Làm sao để dung hòa nội và ngoại thất trong phong thủy
- 09:45 19-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điều này tuy giúp cho cảnh quan chung được đồng bộ, mẫu nhà thống nhất, nhưng cũng khiến không ít gia chủ thắc mắc rằng: Tôi thích phong cách cổ điển, nhà mái ngói, đồ gỗ xưa, mà nay ở nhà khối hộp hiện đại thì phải làm sao. Tôi có thể làm "ruột" nội thất khác hẳn với phần "vỏ" bên ngoài được không, có gì sai về phong thủy chăng?
Có thể thấy ngay trong các nguyên tắc của triết học Đông phương, sự hài hòa luôn được xem trọng. Ngôi nhà hòa hợp với chủ nhân và môi trường chung quanh là ngôi nhà an lành hơn là yếu tố độc đáo hay nổi bật.
Vì thế các chuyên gia phong thủy hiện đại thường khuyên gia chủ chọn đồ nội thất hợp với không gian theo nguyên tắc "đồng thanh đồng thủ", lý tưởng nhất là ngôi nhà được hợp ý chủ nhân ngay từ đầu. Còn nếu như phải tuân thủ theo mẫu nhà chung, mua căn hộ, mua nhà xây sẵn thì dĩ nhiên phần cải tạo nội thất sẽ phải vất vả hơn để dung hòa được các yếu tố chung và riêng sao cho không đối lập, xung đột với nhau.
Cũng không hề có nguyên tắc nào trong phong thủy cho rằng đồ nội thất kiểu xưa không đặt được trong không gian kiểu mới. Vấn đề là phải chọn lọc để đạt được tính thống nhất giữa bên trong và bên ngoài, nội ngoại tương liên, chặt chẽ với nhau. Nếu ngôi nhà có hình thức đẹp, kết cấu vững chắc, vật liệu đắt tiền nhưng không phù hợp với đặc tính cuộc sống của gia chủ, sai phương vị và các kích thước (như vị đặt bếp, kích thước cửa…) thì chỉ được Tướng mà hỏng Số.
Ngược lại phần Số có tính toán chi ly, đặt cái này sơn cái kia đúng với mệnh tuổi và ý thích gia chủ nhưng lại nằm trong khu dân cư nhếch nhác lộn xộn, quy hoạch toàn khu thiếu tính bền vững thì phần ngoài kìm hãm phần trong, kéo theo Trường Khí ngôi nhà suy vong.
Lấy ví dụ mua nhà xây sẵn kiểu hình hộp, nhưng gia chủ chuộng đồ gỗ cổ điển, vậy thì cần có biện pháp cải tạo nội thất để vừa đem được phong cách cổ điển vào nhà, vừa không phá vỡ cấu trúc hiện đại vốn có (hình 1). Thậm chí có thể chọn ra những khu vực phù hợp để trang trí theo lối cổ điển, như một cách điểm xuyết, không nhất thiết phải "cổ điển hóa" toàn bộ. Cần chú ý từng trường hợp khác nhau như sau:
- Nếu gặp nhà ống hẹp: Cần tránh các hình thức trang trí cầu kỳ và ngăn chia nhiều khiến nhà đã hẹp càng hẹp hơn. Sử dụng các giải pháp che chắn bằng đồ vật linh hoạt để không gian và luồn di chuyển trở nên mềm mại (Khúc Tắc) ngăn gió hút và tầm nhìn xuyên suốt (hình 2).
- Nếu là căn hộ chung cư: Các bài trí phong thủy tập trung vào giải pháp nội thất, giảm thiểu tác động lên kết cấu. Các vấn đề về Phương Vị - Tọa Hướng cũng có thể đã bị cố định (và gia chủ phải quyết từ đầu trước khi chọn mua căn hộ rồi) nên bài trí phong thủy sẽ nghiêng về đồ nội thất nhiều hơn (hình 3).
- Nếu là nhà cải tạo: Phần hình thế thường phức tạp hoặc không còn phù hợp nhu cầu hiện tại. Vì thế phải xác định cải tạo về Thế quan trọng hơn về Hình, ví dụ như nhà cũ thiếu thông thoáng, cải tạo xong phải khá hơn.
Suy cho cùng, ai cũng phải sống trong một môi trường được hình thành, xác lập bởi phần "ruột" là cấu trúc và không gian nội thất, còn phần vỏ chỉ như hình thức biểu hiện, đóng vai trò che chắn và bảo vệ. Vì thế cách dung hòa hợp lý hơn cả là chọn lựa không gian sống có phần vỏ hợp với cảnh quan chung, còn phần ruột thì nên bài trí sao cho hợp với hoàn cảnh, gu thẩm mỹ riêng.
Tác giả bài viết: St
Nguồn tin: Chuyên Trang Phụ Nữ & Đời Sống