Thông tư 22: Ước gì có đề kiểm tra “minh họa”
- 16:29 19-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Trước đây, chúng tôi có các quyển sách giáo viên, hướng dẫn đến tiết nào thì kiểm tra và có các bài thi mẫu, giáo viên chỉ cần đổi số liệu là ra đề kiểm tra. Tuy nhiên, nay có hướng dẫn yêu cầu các trường chủ động trong việc ra đề kiểm tra giữa kì và cuối kì nhưng không có đề kiểm tra “minh họa” khiến nhiều trường lo lắng”.
► Bộ GD&ĐT phản hồi về Thông tư 22
Hướng dẫn còn chung chung
Thời điểm gần cuối năm học, nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã rục rịch chuẩn bị áp dụng thông tư 22/2016/TT- BGDĐT vào việc nhận xét, khen thưởng cuối kì. Ghi nhận của PV Dân trí tại Hà Nội, hầu hết các trường đã nhận được hướng dẫn thực hiện thông tư 22 của Phòng GD&ĐT các quận huyện, cũng như đã được triển khai tập huấn thực hiện từ vài tháng trước.
Theo một hiệu trưởng trường tiểu học tại Hà Nội, hướng dẫn thực hiện TT22 mà phòng GD&ĐT vừa đưa về trường mình có nêu rõ, hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra định kì, đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi và bài tập và được thiết kế theo 4 mức độ được quy định tại điểm c, mục 2, Điều 10 Thông tư số 22.
Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán thiết kế theo 4 mức độ. Trên cơ sở khung ma trận, các đơn vị vận dụng dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh...
Nhận xét về điều này, cô Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trường mình cũng vừa nhận được hướng dẫn thực hiện TT22 của Phòng GD&ĐT quận gửi đến. Tuy nhiên, tương tự trên đây, hướng dẫn này còn chung chung, khiến giáo viên và nhà trường rất khó triển khai.
Chẳng hạn, việc hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo kiểm tra định kì, nghiên cứu để ra đề kiểm tra sao cho phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi và bài tập được thiết kế theo 4 mức độ. Thế nhưng trong hướng dẫn này, lại không quy định cụ thể từng mức đó như thế nào khiến nhà trường rất khó thực hiện.
“Hiệu trưởng phải tự nghiên cứu để triển khai việc kiểm tra định kì. Tuy nhiên, trong hướng dẫn không quy định cụ thể từng mức ra sao, không cụ thể đâu là vận dụng, đâu là kĩ năng... để nhà trường làm căn cứ. Mà đề của giáo viên ra thì không đủ cơ sở để áp dụng cho toàn bộ học sinh kiểm tra. Do đó, hiệu trưởng lại phải nghiên cứu kĩ hướng dẫn để từng bước thực hiện”, cô Ngọc nói.
Cần đề kiểm tra “minh họa”
Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, rút kinh nghiệm của TT30, ở TT22 quy định, có thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5 bởi lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
Thứ hai, môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác. Thứ 3, việc có thêm bài kiểm tra định kì nhằm tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
Cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, về cơ bản, TT22 cũng gần giống với TT30/2014/TT-BGDĐT hoặc TT32 trước đây. Tuy nhiên, các trường thấy khó là vì chưa có hướng dẫn cụ thể chi tiết.
“TT22 rất tốt, khuyến khích học sinh và nâng cao tính nhân văn khi áp dụng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh... Khi có thay đổi ở TT22, giáo viên đã rất phấn khởi vì họ không cần nhận xét nhiều, gánh nặng sổ sách vào cuối năm học không nặng nề như trước đây. Tuy nhiên, về phía phụ huynh thì lại lo lắng vì ít thấy giáo viên nhận xét hơn trước”, hiệu trưởng này chia sẻ.
Cũng theo cô Hạnh, để triển khai thông tư 22, nhà trường đã được Sở GD&ĐT tập huấn, sau đó giao cho nhà trường chủ động. Do trước đó, nhà trường đã được làm quen với TT32 và sau này là TT30 nên việc ra đề kiểm tra vẫn được nhà trường thực hiện. Cái chính là khi áp dụng một thông tư mới, cần có hướng dẫn cụ thể hơn.
“Chẳng hạn trước đây, khi áp dụng TT32, chúng tôi có một quyển sách giáo viên hướng dẫn cụ thể tiết nào thì kiểm tra và có đề mẫu. Giáo viên căn cứ vào đó, chỉ việc đổi số liệu một chút từ đề mẫu là có đề thi chuẩn cho học sinh.
Tuy nhiên, ở thông tư mới này, nhà trường chưa được hướng dẫn cụ thể nên thấy khó. Vì thế, chúng tôi mạo muội đề xuất, giá như có đề thi mẫu như trước đây thì sẽ tốt hơn. Nhà trường cũng bám theo đó để triển khai”, cô Hạnh đề xuất.
Về ý kiến này, cô Bích Ngọc cũng đồng tình và mong muốn giá như có đề kiểm tra mẫu để trên cơ sở đó, nhà trường áp dụng triển khai sẽ có ít sai sót hơn. “Việc để nhà trường chủ động rất tốt nhưng cái gì mới, cũng cần có hướng dẫn cụ thể để nhà trường và giáo viên đỡ lo lắng hơn. Chứ chung chung thế này, chúng tôi không biết tham khảo vào đâu cả”, cô Ngọc cho hay.
Hướng dẫn còn chung chung
Thời điểm gần cuối năm học, nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã rục rịch chuẩn bị áp dụng thông tư 22/2016/TT- BGDĐT vào việc nhận xét, khen thưởng cuối kì. Ghi nhận của PV Dân trí tại Hà Nội, hầu hết các trường đã nhận được hướng dẫn thực hiện thông tư 22 của Phòng GD&ĐT các quận huyện, cũng như đã được triển khai tập huấn thực hiện từ vài tháng trước.
Theo một hiệu trưởng trường tiểu học tại Hà Nội, hướng dẫn thực hiện TT22 mà phòng GD&ĐT vừa đưa về trường mình có nêu rõ, hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra định kì, đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi và bài tập và được thiết kế theo 4 mức độ được quy định tại điểm c, mục 2, Điều 10 Thông tư số 22.
Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán thiết kế theo 4 mức độ. Trên cơ sở khung ma trận, các đơn vị vận dụng dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh...
Nhận xét về điều này, cô Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trường mình cũng vừa nhận được hướng dẫn thực hiện TT22 của Phòng GD&ĐT quận gửi đến. Tuy nhiên, tương tự trên đây, hướng dẫn này còn chung chung, khiến giáo viên và nhà trường rất khó triển khai.
TT22 giúp giáo viên đỡ gánh nặng sổ sách hơn trước đây (ảnh: H. Thủy)
Chẳng hạn, việc hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo kiểm tra định kì, nghiên cứu để ra đề kiểm tra sao cho phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi và bài tập được thiết kế theo 4 mức độ. Thế nhưng trong hướng dẫn này, lại không quy định cụ thể từng mức đó như thế nào khiến nhà trường rất khó thực hiện.
“Hiệu trưởng phải tự nghiên cứu để triển khai việc kiểm tra định kì. Tuy nhiên, trong hướng dẫn không quy định cụ thể từng mức ra sao, không cụ thể đâu là vận dụng, đâu là kĩ năng... để nhà trường làm căn cứ. Mà đề của giáo viên ra thì không đủ cơ sở để áp dụng cho toàn bộ học sinh kiểm tra. Do đó, hiệu trưởng lại phải nghiên cứu kĩ hướng dẫn để từng bước thực hiện”, cô Ngọc nói.
Cần đề kiểm tra “minh họa”
Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, rút kinh nghiệm của TT30, ở TT22 quy định, có thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5 bởi lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
Thứ hai, môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác. Thứ 3, việc có thêm bài kiểm tra định kì nhằm tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
Mặc dù giao cho nhà trường chủ động rất tốt nhưng một số hiệu trưởng mong muốn có đề kiểm tra mẫu để tham khảo. (ảnh: minh họa)
Cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, về cơ bản, TT22 cũng gần giống với TT30/2014/TT-BGDĐT hoặc TT32 trước đây. Tuy nhiên, các trường thấy khó là vì chưa có hướng dẫn cụ thể chi tiết.
“TT22 rất tốt, khuyến khích học sinh và nâng cao tính nhân văn khi áp dụng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh... Khi có thay đổi ở TT22, giáo viên đã rất phấn khởi vì họ không cần nhận xét nhiều, gánh nặng sổ sách vào cuối năm học không nặng nề như trước đây. Tuy nhiên, về phía phụ huynh thì lại lo lắng vì ít thấy giáo viên nhận xét hơn trước”, hiệu trưởng này chia sẻ.
Cũng theo cô Hạnh, để triển khai thông tư 22, nhà trường đã được Sở GD&ĐT tập huấn, sau đó giao cho nhà trường chủ động. Do trước đó, nhà trường đã được làm quen với TT32 và sau này là TT30 nên việc ra đề kiểm tra vẫn được nhà trường thực hiện. Cái chính là khi áp dụng một thông tư mới, cần có hướng dẫn cụ thể hơn.
“Chẳng hạn trước đây, khi áp dụng TT32, chúng tôi có một quyển sách giáo viên hướng dẫn cụ thể tiết nào thì kiểm tra và có đề mẫu. Giáo viên căn cứ vào đó, chỉ việc đổi số liệu một chút từ đề mẫu là có đề thi chuẩn cho học sinh.
Tuy nhiên, ở thông tư mới này, nhà trường chưa được hướng dẫn cụ thể nên thấy khó. Vì thế, chúng tôi mạo muội đề xuất, giá như có đề thi mẫu như trước đây thì sẽ tốt hơn. Nhà trường cũng bám theo đó để triển khai”, cô Hạnh đề xuất.
Về ý kiến này, cô Bích Ngọc cũng đồng tình và mong muốn giá như có đề kiểm tra mẫu để trên cơ sở đó, nhà trường áp dụng triển khai sẽ có ít sai sót hơn. “Việc để nhà trường chủ động rất tốt nhưng cái gì mới, cũng cần có hướng dẫn cụ thể để nhà trường và giáo viên đỡ lo lắng hơn. Chứ chung chung thế này, chúng tôi không biết tham khảo vào đâu cả”, cô Ngọc cho hay.
Tác giả bài viết: Mỹ Hà
Nguồn tin: