Tấn Beo: 'Tôi sợ xuất hiện nhiều khán giả xem thường mình'
- 14:21 23-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những năm 2000, Tấn Beo nổi đình đám sau thế hệ Bảo Quốc, Bảo Chung, Hồng Tơ nhưng hiện anh lại xuất hiện khiêm nhường trong cơn lốc hài truyền hình vì lo sợ khán giả xem thường.
Trong buổi trưa nắng của Sài Gòn, Tấn Beo ngồi ở quán cà phê vỉa hè thân thuộc và tâm sự với phóng viên Zing.vn về cuộc đời bĩ cực của mình bằng giọng điệu nhẹ tênh. Anh bảo nghệ sĩ ngày xưa rất vất vả nhưng khổ cực như anh chắc không mấy ai.
Từ nhỏ, nam diễn viên đã gánh vác kinh tế gia đình, nếu không vì trách nhiệm ấy, anh nói giờ mình đã có nhà mặt tiền. Nhưng cuộc đời của Tấn Beo không đong đếm bằng tiền bạc, anh kể nghĩa tình của đồng nghiệp và khán giả đã nuôi sống mình trọn kiếp người.
'Nghệ sĩ cực như tôi không có mấy ai'
- Có cha là nghệ sĩ Tấn Tài, người được mệnh danh “Ông hoàng đĩa nhựa”, gia đình từng lập gánh hát, anh cũng theo đuổi bộ môn cải lương nhưng cuối cùng vì sao lại rẽ lối sang hài kịch?
- Lúc đó tôi chỉ khoảng mười mấy tuổi, được đóng vai thứ chính nhưng lại thấy không ổn. Bởi khi tôi xuất hiện, dù gương mặt buồn thiu nhưng khán giả lại bật cười. Tôi thường nhìn vào gương và tự hỏi tại sao mình diễn bi mà người ta chỉ cười chứ không khóc?
Tôi xin phép ba cho mình chuyển sang hài kịch. Để thành danh ở lĩnh vực này, tôi phải trải qua hành trình hơn 10 năm mới xây dựng được sự nghiệp.
Không phải tôi đem khổ cực của quá khứ ra để lấy lòng khán giả, nhưng thật sự nghệ sĩ mà trần ai như tôi không có mấy người.
Ngày đó tôi không có cơ hội diễn ở thành phố, phải theo đoàn đi về các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa. Tôi rong ruổi suốt 10 năm, làm trụ cột của đoàn cho đến khi có mâu thuẫn với đoàn hát. Tự ái, tôi bỏ đoàn, về nhà đóng cửa và thất nghiệp. Một ngày, lãnh đạo đoàn Văn công ở thành phố đến nhà với đánh tiếng mời tôi cộng tác. Lúc đó, các cô chú biết tôi là con nghệ sĩ Tấn Tài nên mời về.
Cuối cùng, ước mơ được đứng cùng sân khấu với các bậc tiền bối trong bộ môn cải lương như NSND Diệp Lan, NSƯT Minh Vương, má Bạch Tuyết, Lệ Thủy... cũng thành sự thật.
- Lúc đó khổ quá rồi, tôi phải bung ra để kiếm sống mặc dù xa gia đình rất buồn. Nhưng tôi không đi thì lấy đâu ra tiền để nuôi sống cả nhà? Ba má khi đó đã già, lại ốm đau nên tôi buộc lòng phải ra đi. Đến giờ tôi vẫn phải lo cho gia đình, nếu không đã có nhà mặt tiền rồi. Tôi nghĩ ba má rất hãnh diện vì mình, tôi cũng tự hào vì báo đáp công ơn nuôi dạy của ông bà.
Ba không nói với tôi nhưng tâm sự với mọi người rằng lên sân khấu nhìn mặt tôi mắc cười nên ba không tài nào hát được. Trong nghề người ta gọi đó là “bị xì” nhưng mà tôi lại thấy vui, vì ba tôi cũng nhận ra con trai của ông có duyên ở lĩnh vực hài.
'Ăn cơm của khán giả thì không nên lừa gạt họ'
- Khi game show hài nở rộ, Tấn Beo lại im hơi bặt tiếng, vì sao vậy?
- Tôi không dám xuất hiện nhiều vì sợ khán giả bảo “mới thấy ông này trên tivi, giờ lại xuất hiện tiếp”. Hiện nay có khá nhiều chương trình nhưng kịch bản giống nhau, tôi lại không muốn làm kiểu bát nháo. Nhà sản xuất cũng ngại, đôi khi tránh mời vì tôi không chịu đi theo đường dây của họ. Ngồi ghế giám khảo, tôi nói hoặc làm những điều người ta không vừa ý. Tôi chỉ muốn nói thật, không thích diễn trò trước công chúng.
Dạo này, tôi thường nghe công chúng nói với nhau “tối qua có chương trình này, cũng bấy nhiêu gương mặt làm giám khảo” nhưng họ lại chẳng nhớ game show đó nội dung ra sao, có điều gì đáng lưu tâm. Show này vừa dứt, show khác xuất hiện, chương trình nối đuôi nhau nhưng lại không có sự mới mẻ. Khán giả khi xem cũng mang theo tâm lý “thôi kệ, xem cho đến giờ đi ngủ”.
Tôi cũng xuất hiện khá nhiều ở game show đấy chứ, nhưng phần lớn đều là những chương trình nhân văn hoặc bổ ích kiến thức như Vượt lên chính mình, Rồng vàng, Kim tự tháp, Chung sức… Còn những game show kiếm chuyện đấu đá nhau, tôi không làm được.
- Đi ngược với số đông, như thế chỉ thiệt thòi cho chính mình?
- Có câu “ăn ít thì ngon, ăn nhiều thì ngán”. Nghệ sĩ dù tài năng, đỉnh cao ra sao nhưng xuất hiện ồ ạt sẽ làm người ta bội thực, dẫn đến nhàm chán. Tôi không lo lắng, cũng không cuốn theo cơn lốc truyền hình dù tôi cũng rất sợ khán giả quên mình. Nhưng tôi tin giá trị thật sẽ được trả về đúng chỗ sau khi mọi thứ bị cuốn đi.
Sẽ nhiều nghệ sĩ hoặc nhà sản xuất cho rằng tôi không được mời tham gia game show nên mới phát biểu như thế, nhưng chúng ta phải nhìn vào sự thật để thay đổi nó. Bất kỳ thời nào cũng vậy, xu hướng ra sao cũng phải giữ lại cốt lõi của nó.
Tôi thà xuất hiện ít cũng không sao nhưng kịch bản phải được đầu tư, chắt lọc tử tế chứ không cười dễ dãi rồi quên luôn mình đang cười vì điều gì.
- Live show không phải vấn đề lớn với tôi nhưng tôi không thích bắt chước theo phong trào. Làm live show để đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong nghề, nhờ đó nghệ sĩ có thêm sự sáng tạo để cống hiến. Tôi không thích dùng tiền tỷ để hù dọa đồng nghiệp.
Nếu làm, tôi chỉ muốn thực hiện một chương trình đền đáp tình cảm của người hâm mộ. Chắc chắn, nó sẽ sạch sẽ, không phản cảm. Nhưng tôi đang chờ thời điểm thích hợp, khi sân khấu kịch không còn bị xem rẻ như bây giờ. Tôi cũng cần thời gian để đầu tư kịch bản, chất lượng chương trình.
Mình ăn cơm nghệ thuật, được khán giả nuôi mình mà dùng lại những tiểu phẩm cũ để lòe thiên hạ thì chẳng khác nào lừa gạt họ, điều đó không nên.
Từ nhỏ, nam diễn viên đã gánh vác kinh tế gia đình, nếu không vì trách nhiệm ấy, anh nói giờ mình đã có nhà mặt tiền. Nhưng cuộc đời của Tấn Beo không đong đếm bằng tiền bạc, anh kể nghĩa tình của đồng nghiệp và khán giả đã nuôi sống mình trọn kiếp người.
Tấn Beo nổi tiếng bình dân, anh thích la cà quán xá vỉa hè, lòng đường thay vì hàng quán sang trọng. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc.
'Nghệ sĩ cực như tôi không có mấy ai'
- Có cha là nghệ sĩ Tấn Tài, người được mệnh danh “Ông hoàng đĩa nhựa”, gia đình từng lập gánh hát, anh cũng theo đuổi bộ môn cải lương nhưng cuối cùng vì sao lại rẽ lối sang hài kịch?
- Lúc đó tôi chỉ khoảng mười mấy tuổi, được đóng vai thứ chính nhưng lại thấy không ổn. Bởi khi tôi xuất hiện, dù gương mặt buồn thiu nhưng khán giả lại bật cười. Tôi thường nhìn vào gương và tự hỏi tại sao mình diễn bi mà người ta chỉ cười chứ không khóc?
Tôi xin phép ba cho mình chuyển sang hài kịch. Để thành danh ở lĩnh vực này, tôi phải trải qua hành trình hơn 10 năm mới xây dựng được sự nghiệp.
Không phải tôi đem khổ cực của quá khứ ra để lấy lòng khán giả, nhưng thật sự nghệ sĩ mà trần ai như tôi không có mấy người.
Ngày đó tôi không có cơ hội diễn ở thành phố, phải theo đoàn đi về các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa. Tôi rong ruổi suốt 10 năm, làm trụ cột của đoàn cho đến khi có mâu thuẫn với đoàn hát. Tự ái, tôi bỏ đoàn, về nhà đóng cửa và thất nghiệp. Một ngày, lãnh đạo đoàn Văn công ở thành phố đến nhà với đánh tiếng mời tôi cộng tác. Lúc đó, các cô chú biết tôi là con nghệ sĩ Tấn Tài nên mời về.
Cuối cùng, ước mơ được đứng cùng sân khấu với các bậc tiền bối trong bộ môn cải lương như NSND Diệp Lan, NSƯT Minh Vương, má Bạch Tuyết, Lệ Thủy... cũng thành sự thật.
Nam nghệ sĩ đang chuẩn bị khởi quay Thám tử Hên-ry phần 2. Vì kịch bản chưa ưng ý nên dự án này chậm hơn so với dự định. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc.
- Ba anh khi còn sống đã phản ứng thế nào khi chứng kiến quá trình khổ cực của con trai?- Lúc đó khổ quá rồi, tôi phải bung ra để kiếm sống mặc dù xa gia đình rất buồn. Nhưng tôi không đi thì lấy đâu ra tiền để nuôi sống cả nhà? Ba má khi đó đã già, lại ốm đau nên tôi buộc lòng phải ra đi. Đến giờ tôi vẫn phải lo cho gia đình, nếu không đã có nhà mặt tiền rồi. Tôi nghĩ ba má rất hãnh diện vì mình, tôi cũng tự hào vì báo đáp công ơn nuôi dạy của ông bà.
Ba không nói với tôi nhưng tâm sự với mọi người rằng lên sân khấu nhìn mặt tôi mắc cười nên ba không tài nào hát được. Trong nghề người ta gọi đó là “bị xì” nhưng mà tôi lại thấy vui, vì ba tôi cũng nhận ra con trai của ông có duyên ở lĩnh vực hài.
'Ăn cơm của khán giả thì không nên lừa gạt họ'
- Khi game show hài nở rộ, Tấn Beo lại im hơi bặt tiếng, vì sao vậy?
- Tôi không dám xuất hiện nhiều vì sợ khán giả bảo “mới thấy ông này trên tivi, giờ lại xuất hiện tiếp”. Hiện nay có khá nhiều chương trình nhưng kịch bản giống nhau, tôi lại không muốn làm kiểu bát nháo. Nhà sản xuất cũng ngại, đôi khi tránh mời vì tôi không chịu đi theo đường dây của họ. Ngồi ghế giám khảo, tôi nói hoặc làm những điều người ta không vừa ý. Tôi chỉ muốn nói thật, không thích diễn trò trước công chúng.
Dạo này, tôi thường nghe công chúng nói với nhau “tối qua có chương trình này, cũng bấy nhiêu gương mặt làm giám khảo” nhưng họ lại chẳng nhớ game show đó nội dung ra sao, có điều gì đáng lưu tâm. Show này vừa dứt, show khác xuất hiện, chương trình nối đuôi nhau nhưng lại không có sự mới mẻ. Khán giả khi xem cũng mang theo tâm lý “thôi kệ, xem cho đến giờ đi ngủ”.
Tôi cũng xuất hiện khá nhiều ở game show đấy chứ, nhưng phần lớn đều là những chương trình nhân văn hoặc bổ ích kiến thức như Vượt lên chính mình, Rồng vàng, Kim tự tháp, Chung sức… Còn những game show kiếm chuyện đấu đá nhau, tôi không làm được.
- Đi ngược với số đông, như thế chỉ thiệt thòi cho chính mình?
- Có câu “ăn ít thì ngon, ăn nhiều thì ngán”. Nghệ sĩ dù tài năng, đỉnh cao ra sao nhưng xuất hiện ồ ạt sẽ làm người ta bội thực, dẫn đến nhàm chán. Tôi không lo lắng, cũng không cuốn theo cơn lốc truyền hình dù tôi cũng rất sợ khán giả quên mình. Nhưng tôi tin giá trị thật sẽ được trả về đúng chỗ sau khi mọi thứ bị cuốn đi.
Sẽ nhiều nghệ sĩ hoặc nhà sản xuất cho rằng tôi không được mời tham gia game show nên mới phát biểu như thế, nhưng chúng ta phải nhìn vào sự thật để thay đổi nó. Bất kỳ thời nào cũng vậy, xu hướng ra sao cũng phải giữ lại cốt lõi của nó.
Tôi thà xuất hiện ít cũng không sao nhưng kịch bản phải được đầu tư, chắt lọc tử tế chứ không cười dễ dãi rồi quên luôn mình đang cười vì điều gì.
Tấn Beo sợ bị đánh đồng với những giá trị ảo mà truyền hình thực tế mang lại. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc.
- Hiện nay nhiều nghệ sĩ tận dụng sức hút của mình để tổ chức live show, có người một năm thực hiện mấy chương trình nhưng Tấn Beo thì “bình chân như vại”. Quan điểm của anh về vấn đề này thế nào?- Live show không phải vấn đề lớn với tôi nhưng tôi không thích bắt chước theo phong trào. Làm live show để đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong nghề, nhờ đó nghệ sĩ có thêm sự sáng tạo để cống hiến. Tôi không thích dùng tiền tỷ để hù dọa đồng nghiệp.
Nếu làm, tôi chỉ muốn thực hiện một chương trình đền đáp tình cảm của người hâm mộ. Chắc chắn, nó sẽ sạch sẽ, không phản cảm. Nhưng tôi đang chờ thời điểm thích hợp, khi sân khấu kịch không còn bị xem rẻ như bây giờ. Tôi cũng cần thời gian để đầu tư kịch bản, chất lượng chương trình.
Mình ăn cơm nghệ thuật, được khán giả nuôi mình mà dùng lại những tiểu phẩm cũ để lòe thiên hạ thì chẳng khác nào lừa gạt họ, điều đó không nên.
Tác giả bài viết: Kim Chi
Nguồn tin: