Thông tin mới nhất về vụ 2 bệnh nhân tử vong tại BVĐK Trí Đức
- 15:03 28-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vụ việc 2 bệnh nhân tử vong trong cùng một buổi sáng ngày 25-12 vừa qua sau khi được gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức đang gây xôn xao dư luận bởi đây là sự cố y khoa nghiêm trọng nhất xảy ra trên địa bàn Hà Nội trong năm 2016. Cơ quan điều tra đã vào cuộc để làm rõ nguyên nhân tử vong cũng như trách nhiệm của những người có liên quan...
► 2 ca chết sau gây mê: Thuốc bảo quản đúng quy trình
► ‘Không thể ngờ chồng tôi lại mất vì cắt amidan’
► Bệnh nhân chết tại BVĐK Trí Đức: 2 thành viên kíp mổ không phải cán bộ của bệnh viện?
► 10 y bác sĩ tham gia ca mổ có 2 bệnh nhân tử vong bị đình chỉ phẫu thuật
Các nạn nhân đều có dấu hiệu sốc phản vệ
Hai bệnh nhân xấu số là chị Quách Thị Mai P. (SN 1979, ở quận Ba Đình, Hà Nội) và anh Hoàng Văn T. (SN 1982, hiện ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội). Sáng 25-12, cả hai đều có biểu hiện sốc phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (219 Lê Duẩn, Hà Nội), sau đó được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai và tử vong tại đây.
Theo đó, bệnh nhân Quách Thị Mai P. được chẩn đoán bị đau thùy tuyến giáp, được chỉ định phẫu thuật cắt u 2 thùy tuyến giáp. Kíp mổ gồm 1 bác sĩ mổ, 1 bác sĩ gây mê, 1 kỹ thuật viên gây mê, 2 dụng cụ viên. Khoảng 8h15, bệnh nhân được tiêm Atropine 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg (tiền mê), 15 phút sau có sử dụng tiếp 100mg Diprivan và 30mg Esmeron. Chỉ sau 30 giây, bệnh nhân đã có dấu hiệu sốc phản vệ và được tiến hành cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai.
Còn anh Hoàng Văn T. được chẩn đoán bị viêm xoang mãn - viêm amidal lệch vách ngăn - sùi vòm nên được chỉ định phẫu thuật nội soi xoang - cắt amidal - chỉnh hình vách ngăn - nạo sùi vòm. Bệnh nhân được tiêm Atropin 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg (tiền mê), sau 15 phút sử dụng tiếp 120mg Diprivan và 30mg Esmeron. Kíp mổ cho bệnh nhân cũng gồm 1 bác sỹ mổ chính, 1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên gây mê và 2 dụng cụ viên. Sau 30 giây có dấu hiệu sốc phản vệ và được các bác sĩ cấp cứu tại phòng mổ, rồi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, cả 2 bệnh nhân đã tử vong.
► ‘Không thể ngờ chồng tôi lại mất vì cắt amidan’
► Bệnh nhân chết tại BVĐK Trí Đức: 2 thành viên kíp mổ không phải cán bộ của bệnh viện?
► 10 y bác sĩ tham gia ca mổ có 2 bệnh nhân tử vong bị đình chỉ phẫu thuật
Các nạn nhân đều có dấu hiệu sốc phản vệ
Hai bệnh nhân xấu số là chị Quách Thị Mai P. (SN 1979, ở quận Ba Đình, Hà Nội) và anh Hoàng Văn T. (SN 1982, hiện ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội). Sáng 25-12, cả hai đều có biểu hiện sốc phản vệ tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (219 Lê Duẩn, Hà Nội), sau đó được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai và tử vong tại đây.
Theo đó, bệnh nhân Quách Thị Mai P. được chẩn đoán bị đau thùy tuyến giáp, được chỉ định phẫu thuật cắt u 2 thùy tuyến giáp. Kíp mổ gồm 1 bác sĩ mổ, 1 bác sĩ gây mê, 1 kỹ thuật viên gây mê, 2 dụng cụ viên. Khoảng 8h15, bệnh nhân được tiêm Atropine 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg (tiền mê), 15 phút sau có sử dụng tiếp 100mg Diprivan và 30mg Esmeron. Chỉ sau 30 giây, bệnh nhân đã có dấu hiệu sốc phản vệ và được tiến hành cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai.
Còn anh Hoàng Văn T. được chẩn đoán bị viêm xoang mãn - viêm amidal lệch vách ngăn - sùi vòm nên được chỉ định phẫu thuật nội soi xoang - cắt amidal - chỉnh hình vách ngăn - nạo sùi vòm. Bệnh nhân được tiêm Atropin 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg (tiền mê), sau 15 phút sử dụng tiếp 120mg Diprivan và 30mg Esmeron. Kíp mổ cho bệnh nhân cũng gồm 1 bác sỹ mổ chính, 1 bác sỹ gây mê, 1 kỹ thuật viên gây mê và 2 dụng cụ viên. Sau 30 giây có dấu hiệu sốc phản vệ và được các bác sĩ cấp cứu tại phòng mổ, rồi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, cả 2 bệnh nhân đã tử vong.
Bệnh viện Đa khoa Trí Đức, nơi xảy ra sự cố 2 bệnh nhân tử vong sáng 25-12.
Sau khi nhận thông tin vụ việc, Công an quận Hai Bà Trưng đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội tiến hành niêm phong phòng mổ, vỏ thuốc và sổ sách liên quan đến ca gây mê cho 2 bệnh nhân. Sở Y tế Hà Nội cũng đã kiểm tra, niêm phong, bảo quản các thuốc có liên quan phục vụ gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức; đồng thời tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại bệnh viện này, đình chỉ các cá nhân tham gia 2 kíp mổ để phục vụ công tác điều tra.
Chiều 25-12, Viện Pháp y Quốc gia đã tiến hành pháp y tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của các nạn nhân. Sơ bộ, cả hai nạn nhân đều có những dấu hiệu của sốc phản vệ như phổi căng phù màu tím sẫm, gan lách, dạ dày, thận xung huyết...
Ngày 26-12, trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức sau khi gây mê nêu trên, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, đoàn cán bộ của Sở Y tế đã có mặt tại Bệnh viện Trí Đức, cùng phối hợp với cơ quan công an để làm việc.
Theo báo cáo của lãnh đạo Bệnh viện Trí Đức, lô thuốc sử dụng cho hai bệnh nhân này đã sử dụng cho bệnh nhân khác và không xảy ra tai biến. Theo bà Hà, Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với nhà cung cấp loại thuốc gây mê trên, xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân thì đây là những thuốc thông thường vẫn sử dụng tại các bệnh viện.
Đoàn kiểm tra chuyên môn cũng đã kiểm tra điều kiện bảo quản thuốc tại Bệnh viện Trí Đức. Kết quả cho thấy điều kiện đảm bảo phù hợp với nhiệt độ, độ ẩm của thuốc. Toàn bộ số thuốc còn lại của bệnh viện cũng đã được niêm phong.
Trả lời câu hỏi tại sao sau khi đã xảy ra một ca tai biến sau tiêm thuốc gây mê thì vẫn trong buổi sáng đó Bệnh viện Trí Đức lại tiếp tục sử dụng cùng loại thuốc gây mê này để tiêm cho bệnh nhân thứ 2, dẫn đến 2 ca tử vong, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận, đúng là cả 2 nạn nhân tử vong đều được sử dụng cùng một loại thuốc gây mê. Tuy nhiên, đây là 2 ca phẫu thuật được thực hiện gần như song song, tại 2 phòng mổ, với 2 kíp mổ khác nhau. Không có chuyện ca mổ trước xảy ra tai biến rồi, ca mổ sau mới bắt đầu.
"Cả 2 bệnh nhân được thực hiện tiền mê tại Bệnh viện Trí Đức cách nhau 20 phút. Sau tiền mê 30 giây bệnh nhân tím tái, khó thở, tụt huyết áp, lú lẫn, lơ mơ. Thuốc bệnh nhân sử dụng là giống nhau, chỉ khác nhau liều lượng. Bệnh nhân xuất hiện cùng triệu chứng huyết áp tụt. Để tìm ra nguyên nhân vụ việc, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Trí Đức rà soát lại toàn bộ quy trình gây mê, hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân" - bà Trần Thị Nhị Hà thông tin.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, qua đánh giá ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán 2 nạn nhân tử vong là do sốc phản vệ. Tuy nhiên, đó chỉ là những nghi vấn ban đầu, còn kết quả cuối cùng phải phụ thuộc vào khám nghiệm tử thi của 2 bệnh nhân.
Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã ký quyết định đình chỉ hoàn toàn hoạt động phẫu thuật, thủ thuật có liên quan đến sử dụng thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức. Sở Y tế cũng sẽ thành lập hội đồng chuyên môn của ngành để xem xét đánh giá vụ việc.
Được biết, cơ quan công an đã làm việc với 2 bác sĩ chịu trách nhiệm về gây mê ở hai kíp mổ, lấy lời tường trình tại thời điểm xảy ra sự cố. Trao đổi với phóng viên ANTG, chiều 26-12, lãnh đạo Phòng PC45 Công an TP Hà Nội cho biết, vụ việc đang được đơn vị này tiến hành điều tra, làm rõ.
Nguy cơ sốc phản vệ khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân
Trong những năm gần đây, nhiều người dân đã đến với các cơ sở y tế tư nhân do bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước quá tải. Nhiều cơ sở y tế tư nhân được thành lập và phát triển không ngừng, quy mô từ phòng khám đa khoa, chuyên khoa đến các bệnh viện tư, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Song bên cạnh đó, những sai phạm ở các mức độ khác nhau tại các cơ sở y tế tư nhân cũng đang có xu hướng tăng, gây ra bức xúc, phẫn nộ của người bệnh và cộng đồng.
Nhiều chủ đầu tư thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân vì quá coi trọng lợi ích vật chất, không tuân thủ các quy định về khám chữa bệnh, coi thường pháp luật... đã dẫn đến những hậu quả đau lòng như làm chết bệnh nhân.
Tìm hiểu của phóng viên ANTG, trước đây, tại Hà Nội đã xảy ra một số vụ tử vong sau khi gây tê, gây mê tại các cơ sở thẩm mỹ. Điển hình như trưa ngày 4-1-2013, anh Trần Tuấn Anh (SN 1976, trú tại Hải Phòng) đưa chị gái Trần Thị Thu Hương (SN 1971) đến thẩm mỹ viện Linh Nhung tại 255 Xã Đàn (Phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) để xoá sẹo. Đến 17 giờ cùng ngày, chị Hương được bác sỹ là chủ thẩm mỹ viện cùng 2 nhân viên đưa lên tầng 4 để thử phản ứng gây tê, sau đó chị Hương có biểu hiện sốc phản vệ. Ngay sau đó chị Hương đã được thẩm mỹ viện đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, đến 2 giờ ngày 5-1 chị Hương đã tử vong.
Bệnh nhân đã tử vong khi được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Tháng 5-2011, Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Ái, Giám đốc Thẩm mỹ viện Hà Nội theo Điều 99 BLHS về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Mặc dù trong giấy phép kinh doanh không được phép tiến hành phẫu thuật nâng ngực nhưng vị bác sĩ này vẫn tiến hành ca phẫu thuật nâng ngực cho chị Bùi Bích Lộc tại Cơ sở Thẩm mỹ viện Hà Nội. Hơn 12 giờ sau khi được phẫu thuật, chị Lộc có hiện tượng khó thở và đã tử vong...
Theo PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam cho rằng, sốc phản vệ trong gây mê có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tai biến có thể xảy ra với tất cả các thủ thuật có thể can thiệp vào người bệnh cũng như tất cả các vật thể lạ đưa vào cơ thể người bệnh (thuốc men, vắc xin…). Bác sĩ gây mê luôn phải sẵn sàng để đối phó với nó vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thông thường trong một ca phẫu thuật, một kíp gây mê bao giờ cùng gồm một bác sĩ gây mê và một điều dưỡng phụ mê. Điều dưỡng phụ mê là người chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện, dụng cụ, thuốc men và đường truyền, máy theo dõi để phụ giúp cho bác sĩ gây mê. Còn bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, tức các quyết định về kỹ thuật gây mê, các thủ thuật trên người bệnh.
Trước khi bước vào phòng phẫu thuật để tiến hành gây mê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân trước mê, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Các thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm là bắt buộc. Tất cả liên quan đến chức năng sống của bệnh nhân đều phải được thăm khám, thăm dò và tìm hiểu một cách kỹ càng.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), quy trình khám trước gây mê tại các cơ sở y tế được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT ngày 20-8-2012 của Bộ Y tế như sau: a) Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật; b) Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh; c) Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu); d) Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện; đ) Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê - hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê - hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê - hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê - hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật. Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, vụ việc 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Trí Đức là sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra trong quá trình gây mê bệnh nhân. Hoạt động về khám chữa bệnh đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người. Bộ luật Hình sự 1999 cũng đã quy định rõ hành vi vi phạm các quy định về khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, các dịch vụ y tế mà gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe công dân sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của luật sư, để xác định nguyên nhân 2 bệnh nhân bị tử vong thì cần thiết lập Hội đồng chuyên môn giải phẫu tử thi làm rõ. Kết luận của cơ quan chuyên môn sẽ là căn cứ xác định giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Nếu bác sỹ gây mê không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình được quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn thi hành là nguyên nhân dẫn tới 2 bệnh nhân tử vong thì sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 1999. Ngoài ra, các bác sỹ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tính mạng cho các nạn nhân. |
Tác giả bài viết: H.Vũ
Nguồn tin: