Những người lính mở đường vào vùng đất khó
- 10:39 22-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Con đường vào 8 xã biên giới Nghệ An đã được trải nhựa. Nhiều mô hình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo từng bước phát huy hiệu quả, góp phần giữ vững thế trận an ninh biên giới. Những đổi thay của vùng đất khó này in đậm dấu chân những người lính Đoàn kinh tế quốc phòng 4.
Những người đi mở đường
Con đường từ Quốc lộ 7 qua xã Khe Kiền (Tương Dương, Nghệ An) vào xã Nậm Càn, Na Ngoi (Kỳ Sơn) đã được đổ nhựa, tuy đôi chỗ vẫn còn khó đi nhưng quãng đường vào chỗ đóng quân của Đoàn kinh tế quốc phòng 4 – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An được rút ngắn. Cách đây chưa đầy 15 năm, để vào được đến đây, những người lính đầu tiên của Đoàn kinh tế quốc phòng 4 phải mất đến 2 ngày đi bộ đường rừng. Nay, chỉ mất vài tiếng chạy xe máy là đến nơi.
Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khu vực biên giới Tây Nam Nghệ An là địa điểm hết sức phức tạp về an ninh với nhiều toán phỉ và tội phạm ma túy hoạt động, gây bất ổn về tình hình chính trị, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trước tình thế đó, Đoàn kinh tế quốc phòng 4 (Quân khu 4) được chuyển từ Hà Tĩnh sang Kỳ Sơn, trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào trải dài 165km thuộc 8 xã của 2 huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.
“Bên cạnh ổn định tình hình trật tự, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, Đoàn có nhiệm vụ triển khai các dự án kinh tế quốc phòng, điện đường trường trạm, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, Thượng tá Trịnh Ngọc Quế - Phó Đoàn trưởng Đoàn kinh tế quốc phòng 4 tóm lược về nhiệm vụ của đơn vị.
Năm 2002, những người lính đầu tiên của Đoàn 4 có mặt ở nơi đây. Đó là những ngày nắm cơm đi ngược lên núi cao, vận động đồng bào người Mông “hạ sơn” về trung tâm xã lập bản mới. Là những ngày đôi tay phồng rộp vì cầm cuốc, cầm dao giúp bà con phát nương làm rẫy. “Không còn lo đói, bà con không nghe theo người xấu xúi giục. Cùng với việc đẩy đuổi, tiêu diệt các toán phỉ, các ổ nhóm mua bán ma túy xuyên quốc gia, tình hình an ninh vùng biên giới dần được lập lại, tuyến phòng thủ biên giới được giữ vững, đời sống người dân cũng ổn định hơn trước, đồng bào lo làm ăn, không còn theo kẻ xấu vượt biên sang Lào nữa”, Trung tá Nguyễn Sỹ Toàn – Phó Chủ nhiệm chính trị Đoàn 4 nói.
Mở đường vào Na Ngoi là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của Đoàn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương. Con đường từ Khe Kiền (huyện Tương Dương) qua Nậm Càn (Kỳ Sơn) vào Na Ngoi được hình thành. Nói thì nghe đơn giản, nhưng cung đường ngoằn ngoèo với những khúc cua tay áo, những đoạn dốc cao ngất dài hơn 20km thực sự là thử thách không hề nhỏ đối với những người lính mở đường năm xưa.
Có những thời điểm, 1 trận lũ quét đi qua, toàn bộ công sức của anh em trôi tuột theo dòng nước dữ nhưng ngày qua ngày, tháng nối tiếp tháng, con đường xe cơ giới vào vùng biên đã hoàn thành, rút ngắn rất nhiều khoảng cách cũng như thời gian thông thương, đi lại của bà con. Những cung đường Na Cáng - Phù Quặc, Ka Dưới - Tẳng Păn trước đây chỉ có thể đi bộ nay đã được Đoàn 4 đầu tư, trở thành những con đường chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
Thời điểm chúng tôi có mặt, những người lính, những công nhân quốc phòng của Đoàn 4 đang trải nhựa đoạn đường từ chỗ đơn vị đóng quân vào khu vực trung tâm xã Na Ngoi. Chỉ ít lâu nữa thôi, các em học sinh ở đây không phải leo những con dốc nhầy nhụa bùn đất để đến trường. Cũng từ con đường này, nhiều sản vật của bà con người Mông, người Khơ-mú, người Thái sẽ vượt rừng ra đường lớn với giá trị kinh tế lớn hơn trước kia.
Khởi sắc vùng biên giới
8 xã vùng biên Đoàn phụ trách đều thuộc xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An với tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 80% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Bởi vậy, giúp dân xóa đói giảm nghèo cũng là 1 trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đoàn. Cùng với việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều mô hình phát triển kinh tế cũng đã được Đoàn triển khai đến tận từng hộ dân.
Từ năm 2003 đến nay, Đoàn đã xây dựng 8 công trình điện trung thế và hạ thế, phục vụ 2.801 hộ tại 38 bản của 8 xã; 4 công trình nước sạch phục vụ cho 292 hộ dân; xây dựng, nâng cấp 21,5km đường, xây dựng 2 cầu treo, 1 cầu tràn; hoàn thành 6 công trình thủy lợi với 24,4km kênh dẫn, phục vụ tưới tiêu cho 96ha lúa nước của bà con…
Từ chỗ sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, đến nay người Mông, người Khơ-mú ở vùng biên giới này đã quen với cây lúa nước, bắt thiên nhiên phục vụ mình, tạo ra nhiều hàng hóa có giá trị cao. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, vốn… của Đoàn kinh tế Quốc phòng 4, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo.
“Đến nay Đoàn đã trực tiếp hỗ trợ 60 con trâu cái địa phương, 8 con bò lai shin, 129 bò cái địa phương, 124 lợn hướng nạc, 16.500 cây ăn quả các loại, 204.000 cây chè tuyết shan cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, cùng với Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ đầu tư cho 110 hộ dân phát triển kinh tế; mở 92 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho gần 3.000 người dân, giúp gần 800 hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2016, có 314 bản trong 8 xã đã có điện lưới, 100% xã có phủ sóng điện thoại”, Thiếu tá Bùi Văn Hải – trợ lý kế hoạch Đoàn kinh tế quốc phòng 4 cho hay.
Nơi đây là địa phương có diện tích cây dong riềng lớn nhưng giá trị kinh tế chưa cao. Từ khi xưởng sản xuất miến dong của Đoàn 4 đi vào hoạt động với mức giá thu mua nguyên liệu gấp 2-3 lần so với giá thị trường, người dân xã 4 xã biên giới huyện Kỳ Sơn đã có thêm một nguồn thu lớn từ loài cây vốn chỉ được xem là cây cứu đói này. Nhiều mô hình trồng chè tuyết shan, trồng dược liệu, trồng rừng, trồng chanh leo… cũng đang được triển khai đến từng hộ dân và bước đầu ghi nhận được nhiều kết quả khả quan.
Ông Mùa Vả Phia (SN 1959, trú xã Phù Khả 2, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) tâm sự: “Từ trên núi cao, nghe theo bộ đội Đoàn 4, bố đưa cả gia đình xuống làm nhà ở đường lớn này. Được bộ đội giúp đỡ, giờ bố có 5 con trâu gần 200 triệu đồng, có 8 sào lúa nước mỗi năm thu hoạch 70-80 bì lúa nên không còn lo đói ăn rồi trồng thêm cây gừng, dong riềng, trồng chè, hồng… bố thoát nghèo rồi, còn lo cho cả hai con trai đi học đại học, cao đẳng.
Bà con ở đây quý các chú bộ đội Đoàn 4 lắm, người ốm thì sang Bệnh xá của bộ đội, trâu bò ốm cũng phải kêu bộ đội. Ngày xưa người ta gọi Phuxailaileng nghĩa là đỉnh núi đói nhưng giờ chắc phải đổi tên núi thôi, bà con ta ở đây không đói như ngày xưa nữa, nhờ bộ đội Đoàn 4 cả đấy”.
Con đường từ Quốc lộ 7 qua xã Khe Kiền (Tương Dương, Nghệ An) vào xã Nậm Càn, Na Ngoi (Kỳ Sơn) đã được đổ nhựa, tuy đôi chỗ vẫn còn khó đi nhưng quãng đường vào chỗ đóng quân của Đoàn kinh tế quốc phòng 4 – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An được rút ngắn. Cách đây chưa đầy 15 năm, để vào được đến đây, những người lính đầu tiên của Đoàn kinh tế quốc phòng 4 phải mất đến 2 ngày đi bộ đường rừng. Nay, chỉ mất vài tiếng chạy xe máy là đến nơi.
Con đường vào trung tâm xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn, Nghệ An) đang được nhựa hóa.
Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khu vực biên giới Tây Nam Nghệ An là địa điểm hết sức phức tạp về an ninh với nhiều toán phỉ và tội phạm ma túy hoạt động, gây bất ổn về tình hình chính trị, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Trước tình thế đó, Đoàn kinh tế quốc phòng 4 (Quân khu 4) được chuyển từ Hà Tĩnh sang Kỳ Sơn, trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào trải dài 165km thuộc 8 xã của 2 huyện Kỳ Sơn, Quế Phong.
“Bên cạnh ổn định tình hình trật tự, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, Đoàn có nhiệm vụ triển khai các dự án kinh tế quốc phòng, điện đường trường trạm, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, Thượng tá Trịnh Ngọc Quế - Phó Đoàn trưởng Đoàn kinh tế quốc phòng 4 tóm lược về nhiệm vụ của đơn vị.
Thiếu tá Bùi Văn Hải giới thiệu về dự án phát triển cây dược liệu Đoàn Kinh tế quốc phòng 4 đang triển khai tại xã Na Ngoi.
Năm 2002, những người lính đầu tiên của Đoàn 4 có mặt ở nơi đây. Đó là những ngày nắm cơm đi ngược lên núi cao, vận động đồng bào người Mông “hạ sơn” về trung tâm xã lập bản mới. Là những ngày đôi tay phồng rộp vì cầm cuốc, cầm dao giúp bà con phát nương làm rẫy. “Không còn lo đói, bà con không nghe theo người xấu xúi giục. Cùng với việc đẩy đuổi, tiêu diệt các toán phỉ, các ổ nhóm mua bán ma túy xuyên quốc gia, tình hình an ninh vùng biên giới dần được lập lại, tuyến phòng thủ biên giới được giữ vững, đời sống người dân cũng ổn định hơn trước, đồng bào lo làm ăn, không còn theo kẻ xấu vượt biên sang Lào nữa”, Trung tá Nguyễn Sỹ Toàn – Phó Chủ nhiệm chính trị Đoàn 4 nói.
Mở đường vào Na Ngoi là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của Đoàn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương. Con đường từ Khe Kiền (huyện Tương Dương) qua Nậm Càn (Kỳ Sơn) vào Na Ngoi được hình thành. Nói thì nghe đơn giản, nhưng cung đường ngoằn ngoèo với những khúc cua tay áo, những đoạn dốc cao ngất dài hơn 20km thực sự là thử thách không hề nhỏ đối với những người lính mở đường năm xưa.
Mô hình trồng chè tuyết shan bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng biên giới tỉnh Nghệ An.
Có những thời điểm, 1 trận lũ quét đi qua, toàn bộ công sức của anh em trôi tuột theo dòng nước dữ nhưng ngày qua ngày, tháng nối tiếp tháng, con đường xe cơ giới vào vùng biên đã hoàn thành, rút ngắn rất nhiều khoảng cách cũng như thời gian thông thương, đi lại của bà con. Những cung đường Na Cáng - Phù Quặc, Ka Dưới - Tẳng Păn trước đây chỉ có thể đi bộ nay đã được Đoàn 4 đầu tư, trở thành những con đường chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
Thời điểm chúng tôi có mặt, những người lính, những công nhân quốc phòng của Đoàn 4 đang trải nhựa đoạn đường từ chỗ đơn vị đóng quân vào khu vực trung tâm xã Na Ngoi. Chỉ ít lâu nữa thôi, các em học sinh ở đây không phải leo những con dốc nhầy nhụa bùn đất để đến trường. Cũng từ con đường này, nhiều sản vật của bà con người Mông, người Khơ-mú, người Thái sẽ vượt rừng ra đường lớn với giá trị kinh tế lớn hơn trước kia.
Khởi sắc vùng biên giới
8 xã vùng biên Đoàn phụ trách đều thuộc xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An với tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 80% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Bởi vậy, giúp dân xóa đói giảm nghèo cũng là 1 trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đoàn. Cùng với việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều mô hình phát triển kinh tế cũng đã được Đoàn triển khai đến tận từng hộ dân.
Cán bộ tình nguyện của Đoàn 4 dạy xóa mù chữ cho đồng bào xã Mường Ải (Kỳ Sơn, Nghệ An).
Từ năm 2003 đến nay, Đoàn đã xây dựng 8 công trình điện trung thế và hạ thế, phục vụ 2.801 hộ tại 38 bản của 8 xã; 4 công trình nước sạch phục vụ cho 292 hộ dân; xây dựng, nâng cấp 21,5km đường, xây dựng 2 cầu treo, 1 cầu tràn; hoàn thành 6 công trình thủy lợi với 24,4km kênh dẫn, phục vụ tưới tiêu cho 96ha lúa nước của bà con…
Từ chỗ sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, đến nay người Mông, người Khơ-mú ở vùng biên giới này đã quen với cây lúa nước, bắt thiên nhiên phục vụ mình, tạo ra nhiều hàng hóa có giá trị cao. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, vốn… của Đoàn kinh tế Quốc phòng 4, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo.
Cán bộ Đoàn 4 hướng dẫn bà con đồng bào Mông chăm sóc, phòng bệnh cho đàn trâu bò.
“Đến nay Đoàn đã trực tiếp hỗ trợ 60 con trâu cái địa phương, 8 con bò lai shin, 129 bò cái địa phương, 124 lợn hướng nạc, 16.500 cây ăn quả các loại, 204.000 cây chè tuyết shan cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, cùng với Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ đầu tư cho 110 hộ dân phát triển kinh tế; mở 92 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho gần 3.000 người dân, giúp gần 800 hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2016, có 314 bản trong 8 xã đã có điện lưới, 100% xã có phủ sóng điện thoại”, Thiếu tá Bùi Văn Hải – trợ lý kế hoạch Đoàn kinh tế quốc phòng 4 cho hay.
Nơi đây là địa phương có diện tích cây dong riềng lớn nhưng giá trị kinh tế chưa cao. Từ khi xưởng sản xuất miến dong của Đoàn 4 đi vào hoạt động với mức giá thu mua nguyên liệu gấp 2-3 lần so với giá thị trường, người dân xã 4 xã biên giới huyện Kỳ Sơn đã có thêm một nguồn thu lớn từ loài cây vốn chỉ được xem là cây cứu đói này. Nhiều mô hình trồng chè tuyết shan, trồng dược liệu, trồng rừng, trồng chanh leo… cũng đang được triển khai đến từng hộ dân và bước đầu ghi nhận được nhiều kết quả khả quan.
Các bản làng vùng biên xứ Nghệ đang từng ngày khởi sắc, thay da đổi thịt.
Ông Mùa Vả Phia (SN 1959, trú xã Phù Khả 2, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) tâm sự: “Từ trên núi cao, nghe theo bộ đội Đoàn 4, bố đưa cả gia đình xuống làm nhà ở đường lớn này. Được bộ đội giúp đỡ, giờ bố có 5 con trâu gần 200 triệu đồng, có 8 sào lúa nước mỗi năm thu hoạch 70-80 bì lúa nên không còn lo đói ăn rồi trồng thêm cây gừng, dong riềng, trồng chè, hồng… bố thoát nghèo rồi, còn lo cho cả hai con trai đi học đại học, cao đẳng.
Bà con ở đây quý các chú bộ đội Đoàn 4 lắm, người ốm thì sang Bệnh xá của bộ đội, trâu bò ốm cũng phải kêu bộ đội. Ngày xưa người ta gọi Phuxailaileng nghĩa là đỉnh núi đói nhưng giờ chắc phải đổi tên núi thôi, bà con ta ở đây không đói như ngày xưa nữa, nhờ bộ đội Đoàn 4 cả đấy”.
Tác giả bài viết: Hoàng Lam
Nguồn tin: