Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Sẽ điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông nhẹ nhàng hơn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết chương trình giáo dục phổ thông sắp tới sẽ điều chỉnh theo hướng nhẹ nhàng hơn.
Gửi tác giả bài “Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng..."
"Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC"

Đây là một nội dung được đưa ra tại hội nghị tổng kết chương trình giáo dục phổ thông diễn ra ngày 27/12.

Nhìn nhận về chương trình hiện hành, ông Nhạ cho rằng “vẫn nặng về kiến thức, nhẹ về kỹ năng, đặc biệt là chưa tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.  Về câu trúc thì "đóng" theo các môn chứ không mở theo hướng liên môn, dẫn đến trùng lặp và thiếu hiệu quả trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Một bất cập nữa, đó là chương trình hiện hành chưa đạt được mục tiêu phân luồng do nội dung học thiếu định hướng nghề nghiệp.”

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, một chương trình hiện đại phải có sự logic, tương tác, kế thừa lẫn nhau giữa các bộ phận. Do đó, khi điều chỉnh chương trình cần xem xét theo hướng phát triển năng lực, nhẹ nhàng nhưng không cắt bỏ các nội dung học tập một cách cơ học. Cùng đó, phải đảm bảo logic, thể hiện đặc trưng của từng bậc học.

Tựu trung lại, chương trình sắp tới đây vẫn phải kế thừa những nét tích cực để tránh gây sốc, nhưng phải tạo ra động lực phát triển mới cho giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng nhận định, để thực hiện chương mới, cần có sự chuẩn bị đội ngũ giáo viên.

“Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông mời đội ngũ giáo viên phổ thông đồng hành cùng quá trình đổi mới. Và trách nhiệm của Ban soạn thảo chương trình là huy động mọi người cùng tham gia xây dựng chương trình tổng thể, chương trình bộ môn và biên soạn SGK để có một chương trình và nhiều bộ SGK tốt”.

Bộ trưởng yêu cầu những người tham gia xây dựng CT, biên soạn SGK mới quan tâm đến 2 điều kiện quan trọng: đó là đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp. Tránh tình trạng lệch pha giữa các thành phần tham gia đổi mới để đảm bảo tính đồng bộ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng mong muốn các thầy cô phổ thông tham vấn ban soạn thảo để lý giải vì sao qua các lần chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa trước đây chưa thành công được như ý muốn.

Tác giả bài viết: Thanh Hùng

Nguồn tin: