HLV Miura đã đúng khi nhận định về hạn chế của cầu thủ HA Gia Lai
- 07:35 28-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhìn những hạn chế của nhiều cầu thủ HA Gia Lai hiện ra tại giải U21 quốc tế mà không khỏi nhớ đến HLV Miura. Kỳ thực vị HLV người Nhật từng chỉ ra rất chính xác những mặt hạn chế này và từng giúp nhiều cầu thủ của HA Gia Lai tiến bộ với cách nhắc đúng của mình.
Người nâng tầm Văn Toàn, Công Phượng
HLV Miura chưa từng dẫn dắt CLB HA Gia Lai hay đội U21 HA Gia Lai, nhưng thế hệ hiện tại của đội bóng phố núi có nhiều cầu thủ từng làm việc với vị HLV người Nhật. Và thực tế là những nhận xét của HLV Miura về thế hệ hiện tại của HA Gia Lai khá chính xác, thậm chí nhiều cầu thủ nhờ vị HLV này mà tiến bộ cho đến ngày nay.
Rõ nhất là trường hợp của Văn Toàn. Chính HLV Miura là người đã kéo Văn Toàn từ vị trí trung phong sang đá tiền vệ cánh. Và hoá ra đấy lại là vị trí phù hợp nhất đối với một cầu thủ giàu tốc độ nhưng lại bất lợi về thể hình như Văn Toàn.
Hồi Văn Toàn đá cho đội bóng phố núi và cả trong màu áo đội tuyển U19 Việt Nam, rất ít người hình dung rằng Văn Toàn có thể chơi ở vị trí nào khác vị trí tiền đạo. Thế nhưng, khi Văn Toàn lên tuyển, HLV Miura nhận ra ngay rằng với thể hình nhỏ của mình, Văn Toàn khó toả sáng ở vị trí tiền đạo mũi nhọn vốn càng ngày càng chuộng các trung phong lực lưỡng.
Ông Miura khôn khéo điều chỉnh Văn Toàn về đá tiền vệ cánh và bây giờ thì nhiều người đã thấy vị HLV người Nhật sáng suốt như thế nào.
HLV Miura chưa từng dẫn dắt CLB HA Gia Lai hay đội U21 HA Gia Lai, nhưng thế hệ hiện tại của đội bóng phố núi có nhiều cầu thủ từng làm việc với vị HLV người Nhật. Và thực tế là những nhận xét của HLV Miura về thế hệ hiện tại của HA Gia Lai khá chính xác, thậm chí nhiều cầu thủ nhờ vị HLV này mà tiến bộ cho đến ngày nay.
Rõ nhất là trường hợp của Văn Toàn. Chính HLV Miura là người đã kéo Văn Toàn từ vị trí trung phong sang đá tiền vệ cánh. Và hoá ra đấy lại là vị trí phù hợp nhất đối với một cầu thủ giàu tốc độ nhưng lại bất lợi về thể hình như Văn Toàn.
Hồi Văn Toàn đá cho đội bóng phố núi và cả trong màu áo đội tuyển U19 Việt Nam, rất ít người hình dung rằng Văn Toàn có thể chơi ở vị trí nào khác vị trí tiền đạo. Thế nhưng, khi Văn Toàn lên tuyển, HLV Miura nhận ra ngay rằng với thể hình nhỏ của mình, Văn Toàn khó toả sáng ở vị trí tiền đạo mũi nhọn vốn càng ngày càng chuộng các trung phong lực lưỡng.
Ông Miura khôn khéo điều chỉnh Văn Toàn về đá tiền vệ cánh và bây giờ thì nhiều người đã thấy vị HLV người Nhật sáng suốt như thế nào.
Thời điểm Công Phượng chơi hay nhất lại là thời điểm mà anh được huấn luyện bởi HLV Miura (ảnh: Nguyễn Đình)
Trường hợp ngược lại liên quan đến Công Phượng. Đến lúc HLV Miura không còn ở Việt Nam, người ta mới thấy chỉ có vị HLV người Nhật mới là HLV thích hợp nhất để khai thác tài năng của Công Phượng từ trước đến nay.
Ông Miura vẫn cho phép Công Phượng phô diễn kỹ thuật cá nhân khéo léo của cầu thủ này, nhưng chỉ ở những khu vực được phép xử lý cá nhân và trong những thời điểm được phép làm việc đấy.
HLV Miura đi rồi, không HLV nào biết cách nhắc hay đơn giản là dám nhắc Công Phượng ở thời điểm nào, vị trí nào thì nên làm những gì? Từ HLV Graechen Guillaume cho đến HLV Nguyễn Hữu Thắng cứ để Công Phượng đá tự phát, nhưng Công Phượng càng tự phát thì càng lạc lỏng giữa môi trường bóng đá hiện đại, càng dễ bị bắt bài.
Những nhận xét có giá trị của vị HLV người Nhật
Nếu HLV Miura là người ngồi trong khu kỹ thuật, có thể ông sẽ nhắc Công Phượng không nên thực hiện pha đá luân lưu theo kiểu Panenka ở trận bán kết gặp Yokohama (Nhật Bản). Đấy là kiểu đá chỉ dành cho những siêu sao hàng đầu, ở những thời điểm họ thăng hoa nhất về mặt tinh thần cũng như kỹ thuật, để lỡ có sút hỏng cũng... không sao.
Kéo Văn Toàn từ vị trí tiền đạo ra đá tiền vệ cánh cũng là công lớn của HLV Miura (ảnh: Nguyễn Đình)
Đằng này, nhìn cách Công Phượng đá thẳng bóng vào lưới sau khi thực hiện quả đá luân lưu không thành công (tình huống mà nếu trọng tài nghiêm khắc, Công Phượng có thể nhận thẻ vàng), thấy rõ là tâm lý của Công Phượng ở thời điểm thực hiện pha đá Panenka đấy không thoải mái, nhưng anh vẫn đá luân lưu theo kiểu nghệ sĩ, bất chấp có thể biến công sức trong 90 phút trước đó của đồng đội thành công cốc.
Chẳng ai nhắc Công Phượng là anh nên làm gì và không nên làm gì, khiến cho ngôi sao số 1 của bóng đá Việt Nam càng lúc càng mất phương hướng.
Người ta còn nhớ đến HLV Miura khi ông từng chỉ ra những Tuấn Anh, Xuân Trường cần gì để hiệu quả hơn trong vai trò tiền vệ trung tâm, nhất là về mặt thể lực, để giờ họ dần thay đổi và phù hợp với bóng đá đỉnh cao.
Và người ta cũng chợt nhận ra rằng HLV Miura không phải không có lý khi từng gọi lên đội tuyển U23 Việt Nam hơn chục cầu thủ xuất thân từ học viện HA Gia Lai – JMG nhưng chỉ giữ lại vài người. Bởi, cho đến giờ, quả là những Hồng Duy, Đông Triều, Văn Sơn cũng chưa có gì nổi bật so với phần còn lại của bóng đá nội, cho dù quyết định hồi đấy của HLV Miura khiến nhiều người không thích.
Nếu không có Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, những cầu thủ vừa nêu thậm chí còn chưa làm nên trò trống gì ở giải U21 quốc gia (giải quốc gia thôi, chứ chưa phải giải quốc tế), huống hồ là việc thi đấu ở những giải đấu có đẳng cấp cao hơn.
Có những nhân vật, khi người ta đi rồi, người xung quanh mới cảm thấy tiếc về sự vắng mặt của họ, mới dần nhận ra giá trị của họ. HLV Miura là một nhân vật như thế, bởi hoá ra, cho đến giờ, vị HLV người Nhật mới là nhân vật thích hợp nhất trong việc nâng tầm dàn cầu thủ trẻ của bầu Đức, mà chính người trong cuộc cũng không nhận ra, khi ông Miura còn tại vị!
Tác giả bài viết: Trọng Vũ
Nguồn tin: