Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'né' câu hỏi của tòa
- 08:44 30-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bị cáo buộc đã gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 9.000 tỉ đồng nhưng đứng trước tòa phúc thẩm, nguyên chủ tịch HĐQT Phạm Công Danh nhiều lần viện lý do: “sức khỏe yếu nên không nhớ”…
► Đại án Phạm Công Danh: 9.000 tỉ đồng thất thoát đi đâu, về đâu?
► Vợ Phạm Công Danh kháng cáo đòi đồng hồ, nhẫn bị tịch thu
Nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh ở tòa phúc thẩm - Ảnh: T.L
Chiều 29-12, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về hành vi ủy thác đầu tư mua trái phiếu để rút của VNCB 903 tỉ đồng.
Bản án sơ thẩm thể hiện do cần tiền sử dụng nên Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) phải tìm cách rút tiền từ ngân hàng này về Tập đoàn Thiên Thanh (do Danh sáng lập).
Thực hiện chỉ đạo trên, VNCB đã ký hợp đồng ủy thác với nội dung: VNCB ủy thác cho Công ty Quỹ Lộc Việt 2.000 tỉ đồng để thay mặt ngân hàng mua bán các loại trái phiếu.
Trong hợp đồng chỉ định Quỹ Lộc Việt đầu tư mua trái phiếu của 3 công ty: Công ty An Lộc, Công ty Thạch Hà và Công ty Minh Quang. Sau đó, 3 công ty này đều ký hợp đồng mua bán trái phiếu với Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm tổng giám đốc.
Mục đích của việc ủy thác là để VNCB thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư vào trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì số tiền ủy thác đó mới quay lại VNCB để ông Danh sử dụng.
Khai trước tòa, bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận thời điểm tháng 2-2012, VNCB bị Ngân hàng Nhà nước giám sát đặc biệt.
Nếu dịch chuyển số tiền từ 5 tỉ đồng thì phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Việc ủy thác đầu tư 903 tỉ đồng không có ý kiến của tổ giám sát là vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, Phạm Công Danh biện minh thời điểm năm 2012, các ngân hàng rất khó khăn trong huy động vốn nên bị cáo đã phải bán hơn 10 căn nhà để cứu ngân hàng. Việc ủy thác đầu tư cũng nhằm mục đích lấy tiền để chi cho các hoạt động nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
Tòa đặt câu hỏi: “Đề án tái cơ cấu VNCB có cho phép ủy thác mua trái phiếu không?”. Bị cáo Danh không trả lời câu hỏi này mà cho biết: “Tôi đã bán mười mấy căn nhà lấy tiền để chi chăm sóc khách hàng, nếu không làm vậy thì không thể đảm bảo thanh khoản. Tôi làm vậy là vì ngân hàng chứ không vì mục đích cá nhân”…
Toàn bộ số tiền 903 tỉ đồng VNCB ủy thác đầu tư, Quỹ Lộc Việt chỉ giữ lại 3 tỉ đồng, 900 tỉ đồng còn lại được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh sử dụng. Trả lời về số tiền này, có lúc bị cáo Danh khai: “Giờ không nhớ tiêu vào việc gì”.
Trong ngày 29-12, khi được tòa hỏi về các hành vi phạm tội và số tiền ngàn tỉ đã chi tiêu, có hàng chục lần Phạm Công Danh viện lý do: “Vì sức khỏe yếu nên không thể trả lời đầy đủ”, “Vì thời gian xảy ra đã lâu nên không nhớ” …
Bị cáo Danh chỉ khai chung chung là số tiền mấy trăm tỉ rút từ VNCB đã được dùng để chi chăm sóc khách hàng.
Chiều 29-12, các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi về việc chuyển số tiền 851 tỉ đồng giữa Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn (người đã chuyển nhượng ngân hàng cho Danh).
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 9-2016, TAND TP.HCM đã khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước và vi phạm các quy định về cho vay liên quan đến hành vi của bà Phấn và các đối tượng có liên quan.
Ngày 30-12, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.
► Vợ Phạm Công Danh kháng cáo đòi đồng hồ, nhẫn bị tịch thu
Nguyên chủ tịch HĐQT VNCB Phạm Công Danh ở tòa phúc thẩm - Ảnh: T.L
Chiều 29-12, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về hành vi ủy thác đầu tư mua trái phiếu để rút của VNCB 903 tỉ đồng.
Bản án sơ thẩm thể hiện do cần tiền sử dụng nên Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) phải tìm cách rút tiền từ ngân hàng này về Tập đoàn Thiên Thanh (do Danh sáng lập).
Thực hiện chỉ đạo trên, VNCB đã ký hợp đồng ủy thác với nội dung: VNCB ủy thác cho Công ty Quỹ Lộc Việt 2.000 tỉ đồng để thay mặt ngân hàng mua bán các loại trái phiếu.
Trong hợp đồng chỉ định Quỹ Lộc Việt đầu tư mua trái phiếu của 3 công ty: Công ty An Lộc, Công ty Thạch Hà và Công ty Minh Quang. Sau đó, 3 công ty này đều ký hợp đồng mua bán trái phiếu với Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm tổng giám đốc.
Mục đích của việc ủy thác là để VNCB thông qua Quỹ Lộc Việt đầu tư vào trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì số tiền ủy thác đó mới quay lại VNCB để ông Danh sử dụng.
Khai trước tòa, bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận thời điểm tháng 2-2012, VNCB bị Ngân hàng Nhà nước giám sát đặc biệt.
Nếu dịch chuyển số tiền từ 5 tỉ đồng thì phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước. Việc ủy thác đầu tư 903 tỉ đồng không có ý kiến của tổ giám sát là vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, Phạm Công Danh biện minh thời điểm năm 2012, các ngân hàng rất khó khăn trong huy động vốn nên bị cáo đã phải bán hơn 10 căn nhà để cứu ngân hàng. Việc ủy thác đầu tư cũng nhằm mục đích lấy tiền để chi cho các hoạt động nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng.
Tòa đặt câu hỏi: “Đề án tái cơ cấu VNCB có cho phép ủy thác mua trái phiếu không?”. Bị cáo Danh không trả lời câu hỏi này mà cho biết: “Tôi đã bán mười mấy căn nhà lấy tiền để chi chăm sóc khách hàng, nếu không làm vậy thì không thể đảm bảo thanh khoản. Tôi làm vậy là vì ngân hàng chứ không vì mục đích cá nhân”…
Toàn bộ số tiền 903 tỉ đồng VNCB ủy thác đầu tư, Quỹ Lộc Việt chỉ giữ lại 3 tỉ đồng, 900 tỉ đồng còn lại được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh sử dụng. Trả lời về số tiền này, có lúc bị cáo Danh khai: “Giờ không nhớ tiêu vào việc gì”.
Trong ngày 29-12, khi được tòa hỏi về các hành vi phạm tội và số tiền ngàn tỉ đã chi tiêu, có hàng chục lần Phạm Công Danh viện lý do: “Vì sức khỏe yếu nên không thể trả lời đầy đủ”, “Vì thời gian xảy ra đã lâu nên không nhớ” …
Bị cáo Danh chỉ khai chung chung là số tiền mấy trăm tỉ rút từ VNCB đã được dùng để chi chăm sóc khách hàng.
Chiều 29-12, các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi về việc chuyển số tiền 851 tỉ đồng giữa Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn (người đã chuyển nhượng ngân hàng cho Danh).
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 9-2016, TAND TP.HCM đã khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước và vi phạm các quy định về cho vay liên quan đến hành vi của bà Phấn và các đối tượng có liên quan.
Ngày 30-12, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.
Tác giả bài viết: Tâm Lụa
Nguồn tin: