Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Da nhạy cảm - nỗi niềm không phải ai cũng thể thiểu được

Da nhạy cảm là tình trạng da khó chịu nhất, tuy nhiên mọi người thường hay nhầm lẫn và lúng túng khi gặp phải điều này.
Nhiều người cho rằng da nhạy cảm cũng là một loại da như da nhờn hay da khô, nhưng thực tế, da nhạy cảm là một tình trạng da. Loại da thường có yếu tố di truyền, từ khi bạn sinh ra, nhưng các yếu tố bên ngoài như môi trường, không khí ô nhiễm, cách thức chăm sóc da, phản ứng của da với thành phần mỹ phẩm,… khiến tình trạng da trở nên nhạy cảm, khó kiểm soát.
 

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về cấu trúc da. Da là cơ quan luôn thay đổi, bao gồm 3 lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da; mỗi lớp lại gồm nhiều lớp thay thế. Lớp biểu bì được phân thành 5 lớp: Lớp đáy, lớp tế bào gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng.

Các tế bào ở lớp sừng được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này có chức năng bảo vệ da chống lại ảnh hưởng từ vi khuẩn, tia tử ngoại, nhiệt độ… khi lớp màng lipid trên da ở trạng thái cân bằng, da sẽ mềm mại, mịn màng- điều này có thể thấy rõ nhất ở da em bé hoặc những bạn có da thường (da có sự cân bằng giữa dầu và nước).

 

Tuy nhiên, do các tác động từ môi trường sống, tác động vật lý làm suy yếu lớp màng phòng thủ này của da, khiến da trở nên xù xì, thô ráp, sần sùi. Về lâu về dài, nếu không tìm và khắc phục nguyên nhân, sẽ khiến lớp màng lipid hư hại, không thể sửa chữa được nữa, da sẽ mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên, trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích, hư tổn.

Khi bạn gặp phải những triệu chứng sau thì rất có thể da bạn đang ở trong tình trạng nhạy cảm, ở mức "báo động đỏ" rồi đó.

Một số biểu hiện thường gặp về tình trạng da nhạy cảm:

- Da dễ nổi mụn, các đợt mụn kéo dài và lâu, khó điều trị.

- Da dễ bị châm chích, nóng rát, ửng đỏ bởi tác động của ánh nắng mặt trời

- Da khô sần sùi, nứt nẻ, dễ bị nổi mẩn đỏ

- Da dễ bị kích ứng khi sử dụng các loại mỹ phẩm mới gây đóng vảy, mẩn đỏ, mụn mủ

- Mắc phải chứng đỏ mặt (Rosacea)

- Những bạn có làn da khô quanh năm, bệnh vảy nến hoặc bệnh chàm da, khiến da yếu đi, sần sùi, bong tróc cũng là nguyên nhân khiến da nhạy cảm hơn so với người bình thường.

 

Có rất nhiều nguyên nhân ngoại cảnh khiến tình trạng da trở nên khó chịu, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

- Khi chúng ta già đi, các yếu tố cấu thành da, chức năng của lớp màng lipid và các màng axid bảo vệ da cũng bị giảm sút, da dễ bị kích thích bởi các chất hóa học, các sản phẩm có tính kiềm cao.

- Stress, quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì, mãn kinh, tác động của các thuốc làm mất cân bằng hoocmon cũng làm giảm tính hiệu quả của hàng rào bảo vệ da.

- Thời tiết lạnh hoặc nóng quá mức gây ảnh hưởng đến lớp màng lipid trên da, khiến da trở nên dễ bị kích ứng hơn.

- Các yếu tố môi trường như tia UV, tầng ozon, và sự ô nhiễm làm gia tăng sự hình thành các gốc tự do khiến da yếu đi.

 

- Ngoài ra, tùy vào cơ địa đặc thù của từng người, các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc và mỹ phẩm cũng khiến da bị dị ứng, trở nên nhạy cảm hơn.

- Việc làm dụng không đúng phương pháp các sản phẩm tẩy da chất vật lý và hóa học sẽ làm bào mòn da,dễ gây kích ứng da.

- Những người hút thuốc cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chất hóa học có trong thuốc lá.

-  Ở Việt Nam, các bạn gái vẫn chưa hình thành thói quan không sử dụng kem chống nắng, da phải chịu tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

 

Tác giả bài viết: Twus

Nguồn tin: