Những chuyến đi nhiều cảm xúc của phượt thủ Việt năm 2016
- 16:06 30-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bị ngất xỉu lúc nửa đêm trong nhà tắm khỏa thân onsen ở Nhật Bản, hay bị hỏng xe trong đêm khi đi đường núi mưa lớn ở Đài Loan là những trải nghiệm nhớ đời của các phượt thủ Việt trong năm qua.
Mỗi chuyến đi đều để lại cho các phượt thủ những kỷ niệm đáng nhớ để chia sẻ với bạn bè.
Trần Việt Phương (Travip)
Là tác giả của cuốn sách du ký Chạm ngõ thiên đường, Travip thường xuyên đi và nhiệt tình chia sẻ lịch trình, bí quyết, thông tin về các hãng bay, điểm đến trên blog cá nhân.
Năm 2016 là năm Travip hướng nhiều hơn đến châu Á, trong đó có một chuyến dài xuyên Đông Nam Á và mỗi nơi đều có những kỷ niệm khó quên. Anh đi Penang (Malaysia) 3 lần trong năm nay vì quá thích thú sự yên bình nơi đây. Với anh, Đông Timor nghèo khó, non trẻ nhất Đông Nam Á nhưng đầy sắc màu và con người thân thiện.
“Banda Aceh giờ đây đã khác sau 12 năm nhưng những ký ức ở đó thì còn mãi. Tôi gặp người lái xe becak (một dạng xe máy cải tiến chở khách) mất toàn bộ 5 anh chị em trong nhà sau trận sóng thần. Qua thời gian, anh phải chấp nhận mất họ mãi mãi và chẳng biết thi thể họ giờ nằm ở đâu trong đống mồ tập thể hay trôi giữa đại dương”, Travip chia sẻ.
Đinh Hằng
Tác giả của hai cuốn sách du ký Quá trẻ để chết và Chân đi không mỏi có một năm với những chuyến đi đầy bất ngờ, mà từ lúc quyết định đi đến lúc lên máy bay chỉ có vài ngày. Chạm đến thiên đường biển đảo Maldives vào mùa hè, cô nhớ mãi cảm giác ngồi thuỷ phi cơ từ lúc cất cánh khỏi mặt nước xanh lục bảo đến khi lơ lửng trên bầu trời, hoặc đeo bình dưỡng khí nhảy xuống lòng đại dương để lặn với cá mập, rùa và ngắm thế giới san hô nhiều màu sắc.
Trong hơn nửa tháng ở Đài Loan, Hằng trải qua bốn cơn bão. “Kỷ niệm đáng nhớ nhất ở đây là buổi chiều tôi một mình xuống núi Alishan với chiếc xe máy cà tàng, trong lúc đường núi mưa lớn, cua gắt liên tục và mây mù dày đặc. Xuống núi thành công một cách ngoạn mục thì xe của tôi bị trục trặc giữa đường. Lúc ấy, nếu không có người phụ nữ địa phương tốt bụng giúp đỡ, không biết làm sao tôi có thể trở về thành phố trong đêm”, Hằng nhớ lại.
Được biết đến với tư cách một giáo viên Yoga, tác giả cuốn sách Ta ba lô trên đất Á, Rosie Nguyễn vẫn miệt mài với những chuyến đi và chia sẻ kinh nghiệm. Năm 2016 tháng nào cô cũng đi vài chuyến, dài nhất là hành trình xuyên Việt, kết hợp nói chuyện truyền cảm hứng và tặng sách cho các bạn trẻ trong hơn 30 ngày.
Khởi đầu bằng chuyến đi Nhật Bản hồi đầu năm, Rosie được mời ở trong căn nhà cổ truyền kyo - machiya rất quý của vùng Kyoto, ghé thăm ngôi làng Miyama nổi tiếng với những căn nhà cổ lợp cây lúa mạch hàng trăm năm tuổi. Vì không cẩn thận, cô bị ngất xỉu lúc nửa đêm trong nhà tắm khỏa thân công cộng onsen của Nhật.
Chuyến đi bộ tổng cộng hơn 100 km trên cung đường Tà Năng - Phan Dũng là đáng nhớ nhất. Suốt mấy ngày trời, cô liên tục vác ba lô gần 20 kg trên vai, đi bộ ròng rã mỗi ngày gần 30 cây số xuyên rừng. Nước uống không đủ nên mọi người không cả vệ sinh tắm rửa. Đến ngày gần cuối lương thực sắp cạn, đoàn phải xin gạo cầm hơi từ những người lấy củi hiếm hoi ngang đường.
“Nhưng cảm giác nấu cơm lam ăn bên bếp lửa nóng, và ngủ lều dưới bầu trời sao lấp lánh và rừng cây lao xao tuyệt vời đến nỗi những vất vả trên hành trình dường như không là gì cả”, cô gái sinh năm 1987 cho biết.
Trần Việt Phương (Travip)
Là tác giả của cuốn sách du ký Chạm ngõ thiên đường, Travip thường xuyên đi và nhiệt tình chia sẻ lịch trình, bí quyết, thông tin về các hãng bay, điểm đến trên blog cá nhân.
Năm 2016 là năm Travip hướng nhiều hơn đến châu Á, trong đó có một chuyến dài xuyên Đông Nam Á và mỗi nơi đều có những kỷ niệm khó quên. Anh đi Penang (Malaysia) 3 lần trong năm nay vì quá thích thú sự yên bình nơi đây. Với anh, Đông Timor nghèo khó, non trẻ nhất Đông Nam Á nhưng đầy sắc màu và con người thân thiện.
Mùa thu nước Nga tuyệt đẹp cũng là điểm nhấn trong năm của anh. Ảnh: NVCC.
Mỗi vùng đất đều đem lại cho anh những câu chuyện và bài học thú vị. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là chuyến đi đến Banda Aceh (Indonesia), nơi từng diễn ra động đất và sóng thần cuốn phăng mọi thứ năm 2004.“Banda Aceh giờ đây đã khác sau 12 năm nhưng những ký ức ở đó thì còn mãi. Tôi gặp người lái xe becak (một dạng xe máy cải tiến chở khách) mất toàn bộ 5 anh chị em trong nhà sau trận sóng thần. Qua thời gian, anh phải chấp nhận mất họ mãi mãi và chẳng biết thi thể họ giờ nằm ở đâu trong đống mồ tập thể hay trôi giữa đại dương”, Travip chia sẻ.
Đinh Hằng
Tác giả của hai cuốn sách du ký Quá trẻ để chết và Chân đi không mỏi có một năm với những chuyến đi đầy bất ngờ, mà từ lúc quyết định đi đến lúc lên máy bay chỉ có vài ngày. Chạm đến thiên đường biển đảo Maldives vào mùa hè, cô nhớ mãi cảm giác ngồi thuỷ phi cơ từ lúc cất cánh khỏi mặt nước xanh lục bảo đến khi lơ lửng trên bầu trời, hoặc đeo bình dưỡng khí nhảy xuống lòng đại dương để lặn với cá mập, rùa và ngắm thế giới san hô nhiều màu sắc.
Trong hơn nửa tháng ở Đài Loan, Hằng trải qua bốn cơn bão. “Kỷ niệm đáng nhớ nhất ở đây là buổi chiều tôi một mình xuống núi Alishan với chiếc xe máy cà tàng, trong lúc đường núi mưa lớn, cua gắt liên tục và mây mù dày đặc. Xuống núi thành công một cách ngoạn mục thì xe của tôi bị trục trặc giữa đường. Lúc ấy, nếu không có người phụ nữ địa phương tốt bụng giúp đỡ, không biết làm sao tôi có thể trở về thành phố trong đêm”, Hằng nhớ lại.
Hằng chạy xe một mình lên núi Alishan, đường rừng vắng vẻ. Ảnh: NVCC.
Nguyễn Hoàng Nguyên (Rosie Nguyễn)Được biết đến với tư cách một giáo viên Yoga, tác giả cuốn sách Ta ba lô trên đất Á, Rosie Nguyễn vẫn miệt mài với những chuyến đi và chia sẻ kinh nghiệm. Năm 2016 tháng nào cô cũng đi vài chuyến, dài nhất là hành trình xuyên Việt, kết hợp nói chuyện truyền cảm hứng và tặng sách cho các bạn trẻ trong hơn 30 ngày.
Khởi đầu bằng chuyến đi Nhật Bản hồi đầu năm, Rosie được mời ở trong căn nhà cổ truyền kyo - machiya rất quý của vùng Kyoto, ghé thăm ngôi làng Miyama nổi tiếng với những căn nhà cổ lợp cây lúa mạch hàng trăm năm tuổi. Vì không cẩn thận, cô bị ngất xỉu lúc nửa đêm trong nhà tắm khỏa thân công cộng onsen của Nhật.
Chuyến đi bộ tổng cộng hơn 100 km trên cung đường Tà Năng - Phan Dũng là đáng nhớ nhất. Suốt mấy ngày trời, cô liên tục vác ba lô gần 20 kg trên vai, đi bộ ròng rã mỗi ngày gần 30 cây số xuyên rừng. Nước uống không đủ nên mọi người không cả vệ sinh tắm rửa. Đến ngày gần cuối lương thực sắp cạn, đoàn phải xin gạo cầm hơi từ những người lấy củi hiếm hoi ngang đường.
“Nhưng cảm giác nấu cơm lam ăn bên bếp lửa nóng, và ngủ lều dưới bầu trời sao lấp lánh và rừng cây lao xao tuyệt vời đến nỗi những vất vả trên hành trình dường như không là gì cả”, cô gái sinh năm 1987 cho biết.
Cung trekking Tà Năng- Phan Dũng là thử thách với nhiều phượt thủ. Ảnh: NVCC.
Tác giả bài viết: Má Lúm
Nguồn tin: