
Nguồn tin: