Thỏa sức liên tưởng với đề Văn về hình ảnh người thanh niên trèo thang
- 07:49 26-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đề Văn về hình ảnh một người thanh niên trên đống thang xếp chồng được chia sẻ nhiều về trên mạng xã hội trong những ngày qua. Rất nhiều người háo hức đưa ra “đáp án” bằng sự liên tưởng, cách nhìn của mình.
Bức tranh có hình ảnh một người thanh niên mặc comple chỉn chu đang đứng trên rất nhiều chiếc thang xếp chồng lên nhau đang cố gắng để vượt qua bức tường cao trước mặt.
Dưới bức ảnh, đề thi yêu cầu: Trong hình trên phải chăng người thanh niên không thể vượt qua được bức tường vì chưa đủ số thang?
Từ việc trả lời câu hỏi ấy, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình.
Trên các diễn đàn, rất nhiều người, trong đó có đông đảo giáo viên, học sinh tỏ ra thích thú với đề Văn này. Mọi người đánh giá đề Văn lạ, sáng tạo và đặc biệt đề thật sự “bung”, không áp đặt một nội dung hay chủ đề cụ thể nào. Người làm bài phải tự tìm nội dung đề để nghị luận theo cách nhìn, cách hiểu của mình bằng sự liên tưởng từ bức ảnh.
Không có một đáp án cụ thể nên rất nhiều nội dung, vấn đề khác nhau từ bức ảnh được mọi người thả sức đưa ra nghị luận. Tuy nhiên, nhiều người cùng chung ý tưởng khi đề cập đến vấn đề học hành, bằng cấp, thất nghiệp hiện nay khi nhìn vào bức ảnh.
“Trông người đàn ông này ra dáng một người đàng hoàng có ăn học. Có thể nói rằng người đàn ông này là dân tri thức. Bậc thang mà ông ta đang đứng lên giống như bằng cấp vậy. Có người có rất nhiều bằng cấp nhưng cái đầu lại rỗng tếch không có tí kiến thức nào.
Hình này có lẽ là phê phán và phản ánh thực trạng những tri thức trẻ ngày nay bằng tiến sĩ, thạc sĩ có đầy nhưng vẫn thất nghiệp. Do học nhưng không biết vận dụng cho đúng nên không thể leo qua bức tường để xây dựng tương lai của mình”.
Học nhiều nhưng không thực tế - vấn đề nghị luận từ bức ảnh của bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Cũng tương tự cách nhìn trên, một cư dân mạng khác đặt vấn đề, trông người thanh niên ăn mặc rất sang trọng, thể hiện là một người có ăn học. Thế nhưng tại sao lại không thể vượt qua bức tường chỉ cách bàn tay ông vài bậc nhỏ trong khi dưới chân ông có rất nhiều thang?
Phải chăng hình ảnh này cũng nói lên một phần nào về cách dạy kiến thức cho học sinh. Chúng ta đang cung cấp cho học trò thật nhiều kiến thức, đào tạo ra một con người có kiến thức nhưng chẳng biết vận dụng chúng, có kiến thức rồi cũng trở thành vô dụng, có bằng cấp rồi tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng…
Bạn Thanh Toàn đưa ra quan điểm: Có bao nhiêu chiếc thang không quan trọng, quan trọng là bạn có biết cách sử dụng chúng không? Ví như việc bạn học và cầm một tấm bằng cử nhân, thạc sĩ... và rồi bạn tự gắn lên mình các nhãn như thế nhưng lại thiếu kinh nghiệm vào thực tiễn thì bạn cũng như người đang đứng trên những chiếc thang đó.
Cô Nguyễn Thanh Mai, giáo viên dạy Văn chia sẻ, đề Văn này gây hứng thú cho mọi người trước hết nó khá mới mẻ trong cách thể hiện, đưa một bức ảnh vào đề thay cho văn bản. Rồi yêu cầu của đề không hề áp đặt bất cứ vấn nội dung hay vấn đề nào cho học sinh. Trước khi làm bài, các em sẽ động não trả lời câu hỏi cho mình: Nghị luận về vấn đề gì? Đề không hề dễ nhưng tạo nhiều cơ hội để học sinh thể hiện khả năng liên tưởng, khả năng lập luận, phân tích vấn đề.
Tuy nhiên, giáo viên này bộc bạch, đề mở cũng cần đi với một đáp án thật sự mở và chấp nhận cái nhìn khác, thậm chí trái chiều của học sinh. Miễn sao các em phải lập luận, diễn giải cho vấn đề, quan điểm của mình.
Được biết, đề Văn này xuất hiện trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Văn năm học 2014-2015 của TPHCM. Hiện đề đang nằm trong tuyển tập đề thi của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Dưới bức ảnh, đề thi yêu cầu: Trong hình trên phải chăng người thanh niên không thể vượt qua được bức tường vì chưa đủ số thang?
Từ việc trả lời câu hỏi ấy, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình.
Trên các diễn đàn, rất nhiều người, trong đó có đông đảo giáo viên, học sinh tỏ ra thích thú với đề Văn này. Mọi người đánh giá đề Văn lạ, sáng tạo và đặc biệt đề thật sự “bung”, không áp đặt một nội dung hay chủ đề cụ thể nào. Người làm bài phải tự tìm nội dung đề để nghị luận theo cách nhìn, cách hiểu của mình bằng sự liên tưởng từ bức ảnh.
Đề Văn nghị luận về bức ảnh đang "kích thích" cộng đồng mạng
“Trông người đàn ông này ra dáng một người đàng hoàng có ăn học. Có thể nói rằng người đàn ông này là dân tri thức. Bậc thang mà ông ta đang đứng lên giống như bằng cấp vậy. Có người có rất nhiều bằng cấp nhưng cái đầu lại rỗng tếch không có tí kiến thức nào.
Hình này có lẽ là phê phán và phản ánh thực trạng những tri thức trẻ ngày nay bằng tiến sĩ, thạc sĩ có đầy nhưng vẫn thất nghiệp. Do học nhưng không biết vận dụng cho đúng nên không thể leo qua bức tường để xây dựng tương lai của mình”.
Học nhiều nhưng không thực tế - vấn đề nghị luận từ bức ảnh của bạn Nguyễn Anh Tuấn, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Cũng tương tự cách nhìn trên, một cư dân mạng khác đặt vấn đề, trông người thanh niên ăn mặc rất sang trọng, thể hiện là một người có ăn học. Thế nhưng tại sao lại không thể vượt qua bức tường chỉ cách bàn tay ông vài bậc nhỏ trong khi dưới chân ông có rất nhiều thang?
Phải chăng hình ảnh này cũng nói lên một phần nào về cách dạy kiến thức cho học sinh. Chúng ta đang cung cấp cho học trò thật nhiều kiến thức, đào tạo ra một con người có kiến thức nhưng chẳng biết vận dụng chúng, có kiến thức rồi cũng trở thành vô dụng, có bằng cấp rồi tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng…
Bạn Thanh Toàn đưa ra quan điểm: Có bao nhiêu chiếc thang không quan trọng, quan trọng là bạn có biết cách sử dụng chúng không? Ví như việc bạn học và cầm một tấm bằng cử nhân, thạc sĩ... và rồi bạn tự gắn lên mình các nhãn như thế nhưng lại thiếu kinh nghiệm vào thực tiễn thì bạn cũng như người đang đứng trên những chiếc thang đó.
Cô Nguyễn Thanh Mai, giáo viên dạy Văn chia sẻ, đề Văn này gây hứng thú cho mọi người trước hết nó khá mới mẻ trong cách thể hiện, đưa một bức ảnh vào đề thay cho văn bản. Rồi yêu cầu của đề không hề áp đặt bất cứ vấn nội dung hay vấn đề nào cho học sinh. Trước khi làm bài, các em sẽ động não trả lời câu hỏi cho mình: Nghị luận về vấn đề gì? Đề không hề dễ nhưng tạo nhiều cơ hội để học sinh thể hiện khả năng liên tưởng, khả năng lập luận, phân tích vấn đề.
Tuy nhiên, giáo viên này bộc bạch, đề mở cũng cần đi với một đáp án thật sự mở và chấp nhận cái nhìn khác, thậm chí trái chiều của học sinh. Miễn sao các em phải lập luận, diễn giải cho vấn đề, quan điểm của mình.
Được biết, đề Văn này xuất hiện trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Văn năm học 2014-2015 của TPHCM. Hiện đề đang nằm trong tuyển tập đề thi của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Tác giả bài viết: Lê Đăng Đạt
Nguồn tin: