MC 'Chiếc nón kỳ diệu' nói gì về việc hàng loạt BTV bỏ VTV?
- 07:01 19-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MC Đức Bảo của 'Chiếc nón kỳ diệu' cho rằng việc hàng loạt BTV có tiếng rời VTV là rất bình thường, khán giả không nên suy luận hay tìm hiểu lý do tại sao.
Gần đây một loạt MC ra đi khỏi Đài THVN, anh nói sao về điều này?
- Tôi nghĩ việc chuyển công tác rất bình thường, nó như một trải nghiệm mới bất cứ ai cũng cần, để tìm lại cảm hứng trong công việc, nhất là với một công việc cần nhiều cảm xúc như truyền hình. Những khó khăn, thử thách của công việc này đã có nhiều người nói, nhưng vinh quang và những lợi thế của công việc cũng không hề ít.
Theo tôi, nghề nào cũng có người giỏi người không, điều quan trọng là được làm đúng thế mạnh và niềm đam mê của mình. Tôi nghĩ, chắc không có quốc gia nào mà nghề làm truyền hình lại không phải là nghề nhiều người mơ ước, và ở đất nước nào nghề này cũng lắm thị phi.
Những anh chị đi trước có nghỉ việc để làm chỗ này, chỗ kia hoặc làm công việc khác cũng là chuyện bình thường. Chúng ta không nên suy luận và tìm hiểu lý do vì sao. Nghề truyền hình cũng chỉ là một trong hàng vạn công việc khác, còn rất nhiều người không lên báo, lên hình mà vẫn cống hiến và tạo ra giá trị to lớn cho xã hội.
Chuyện hậu trường đặc biệt của “Chúng tôi là chiến sĩ”
Anh hay được dẫn với những MC nữ xinh đẹp như Minh Hà, Hoàng Linh... Vậy thời điểm hiện tại, ai là người khiến anh ấn tượng nhất?
- Không thể nói tôi ấn tượng với ai nhất. Ở mỗi người, tôi thích nhất điều gì sẽ dễ chia sẻ hơn. Minh Hà rất kiêu kỳ, ngoại hình sang trọng, luôn nói ở tông giọng trầm, quyến rũ, mỗi thông tin đưa ra rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Nhưng Minh Hà không phải người thích diễn. Trong cách dẫn chương trình ngoài việc đưa thông tin, đôi khi mình phải đưa ra quan điểm cá nhân và cũng có những cái cần phải dàn dựng, “diễn” một chút để khán giả bất ngờ.
Hoàng Linh xuất thân từ khoa diễn viên của trường Sân khấu điện ảnh nên rất linh hoạt trong diễn xuất. Khi chúng tôi dẫn “Chúng tôi là chiến sĩ” với nhau, cả hai hay bàn trước về nội dung và việc mình sẽ diễn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi có thể nhập vai hơi ngô nghê một chút để bạn dẫn cho khán giả thêm thông tin.
Hoàng Linh cũng là người thông minh và có đầu óc về biên tập. Bạn ấy luôn tìm ra cách tiếp cận vấn đề rất mới. Ví dụ, kịch bản chỉ đơn thuần nói về ngày 20/11, bạn ấy sẽ lập tức nghĩ ra những chủ đề liên quan như những con số ấn tượng về ngày lễ này. Tôi và Hoàng Linh có nhiều kỷ niệm, đôi khi hục hặc nhau trên sân khấu nhưng chả ai để bụng bao giờ mà phối hợp với nhau rất ăn ý.
Anh có thể kể những chuyện ấn tượng khi làm cùng MC Hoàng Linh?
- Hục hặc vui vui thôi bạn. Có một điều rất thú vị ít ai để ý là trong chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”, tôi không đeo kính mặc dù bị cận. Bởi theo quy định của quân đội hay ít nhất quy định của chương trình hình ảnh chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam không được đeo kính nên tôi phải đeo kính áp tròng.
Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng bạn dẫn Minh Hà chỉ đẹp còn dẫn nhạt?
- Tôi nghĩ rằng đó là ý kiến khán giả nên mình tôn trọng. Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều những bình luận trái chiều, người bảo dẫn chưa tốt nhưng cũng có những người khen. Con gái dẫn chương trình khổ trong khoản ăn mặc. Hơi hở một chút cũng không được, trong suốt một chút cũng không được, ngồi chẳng may lộ quần chip cũng không được, nên bản thân người con gái khi đứng trước ống kính đã có trăm ngàn mối lo khác so với đàn ông.
Thứ nhất là như thế, thứ hai tôi thấy Minh Hà không hề nhạt. Bạn ấy là người rất sâu sắc. Trong một câu nói của bạn ấy có đến vài ba ý tứ chứ không chỉ đơn thuần đưa ra thông tin. Minh Hà cũng là người có nhiều trải nghiệm và quan hệ rộng nên những thông tin bạn ấy đưa ra thường mang đậm dấu ấn cá nhân, rất thuyết phục. Có thể nói, nếu đứng ở vị trí khán giả Minh Hà là một trong những người dẫn xuất sắc nhất trong chương trình “Cà phê sáng”.
May mắn vì có mẹ tâm lý
Anh có vẻ rất tự hào về tình yêu của bố và mẹ mình. Anh có thể chia sẻ về họ?
- Bố tôi mất được 4 năm nhưng khi ông còn sống ông bà rất yêu nhau. Hai cụ gần như không bao giờ to tiếng. Không phải vì không có gì để tranh cãi mà do họ tôn trọng lẫn nhau và biết điểm dừng. Mẹ tôi rất truyền thống, có thể bây giờ cụ đã già, phải thuê người giúp việc nhưng việc tổ chức, sắp xếp trong gia đình vẫn rất minh mẫn. Bà luôn biết cách điều phối mọi việc cho nhẹ nhàng, đỡ tốn sức.
Nhà tôi không có những điều kiện như nhà lầu, xe hơi. Ngày xưa, đồ điện tử cũng không hiện đại như bây giờ nên bất cứ thứ gì hỏng, bố tôi đều sửa hết. Không chỉ chữa cho nhà mình mà còn sửa cho cả họ.
Bố mẹ tôi sống với nhau rất đơn giản. Những thói quen như xem phim nước ngoài, nghe những bản nhạc giao hưởng những năm 80, 90… luôn được bố mẹ tôi duy trì. Chính vì thế khi bố mất, mẹ tôi rất buồn. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng với bà, thậm chí bà gần như trầm cảm. Nhưng sau đó, tôi cố gắng hết sức để động viên, bản thân mẹ tôi cũng nỗ lực vực dậy nên bây giờ đã có cuộc sống khá ổn.
Tôi mua cho mẹ thẻ tập thể dục và bà tập chăm hơn tôi. Sáng nào mẹ cũng đi tập từ 8 giờ đến 10 giờ, chợ búa, cơm nước, chơi với chó, chăm nó, dắt nó đi dạo. Ngoài ra mẹ tôi còn có nhiều bạn bè nên khi đi công tác xa hay công việc bận rộn, tôi vẫn có thể yên tâm.
Có kỷ niệm gì đặc biệt giữa bố và mẹ mà anh nhớ mãi?
- Khi bố tôi ốm, mẹ tôi đã chăm sóc chu đáo. Mặc dù bà tuyệt vọng khi biết rằng ông không qua khỏi, nhưng vẫn gắng gượng để chăm sóc, giúp bố bớt đau đớn nhất. Thật sự, phải đến khi mình ốm đau, gần đất xa trời mới biết được người kia đối với mình như thế nào. Tình nghĩa lúc đó thật sự vô giá.
Đến bây giờ, trong bữa cơm, khi chỉ có hai mẹ con, mẹ tôi vẫn đặt một cái bát, một đôi đũa để mời bố tôi về ăn cơm. Mọi chuyện cho đến giờ không còn đau buồn như trước, nhưng hình ảnh, kỷ niệm về bố không bao giờ mất đi. Đấy là điều tôi trân trọng.
Còn kỷ niệm giữa anh với bố thì sao?
- Hồi đó, tôi mới học lớp 3 và bắt đầu tập đi xe đạp. Hồi ấy, bố tôi đi làm về rất mệt, nhưng vẫn cùng con trai đi ra bờ Hồ để tập xe. Mà lúc đó bố tôi cũng đâu có trẻ, ngoài 50 tuổi. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại chỉ để giữ cái xe cho tôi đi, phát bực lên được. Nhưng cuối cùng tôi cũng không biết đi xe đạp trong giai đoạn ấy. Về sau, khi đi cùng với mấy thằng bạn, chúng nó cho mình đạp xe thử lại đi được.
Nói chung, bố cho tôi cảm giác yên tâm và thấy ông là người có trách nhiệm. Nhiều khi cứ hỏng thứ gì mà sáng tỉnh dậy bố tôi đã sửa xong. Có một kỷ niệm nữa rất vui vào sinh nhật năm 8 tuổi, bố mẹ mua cho tôi một con chim sáo. Cả một mùa hè tôi chỉ chơi với nó. Nhưng sau đó, do quên không cất trong nhà nên nó trúng gió chết. Tôi đã viết một bài văn tả về quá trình nuôi nấng, dạy dỗ, chơi với nó và được cô giáo chấm 10 điểm, được đọc trước lớp. Đó có lẽ là điểm sáng chói lọi trong sự nghiệp học văn của tôi, bình thường toàn nhận điểm 6,7.
Bố đã mất, anh trai lại định cư ở nước ngoài. Anh bù đắp tình cảm cho mẹ như thế nào?
- Thực ra tôi rất may mắn, vì mẹ không bao giờ góp ý hay phản đối bất cứ việc gì, miễn tôi thấy vui mẹ hài lòng. Công việc của tôi bận rộn, lại thường xuyên công tác xa nhà nên tôi nuôi một con cún cho bà đỡ buồn. Bà cũng rất tâm lý, luôn dò xem lúc nào tôi ăn cơm ở nhà. Tôi cảm thấy may mắn khi có một người mẹ như vậy.
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
- Tôi nghĩ việc chuyển công tác rất bình thường, nó như một trải nghiệm mới bất cứ ai cũng cần, để tìm lại cảm hứng trong công việc, nhất là với một công việc cần nhiều cảm xúc như truyền hình. Những khó khăn, thử thách của công việc này đã có nhiều người nói, nhưng vinh quang và những lợi thế của công việc cũng không hề ít.
Theo tôi, nghề nào cũng có người giỏi người không, điều quan trọng là được làm đúng thế mạnh và niềm đam mê của mình. Tôi nghĩ, chắc không có quốc gia nào mà nghề làm truyền hình lại không phải là nghề nhiều người mơ ước, và ở đất nước nào nghề này cũng lắm thị phi.
Những anh chị đi trước có nghỉ việc để làm chỗ này, chỗ kia hoặc làm công việc khác cũng là chuyện bình thường. Chúng ta không nên suy luận và tìm hiểu lý do vì sao. Nghề truyền hình cũng chỉ là một trong hàng vạn công việc khác, còn rất nhiều người không lên báo, lên hình mà vẫn cống hiến và tạo ra giá trị to lớn cho xã hội.
Chuyện hậu trường đặc biệt của “Chúng tôi là chiến sĩ”
Anh hay được dẫn với những MC nữ xinh đẹp như Minh Hà, Hoàng Linh... Vậy thời điểm hiện tại, ai là người khiến anh ấn tượng nhất?
- Không thể nói tôi ấn tượng với ai nhất. Ở mỗi người, tôi thích nhất điều gì sẽ dễ chia sẻ hơn. Minh Hà rất kiêu kỳ, ngoại hình sang trọng, luôn nói ở tông giọng trầm, quyến rũ, mỗi thông tin đưa ra rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
MC Minh Hà và MC Đức Bảo trong chương trình "Cà phê sáng"
Minh Hà là một người tung hứng với tôi ăn ý. Chúng tôi dẫn với nhau gần như không cần bàn trước điều gì, thậm chí không cần kịch bản. Nhưng cả hai luôn hiểu ý nhau và phối hợp rất tốt trong chương trình “Cà phê sáng”.Nhưng Minh Hà không phải người thích diễn. Trong cách dẫn chương trình ngoài việc đưa thông tin, đôi khi mình phải đưa ra quan điểm cá nhân và cũng có những cái cần phải dàn dựng, “diễn” một chút để khán giả bất ngờ.
Hoàng Linh xuất thân từ khoa diễn viên của trường Sân khấu điện ảnh nên rất linh hoạt trong diễn xuất. Khi chúng tôi dẫn “Chúng tôi là chiến sĩ” với nhau, cả hai hay bàn trước về nội dung và việc mình sẽ diễn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi có thể nhập vai hơi ngô nghê một chút để bạn dẫn cho khán giả thêm thông tin.
Hoàng Linh cũng là người thông minh và có đầu óc về biên tập. Bạn ấy luôn tìm ra cách tiếp cận vấn đề rất mới. Ví dụ, kịch bản chỉ đơn thuần nói về ngày 20/11, bạn ấy sẽ lập tức nghĩ ra những chủ đề liên quan như những con số ấn tượng về ngày lễ này. Tôi và Hoàng Linh có nhiều kỷ niệm, đôi khi hục hặc nhau trên sân khấu nhưng chả ai để bụng bao giờ mà phối hợp với nhau rất ăn ý.
Anh có thể kể những chuyện ấn tượng khi làm cùng MC Hoàng Linh?
- Hục hặc vui vui thôi bạn. Có một điều rất thú vị ít ai để ý là trong chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”, tôi không đeo kính mặc dù bị cận. Bởi theo quy định của quân đội hay ít nhất quy định của chương trình hình ảnh chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam không được đeo kính nên tôi phải đeo kính áp tròng.
MC Hoàng Linh và MC Đức Bảo hợp tác ăn ý dù đôi khi "hục hặc"
Hồi đầu tôi không biết đeo kính áp tròng thế nào nên phải chạy lên phòng Hoàng Linh nhờ bạn ấy dùng dụng cụ chuyên dụng để đeo hộ. Đôi khi hai đứa đùa với nhau là: “Đi công tác với nhau có mỗi hai đứa trong phòng thế này, không biết có sao không?”. Chỉ vậy thôi, về sau tôi đã tự đeo được rồi chứ hồi đầu phải chạy lên phòng nhờ Hoàng Linh suốt. Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng bạn dẫn Minh Hà chỉ đẹp còn dẫn nhạt?
- Tôi nghĩ rằng đó là ý kiến khán giả nên mình tôn trọng. Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều những bình luận trái chiều, người bảo dẫn chưa tốt nhưng cũng có những người khen. Con gái dẫn chương trình khổ trong khoản ăn mặc. Hơi hở một chút cũng không được, trong suốt một chút cũng không được, ngồi chẳng may lộ quần chip cũng không được, nên bản thân người con gái khi đứng trước ống kính đã có trăm ngàn mối lo khác so với đàn ông.
Thứ nhất là như thế, thứ hai tôi thấy Minh Hà không hề nhạt. Bạn ấy là người rất sâu sắc. Trong một câu nói của bạn ấy có đến vài ba ý tứ chứ không chỉ đơn thuần đưa ra thông tin. Minh Hà cũng là người có nhiều trải nghiệm và quan hệ rộng nên những thông tin bạn ấy đưa ra thường mang đậm dấu ấn cá nhân, rất thuyết phục. Có thể nói, nếu đứng ở vị trí khán giả Minh Hà là một trong những người dẫn xuất sắc nhất trong chương trình “Cà phê sáng”.
May mắn vì có mẹ tâm lý
Anh có vẻ rất tự hào về tình yêu của bố và mẹ mình. Anh có thể chia sẻ về họ?
- Bố tôi mất được 4 năm nhưng khi ông còn sống ông bà rất yêu nhau. Hai cụ gần như không bao giờ to tiếng. Không phải vì không có gì để tranh cãi mà do họ tôn trọng lẫn nhau và biết điểm dừng. Mẹ tôi rất truyền thống, có thể bây giờ cụ đã già, phải thuê người giúp việc nhưng việc tổ chức, sắp xếp trong gia đình vẫn rất minh mẫn. Bà luôn biết cách điều phối mọi việc cho nhẹ nhàng, đỡ tốn sức.
Nhà tôi không có những điều kiện như nhà lầu, xe hơi. Ngày xưa, đồ điện tử cũng không hiện đại như bây giờ nên bất cứ thứ gì hỏng, bố tôi đều sửa hết. Không chỉ chữa cho nhà mình mà còn sửa cho cả họ.
Bố mẹ tôi sống với nhau rất đơn giản. Những thói quen như xem phim nước ngoài, nghe những bản nhạc giao hưởng những năm 80, 90… luôn được bố mẹ tôi duy trì. Chính vì thế khi bố mất, mẹ tôi rất buồn. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng với bà, thậm chí bà gần như trầm cảm. Nhưng sau đó, tôi cố gắng hết sức để động viên, bản thân mẹ tôi cũng nỗ lực vực dậy nên bây giờ đã có cuộc sống khá ổn.
Tôi mua cho mẹ thẻ tập thể dục và bà tập chăm hơn tôi. Sáng nào mẹ cũng đi tập từ 8 giờ đến 10 giờ, chợ búa, cơm nước, chơi với chó, chăm nó, dắt nó đi dạo. Ngoài ra mẹ tôi còn có nhiều bạn bè nên khi đi công tác xa hay công việc bận rộn, tôi vẫn có thể yên tâm.
Có kỷ niệm gì đặc biệt giữa bố và mẹ mà anh nhớ mãi?
- Khi bố tôi ốm, mẹ tôi đã chăm sóc chu đáo. Mặc dù bà tuyệt vọng khi biết rằng ông không qua khỏi, nhưng vẫn gắng gượng để chăm sóc, giúp bố bớt đau đớn nhất. Thật sự, phải đến khi mình ốm đau, gần đất xa trời mới biết được người kia đối với mình như thế nào. Tình nghĩa lúc đó thật sự vô giá.
Đến bây giờ, trong bữa cơm, khi chỉ có hai mẹ con, mẹ tôi vẫn đặt một cái bát, một đôi đũa để mời bố tôi về ăn cơm. Mọi chuyện cho đến giờ không còn đau buồn như trước, nhưng hình ảnh, kỷ niệm về bố không bao giờ mất đi. Đấy là điều tôi trân trọng.
Còn kỷ niệm giữa anh với bố thì sao?
- Hồi đó, tôi mới học lớp 3 và bắt đầu tập đi xe đạp. Hồi ấy, bố tôi đi làm về rất mệt, nhưng vẫn cùng con trai đi ra bờ Hồ để tập xe. Mà lúc đó bố tôi cũng đâu có trẻ, ngoài 50 tuổi. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại chỉ để giữ cái xe cho tôi đi, phát bực lên được. Nhưng cuối cùng tôi cũng không biết đi xe đạp trong giai đoạn ấy. Về sau, khi đi cùng với mấy thằng bạn, chúng nó cho mình đạp xe thử lại đi được.
Nói chung, bố cho tôi cảm giác yên tâm và thấy ông là người có trách nhiệm. Nhiều khi cứ hỏng thứ gì mà sáng tỉnh dậy bố tôi đã sửa xong. Có một kỷ niệm nữa rất vui vào sinh nhật năm 8 tuổi, bố mẹ mua cho tôi một con chim sáo. Cả một mùa hè tôi chỉ chơi với nó. Nhưng sau đó, do quên không cất trong nhà nên nó trúng gió chết. Tôi đã viết một bài văn tả về quá trình nuôi nấng, dạy dỗ, chơi với nó và được cô giáo chấm 10 điểm, được đọc trước lớp. Đó có lẽ là điểm sáng chói lọi trong sự nghiệp học văn của tôi, bình thường toàn nhận điểm 6,7.
Bố đã mất, anh trai lại định cư ở nước ngoài. Anh bù đắp tình cảm cho mẹ như thế nào?
- Thực ra tôi rất may mắn, vì mẹ không bao giờ góp ý hay phản đối bất cứ việc gì, miễn tôi thấy vui mẹ hài lòng. Công việc của tôi bận rộn, lại thường xuyên công tác xa nhà nên tôi nuôi một con cún cho bà đỡ buồn. Bà cũng rất tâm lý, luôn dò xem lúc nào tôi ăn cơm ở nhà. Tôi cảm thấy may mắn khi có một người mẹ như vậy.
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Tác giả bài viết: Diệu Linh - Sơn Hà
Nguồn tin: