‘Lễ dâng hương cho học sinh giỏi’:Thầy cô sai sao dạy được học sinh?
- 08:42 02-01-2017
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sai sót của những cá nhân trong sở GD&ĐT Hà Nội trong việc dùng câu chữ trong lễ tôn vinh tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám gây bức xúc dư luận xã hội.
►Băng rôn 'dâng hương cho học sinh giỏi' ở Văn miếu Quốc Tử Giám
Sáng 30/12, sở GD&ĐT đứng ra tổ chức cho đoàn học sinh giỏi của Hà Nội tham gia lễ dâng hương và xuất quân dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2016-2017 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về buổi lễ được đăng tải trên mạng xã hội đã vấp phải sự phản đối của nhiều người cũng như giới chuyên gia giáo dục về dòng chữ “lễ dâng hương cho học sinh giỏi”. Dòng chữ này in trên tấm băng rôn: “Lễ dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2016-2017”.
Sáng 30/12, sở GD&ĐT đứng ra tổ chức cho đoàn học sinh giỏi của Hà Nội tham gia lễ dâng hương và xuất quân dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2016-2017 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về buổi lễ được đăng tải trên mạng xã hội đã vấp phải sự phản đối của nhiều người cũng như giới chuyên gia giáo dục về dòng chữ “lễ dâng hương cho học sinh giỏi”. Dòng chữ này in trên tấm băng rôn: “Lễ dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2016-2017”.
Hình ảnh gây sự bức xúc trong dư luận xã hội.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, cô Lê Thị Loan (nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng: “Trước hết chúng ta phải nhìn nhận rằng đây hoạt động ra quân và cầu may mắn cho các em trước khi đi thi là một việc tâm linh không hề có sự mê tín dị đoan ở đây. Đây là việc làm rất bình thường, muôn đời nay chúng ta vẫn làm vậy”.
“Về mặt ngữ pháp người ta hiểu ngay là không chuẩn. Dâng hương là hành động của những người còn sống dành cho anh hùng liệt sĩ, người có công hoặc những người có vai trò quan trọng đã về với tiên tổ. Tuy nhiên ngành giáo dục Hà Nội lại dùng dòng chữ này để dành cho những em học sinh thì là một sai lầm hết sức trầm trọng, cô Loan giải thích.
“Cái sai này thật buồn không xuất phát từ đơn vị nào khác mà lại xuất phát từ chính ngành giáo dục, những người dạy chữ”, cô Loan nói.
Cô Lê Thị Loan: "Cái sai này thật buồn không xuất phát từ đơn vị nào khác mà lại xuất phát từ chính ngành giáo dục".
Một Giám đốc nhà xuất bản Sách tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi thực sự bức xúc trước việc này".
Vị này cho biết, đây không chỉ là lỗi nhầm lẫn đơn thuần mà là sự thiếu hiểu biết của những người làm việc này. Sở Giáo dục của Thủ đô mà làm như vậy thì không thể chấp nhận được.
“Lễ dâng hương chỉ dành cho những người đã mất, chứ không dùng trong hoàn cảnh này”, vị này nói.
Còn chuyên gia Văn hóa Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Có thể đây là một việc nhầm lẫn. Tuy nhiên nhầm lẫn này lại rất tai hại. Nếu những người làm việc này không nghiêm túc sửa sai thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con trẻ”.
Giáo sư văn hóa Ngô Đức Thịnh.
Nhà giáo về hưu Kiều Bảo (Thạch Thất – Hà Nội) nêu quan điểm: “Thời gian gần đây qua báo đài tôi được biết những thầy, cô giáo, cán bộ công chức cả nước đang được nâng cao trình độ bằng việc học ngoại ngữ. Đặc biệt là những cán bộ công chức làm việc trực tiếp cho các Sở giáo dục thậm chí còn biết hai, ba tiếng ngoại ngữ. Nhưng dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà dùng tiếng Việt cũng sai thì không thể chấp nhận được”.
“Ngành giáo dục Thủ đô cũng như các đơn vị khác trên cả nước cũng phải rút kinh nghiệm từ việc này. Nếu những thầy cô mà còn sai thì làm sao có thể dạy được học sinh của mình”, Nhà giáo Kiều Bảo khẳng định.
Tác giả bài viết: Công Luân
Nguồn tin: