Tuyển sinh 2017: GS Trần Phương 'Học sinh đi học bằng xuồng làm sao kiếm được 15 điểm'
- 14:47 22-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
GS Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng việc học sinh ở các vùng khó khăn thì khó có thể đòi hỏi trình độ phải tương đồng với đồng bằng nên việc có điểm sàn là không khả thi.
Tại Hội thảo “củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập” do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức sáng nay 22/12, GS Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.
Video: GS Trần Phương tán đồng trước việc Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn trong mùa tuyển sinh 2017
Đối với mùa tuyển sinh năm 2017, GS Trần Phương bày tỏ sự ủng hộ Bộ trước quan điểm bỏ điểm sàn.
Ông Phương cho rằng việc quy định điểm sàn bất lợi cho thanh niên các dân tộc thiểu số và thanh niên các vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long.
"Học sinh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đi học bằng xuồng thì làm sao mà kiếm được 14-15 điểm", GS Trần Phương bày tỏ.
Tuy nhiên, GS Trần Phương cho rằng dù đề nghị Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn nhưng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại không bỏ điểm sàn. Nhà trường coi đó là điểm chuẩn để tuyển sinh.
"Vì vậy, những trường tương đối thì không cần điểm sàn của Bộ. Họ tự có điểm sàn của họ rồi", GS Trần Phương nhấn mạnh thêm.
Việc bỏ điểm sàn sẽ có lợi cho các trường đại học ở các tỉnh lẻ. Nếu Bộ tiếp tục bắt những trường đại học ở tỉnh phải theo mức điểm sàn thì sẽ không bao giờ có sinh viên.
Ngoài ra, GS Trần Phương cũng cho rằng các trường đại học phải thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo và mức học phí thỏa đáng.
"Các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT và các ngành cần nâng cao vai trò của mình trong việc hướng dẫn thanh niên chọn nghề để học.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào quá trình đào tạo và việc kiểm soát chặt “đầu ra” với 30 - 40 kỳ thi cho một khóa đào tạo đại học", GS Trần Phương bày tỏ quan điểm.
Trước những phân tích nêu trên, GS Trần Phương cho rằng Bộ GD-ĐT nên áp dụng chính sách như các nước phát triển đó là có bằng Trung học phổ thông thì có quyền đăng ký học đại học.
Đây cũng là những ý kiến GS Trần Phương muốn góp ý cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và quá trình tuyển sinh năm 2017.
Video: GS Trần Phương tán đồng trước việc Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn trong mùa tuyển sinh 2017
Đối với mùa tuyển sinh năm 2017, GS Trần Phương bày tỏ sự ủng hộ Bộ trước quan điểm bỏ điểm sàn.
Ông Phương cho rằng việc quy định điểm sàn bất lợi cho thanh niên các dân tộc thiểu số và thanh niên các vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long.
"Học sinh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đi học bằng xuồng thì làm sao mà kiếm được 14-15 điểm", GS Trần Phương bày tỏ.
Tuy nhiên, GS Trần Phương cho rằng dù đề nghị Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn nhưng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lại không bỏ điểm sàn. Nhà trường coi đó là điểm chuẩn để tuyển sinh.
"Vì vậy, những trường tương đối thì không cần điểm sàn của Bộ. Họ tự có điểm sàn của họ rồi", GS Trần Phương nhấn mạnh thêm.
GS Trần Phương, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đồng ý với việc Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn trong mùa tuyển sinh 2017
Việc bỏ điểm sàn sẽ có lợi cho các trường đại học ở các tỉnh lẻ. Nếu Bộ tiếp tục bắt những trường đại học ở tỉnh phải theo mức điểm sàn thì sẽ không bao giờ có sinh viên.
Ngoài ra, GS Trần Phương cũng cho rằng các trường đại học phải thu hút sinh viên bằng chất lượng đào tạo và mức học phí thỏa đáng.
"Các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT và các ngành cần nâng cao vai trò của mình trong việc hướng dẫn thanh niên chọn nghề để học.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào quá trình đào tạo và việc kiểm soát chặt “đầu ra” với 30 - 40 kỳ thi cho một khóa đào tạo đại học", GS Trần Phương bày tỏ quan điểm.
Trước những phân tích nêu trên, GS Trần Phương cho rằng Bộ GD-ĐT nên áp dụng chính sách như các nước phát triển đó là có bằng Trung học phổ thông thì có quyền đăng ký học đại học.
Đây cũng là những ý kiến GS Trần Phương muốn góp ý cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và quá trình tuyển sinh năm 2017.
Tác giả bài viết: Phạm Thịnh
Nguồn tin: