Định nghĩa lại lương tối thiểu
- 11:11 23-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Việc thay đổi định nghĩa về lương tối thiểu là hợp lý nhưng quan trọng hơn là cần xác định mức sống tối thiểu của người lao động đang ở đâu.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 1-2017. Trong đó, việc định nghĩa thế nào là lương tối thiểu (LTT) và các yếu tố cấu thành LTT đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Khó định lượng
Theo quy định tại khoản 1, điều 91 Bộ Luật Lao động, mức LTT phải “bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ”. Tuy nhiên, theo dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng rất khó định lượng “nhu cầu sống tối thiểu” bởi nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Do đó, dự thảo của Bộ LĐ-TB-XH định nghĩa cụ thể: “Mức LTT là mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ”.
Theo ông Vũ Quang Thọ, đến năm 2017, mức LTT vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu khoảng 14%-15%. Vì vậy, dù thay đổi khái niệm hay cách gọi thế nào thì “nhu cầu sống tối thiểu” hay “mức sống tối thiểu”, xét cho cùng cũng là tính đến nhu cầu chi phí ăn, ở, nuôi con... ở mức tối thiểu nhất của NLĐ.
“Một nhu cầu hay mức sống tối thiểu mà còn chưa đáp ứng được cho NLĐ thì không thể đòi hỏi gì ở NLĐ trong lúc này” - ông Thọ bày tỏ.
Không thu hút được lao động bằng LTT
Tại một hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012 tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho hay việc xác định “mức sống tối thiểu” là chi tiết gây nhiều tranh cãi giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Theo đó, các bên đều đưa ra cách tính của mình dựa vào nhu cầu sống tối thiểu luôn biến động. Vì vậy, các số liệu có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, trước năm 2016, trong mức sống tối thiểu chỉ tính khoản tiền thuê nhà tối thiểu cho NLĐ là 80.000 đồng/người/tháng, trong khi mức này hiện thấp nhất cũng 200.000-400.000 đồng/tháng.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức LTT hiện bộc lộ bất cập khiến đời sống NLĐ khó được nâng cao. Ông Lê Hòa Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hòa Bình, cho hay số đông doanh nghiệp vẫn hiểu LTT chỉ là mức “sàn”, nếu bám vào để xây dựng cơ chế trả lương và các hình thức khen thưởng thì khó thu hút NLĐ làm việc. Để thu hút NLĐ, đa phần doanh nghiệp chủ động đàm phán với Công đoàn cơ sở xây dựng thêm các chế độ khác (phụ cấp, trợ cấp...) nhằm giữ chân họ. Nói cách khác, chế định của pháp luật về LTT không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp lẫn NLĐ.
Từ thực tế ấy, ông Bình kiến nghị để xác định được “sàn” mức LTT, trước tiên, cơ quan tham mưu chính sách phải xác định chính xác “sàn” nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Các cơ quan chức năng cần tính toán kỹ, trong đó phải xét đến điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ cấu chi tiêu, đặc điểm vùng miền…
Kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy LTT chỉ đáp ứng được khoảng 70%-90% mức sống tối thiểu của NLĐ. Theo ông Trương Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu; quận Thủ Đức, TP HCM), kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu hưởng thụ của NLĐ đa dạng hơn và không ai giống ai, do vậy rất khó định nghĩa thế nào là sống đủ hay thiếu. Thực tế, dù đã tính toán đủ thứ nhưng mức điều chỉnh LTT hằng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống của NLĐ.
Khó định lượng
Theo quy định tại khoản 1, điều 91 Bộ Luật Lao động, mức LTT phải “bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ”. Tuy nhiên, theo dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng rất khó định lượng “nhu cầu sống tối thiểu” bởi nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Do đó, dự thảo của Bộ LĐ-TB-XH định nghĩa cụ thể: “Mức LTT là mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ”.
Xác định chính xác nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì mới có thể xây dựng chính sách tiền lương phù hợp Ảnh: KHÁNH AN
Chiều 22-12, PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân (CN) và Công đoàn, khẳng định việc định nghĩa lại “nhu cầu sống tối thiểu” thành “mức sống tối thiểu” là hợp lý. “Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xác định mức sống tối thiểu của NLĐ đang ở đâu, mức LTT hiện nay còn thiếu hụt bao nhiêu phần trăm so với mức sống tối thiểu của CN lao động theo 4 vùng khác nhau” - ông Thọ nói.Theo ông Vũ Quang Thọ, đến năm 2017, mức LTT vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu khoảng 14%-15%. Vì vậy, dù thay đổi khái niệm hay cách gọi thế nào thì “nhu cầu sống tối thiểu” hay “mức sống tối thiểu”, xét cho cùng cũng là tính đến nhu cầu chi phí ăn, ở, nuôi con... ở mức tối thiểu nhất của NLĐ.
“Một nhu cầu hay mức sống tối thiểu mà còn chưa đáp ứng được cho NLĐ thì không thể đòi hỏi gì ở NLĐ trong lúc này” - ông Thọ bày tỏ.
Không thu hút được lao động bằng LTT
Tại một hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012 tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho hay việc xác định “mức sống tối thiểu” là chi tiết gây nhiều tranh cãi giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Theo đó, các bên đều đưa ra cách tính của mình dựa vào nhu cầu sống tối thiểu luôn biến động. Vì vậy, các số liệu có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, trước năm 2016, trong mức sống tối thiểu chỉ tính khoản tiền thuê nhà tối thiểu cho NLĐ là 80.000 đồng/người/tháng, trong khi mức này hiện thấp nhất cũng 200.000-400.000 đồng/tháng.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức LTT hiện bộc lộ bất cập khiến đời sống NLĐ khó được nâng cao. Ông Lê Hòa Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Hòa Bình, cho hay số đông doanh nghiệp vẫn hiểu LTT chỉ là mức “sàn”, nếu bám vào để xây dựng cơ chế trả lương và các hình thức khen thưởng thì khó thu hút NLĐ làm việc. Để thu hút NLĐ, đa phần doanh nghiệp chủ động đàm phán với Công đoàn cơ sở xây dựng thêm các chế độ khác (phụ cấp, trợ cấp...) nhằm giữ chân họ. Nói cách khác, chế định của pháp luật về LTT không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp lẫn NLĐ.
Từ thực tế ấy, ông Bình kiến nghị để xác định được “sàn” mức LTT, trước tiên, cơ quan tham mưu chính sách phải xác định chính xác “sàn” nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Các cơ quan chức năng cần tính toán kỹ, trong đó phải xét đến điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ cấu chi tiêu, đặc điểm vùng miền…
Kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy LTT chỉ đáp ứng được khoảng 70%-90% mức sống tối thiểu của NLĐ. Theo ông Trương Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng (KCN Bình Chiểu; quận Thủ Đức, TP HCM), kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu hưởng thụ của NLĐ đa dạng hơn và không ai giống ai, do vậy rất khó định nghĩa thế nào là sống đủ hay thiếu. Thực tế, dù đã tính toán đủ thứ nhưng mức điều chỉnh LTT hằng năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống của NLĐ.
Ông Nguyễn Phước Đại, Chủ tịch Công đoàn Công ty Juki (KCX Tân Thuận, TP HCM): Chỉ phù hợp với người độc thân LTT chủ yếu được doanh nghiệp áp dụng để đóng các khoản bảo hiểm, kinh phí Công đoàn, căn cứ thưởng Tết chứ không được NLĐ nhìn nhận đây là mức thu nhập đủ sống. Tôi nghĩ LTT hiện nay chỉ phù hợp với CN độc thân, không có gánh nặng phải lo cho cha mẹ, con cái. Để cuộc sống NLĐ tốt hơn, cơ quan tham mưu chính sách cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế để định nghĩa, tính toán LTT sao cho đúng với tên gọi của nó. Bà Trần Kim Thương, cán bộ chuyên trách CĐ Công ty TNHH Nidec Việt Nam - Khu Công nghệ cao (quận 9, TP HCM): Phải tăng ca mới sống nổi Số đông CN cho biết họ sống rất chật vật với mức LTT hiện nay. Một cặp vợ chồng CN làm việc ở công ty hơn 10 năm, có 2 đứa con, cho biết mỗi tháng, tiền học, tiền ăn sáng cho con khoảng 6 triệu đồng. Tiền ăn cho 4 người trong gia đình họ là 6 triệu đồng/tháng. Tiền điện, nước, thuê nhà (nguyên căn) khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Tiền đám tiệc khoảng 1 triệu đồng/tháng... Trung bình mỗi tháng, một gia đình CN cần 16-17 triệu đồng. Đây là số tiền cơ bản để duy trì mức sống cơ bản, chưa kể đến những việc phát sinh như phải gửi tiền về phụ giúp gia đình hay ốm đau, bệnh tật. Để có số tiền duy trì mức sống này, vợ chồng CN đòi hỏi phải có thu nhập 20 triệu đồng mỗi tháng. Do vậy, với mức LTT hiện nay, họ không sống nổi và buộc phải tăng ca. Việc tăng ca nhiều làm CN không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tái tạo sức lao động. H.Đào - T.Nga ghi |
Tác giả bài viết: Nhóm Phóng Viên
Nguồn tin: