Ma trận liên kết dạy ngoại ngữ, tất cả do Sở Giáo dục?
- 16:56 23-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Học sinh - chủ thể của giáo dục hầu như không hề hay biết gì chương trình liên kết, hoặc có khi trở thành đối tượng dùng để "thí nghiệm" của đề án này.
"Lá bùa" của Sở Giáo dục
Theo tìm hiểu, các Trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội muốn được liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, trước hết họ phải được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng giáo dục trên địa bàn quận/huyện.
Cụ thể, tại thông báo của một trung tâm anh ngữ Việt - Úc gửi phụ huynh trường Nguyễn Bá Ngọc nêu rõ,
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đồng ý cho Trung tâm Anh ngữ Việt - Úc tiếp tục triển khai chương trình làm quen, bổ trợ tiếng Anh trong các trường tiểu học trong 2 năm (năm học 2015-2016; 2016-2017).
Một số ý kiến cho rằng việc áp đặt một cách máy móc các chương trình liên kết ngoại ngữ như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng dạy, học ngoại ngữ.
Thậm chí đã có cơ sở giáo dục cắt hợp đồng liên kết với các trung tâm ngoại ngữ vì giáo trình không phù hợp, chất lượng giáo viên không đảm bảo.
“Trước đây đã có một số trung tâm ngoại ngữ đã bị nhà trường cắt hợp đồng liên kết vì giáo trình không phù hợp với thực tế.
Cũng có trường hợp không đủ bằng cấp, hoặc không đáp ứng được nhu cầu về chất lượng giáo viên.
Còn có những trường hợp giáo viên có bằng cấp rất tốt, nhưng trong quá trình dạy, họ không tạo ra sự thu đối với học sinh nên cũng chưa đạt yêu cầu về mặt sư phạm.
Do đó, ngoài bằng cấp thì yếu tố năng khiếu sư phạm là rất cần thiết. Đây là những điểm hạn chế trong liên kết dạy ngoại ngữ”, cô Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc chia sẻ.
Trong khi đó, việc khảo sát, đánh giá năng lực trình độ ngoại ngữ của học sinh và sự tương thích của các giáo trình, chương trình ngoại ngữ trước khi thực hiện việc liên kết vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
“Theo tôi, trước khi thực hiện/áp dụng liên kết dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục thì việc đầu tiền là cần thực hiện khảo sát năng lực học sinh, độ tương thích của chương trình, giáo trình đó đối với năng lực học sinh, chất lượng giáo dục ở từng cơ sở giáo dục. Từ đó để lựa chọn chương trình cho phù hợp.
Như trường chúng tôi, phụ huynh thường gọi là “trường làng”, mặt bằng dân trí chưa cao, do đó, không phải cứ áp dụng chương trình, giáo trình liên kết dạy ngoại ngữ nào cũng được, nếu chưa qua khảo sát, đánh giá năng lực, mặt bằng ngoại ngữ học sinh.
Bên cạnh đó, ngay cả giáo viên ngoại ngữ của chúng tôi khi tham gia trợ giảng cũng có nhiều ý kiến phản hồi về những hạn chế khi thực hiện liên kết.
Cụ thể, có những giáo trình rất khó, vượt khả năng học sinh có thể nắm bắt và tiếp cận.
Học sinh trở thành vật thí nghiệm khi liên kết dạy ngoại ngữ
Trên thực tế hình thức liên kết này còn nặng tính áp đặt của đơn vị quản lý. Trong khi đó, vai trò của người học – chủ thể của giáo dục hầu như không hề hay biết gì chương trình liên kết.
Điều này dễ dẫn đến việc học sinh trở thành đối tượng để "thí nghiệm" các chương trình liên kết.
“Việc đăng ký học liên kết là do phụ huynh, bởi họ là chủ tài khoản. Ngược lại, học sinh muốn học liên kết nhưng phụ huynh không có tiền cũng chịu”, cô Hoa nói.
Theo cô Hoàng Anh Đào - Hiệu trưởng trường tiểu học Ba Đình: “Trung tâm ngoại ngữ được nhà trường liên kết đã được phòng phê duyệt và đưa vào trường.
Còn việc khảo sát giáo trình, chương trình liên kết đó có phù hợp với học sinh hay không sẽ được thử nghiệm khoảng hơn 1 tháng, vào dịp hè.
Nếu thấy phù hợp, phụ huynh ưng ý, học sinh hứng thú thì liên kết, còn không thì thôi, việc này chúng tôi không ép”", cô Đào nói.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc cơ quan có thẩm quyền áp đặt một cách máy móc chương trình liên kết ngoại ngữ, gây ra sự bối rối cho không ít lãnh đạo các cơ quan giáo dục.
Trong khi đó, phụ huynh thì lơ mơ về chương trình học của con em mình. Còn người học thì trở thành vật "thí nghiệm" của nhiều chương trình ngoại ngữ.
Theo tìm hiểu, các Trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội muốn được liên kết đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, trước hết họ phải được sự cho phép của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng giáo dục trên địa bàn quận/huyện.
Cụ thể, tại thông báo của một trung tâm anh ngữ Việt - Úc gửi phụ huynh trường Nguyễn Bá Ngọc nêu rõ,
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đồng ý cho Trung tâm Anh ngữ Việt - Úc tiếp tục triển khai chương trình làm quen, bổ trợ tiếng Anh trong các trường tiểu học trong 2 năm (năm học 2015-2016; 2016-2017).
Một số ý kiến cho rằng việc áp đặt một cách máy móc các chương trình liên kết ngoại ngữ như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng dạy, học ngoại ngữ.
Thậm chí đã có cơ sở giáo dục cắt hợp đồng liên kết với các trung tâm ngoại ngữ vì giáo trình không phù hợp, chất lượng giáo viên không đảm bảo.
“Trước đây đã có một số trung tâm ngoại ngữ đã bị nhà trường cắt hợp đồng liên kết vì giáo trình không phù hợp với thực tế.
Cũng có trường hợp không đủ bằng cấp, hoặc không đáp ứng được nhu cầu về chất lượng giáo viên.
Còn có những trường hợp giáo viên có bằng cấp rất tốt, nhưng trong quá trình dạy, họ không tạo ra sự thu đối với học sinh nên cũng chưa đạt yêu cầu về mặt sư phạm.
Do đó, ngoài bằng cấp thì yếu tố năng khiếu sư phạm là rất cần thiết. Đây là những điểm hạn chế trong liên kết dạy ngoại ngữ”, cô Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc chia sẻ.
Trong khi đó, việc khảo sát, đánh giá năng lực trình độ ngoại ngữ của học sinh và sự tương thích của các giáo trình, chương trình ngoại ngữ trước khi thực hiện việc liên kết vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
“Theo tôi, trước khi thực hiện/áp dụng liên kết dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục thì việc đầu tiền là cần thực hiện khảo sát năng lực học sinh, độ tương thích của chương trình, giáo trình đó đối với năng lực học sinh, chất lượng giáo dục ở từng cơ sở giáo dục. Từ đó để lựa chọn chương trình cho phù hợp.
Như trường chúng tôi, phụ huynh thường gọi là “trường làng”, mặt bằng dân trí chưa cao, do đó, không phải cứ áp dụng chương trình, giáo trình liên kết dạy ngoại ngữ nào cũng được, nếu chưa qua khảo sát, đánh giá năng lực, mặt bằng ngoại ngữ học sinh.
Bên cạnh đó, ngay cả giáo viên ngoại ngữ của chúng tôi khi tham gia trợ giảng cũng có nhiều ý kiến phản hồi về những hạn chế khi thực hiện liên kết.
Cụ thể, có những giáo trình rất khó, vượt khả năng học sinh có thể nắm bắt và tiếp cận.
Học sinh trở thành vật thí nghiệm khi liên kết dạy ngoại ngữ
Trên thực tế hình thức liên kết này còn nặng tính áp đặt của đơn vị quản lý. Trong khi đó, vai trò của người học – chủ thể của giáo dục hầu như không hề hay biết gì chương trình liên kết.
Điều này dễ dẫn đến việc học sinh trở thành đối tượng để "thí nghiệm" các chương trình liên kết.
Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã đi được 2/3 chặng đường nhưng kết quả đạt được so với mục tiêu khá xa vời. (Ảnh minh họa từ thanhnien.vn)
“Việc đăng ký học liên kết là do phụ huynh, bởi họ là chủ tài khoản. Ngược lại, học sinh muốn học liên kết nhưng phụ huynh không có tiền cũng chịu”, cô Hoa nói.
Theo cô Hoàng Anh Đào - Hiệu trưởng trường tiểu học Ba Đình: “Trung tâm ngoại ngữ được nhà trường liên kết đã được phòng phê duyệt và đưa vào trường.
Còn việc khảo sát giáo trình, chương trình liên kết đó có phù hợp với học sinh hay không sẽ được thử nghiệm khoảng hơn 1 tháng, vào dịp hè.
Nếu thấy phù hợp, phụ huynh ưng ý, học sinh hứng thú thì liên kết, còn không thì thôi, việc này chúng tôi không ép”", cô Đào nói.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc cơ quan có thẩm quyền áp đặt một cách máy móc chương trình liên kết ngoại ngữ, gây ra sự bối rối cho không ít lãnh đạo các cơ quan giáo dục.
Trong khi đó, phụ huynh thì lơ mơ về chương trình học của con em mình. Còn người học thì trở thành vật "thí nghiệm" của nhiều chương trình ngoại ngữ.
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc hiện liên kết dạy ngoại ngữ với Trung tâm ngoại ngữ Việt – Úc. Số lượng học sinh tham gia học liên kết đạt hơn 90%. Áp dụng giáo trình giảng dạy Family and Friends. Mức học phí 150 nghìn đồng/tháng/học sinh. Thời lượng 2 tiết/tuần. Theo thỏa thuận, Trung tâm ngoại ngữ này sẽ để lại 15% kinh phí thu được từ người học với mục đích hỗ trợ cơ sở vật chất... |
Tác giả bài viết: Quốc Toản
Nguồn tin: