Sự thật bất ngờ về Internet toàn cầu năm 1973
- 15:19 16-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một bản đồ cũ mới công bố đã hé lộ sự thật bất ngờ, ít biết về toàn bộ hệ thống Internet của thế giới vào năm 1973.
Hiện nay, việc xác định quy mô của Internet toàn cầu là điều vô cùng khó khăn do có tới hơn 1 tỉ trang web cùng lượng dữ liệu vô tận đang được lưu giữ trong các hệ thông cơ sở hạ tầng đồ sộ. Tuy nhiên, chỉ cách đây 43 năm, toàn bộ mạng máy tính trên thế giới có thể được thống kê tóm gọn trên một trang giấy.
Trước khi Internet trở thành nơi đăng tải, truyền dẫn và chia sẻ dữ liệu rộng khắp như hiện nay, hệ thống này được biết đến như Mạng lưới ARPA (ARPANET) hay mạng "Eve" của Bộ Quốc phòng Mỹ, bắt đầu đi vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1967. Hai năm sau, hệ thống này trở thành một phương tiện kết nối cho 4 chiếc máy tính của trường đại học
Bản đồ về toàn bộ hệ thống Internet trên thế giới vào năm 1973. Ảnh: Daily Mail
Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tân tiến (ARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố một bản đồ cũ hé lộ, cả thế giới chỉ có 42 máy tính kết nối với 36 thiết bị mạng vào tháng 9/1973.Trước khi Internet trở thành nơi đăng tải, truyền dẫn và chia sẻ dữ liệu rộng khắp như hiện nay, hệ thống này được biết đến như Mạng lưới ARPA (ARPANET) hay mạng "Eve" của Bộ Quốc phòng Mỹ, bắt đầu đi vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1967. Hai năm sau, hệ thống này trở thành một phương tiện kết nối cho 4 chiếc máy tính của trường đại học
Mục tiêu ban đầu của ARPANET là liên kết và chia sẻ các nguồn tài nguyên máy tính với hầu hết các nhà khoa học tại các cơ sở được kết nối, bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Havard và Đại học California tại Los Angeles (UCLA).
Mặc dù nhiều người tin chưa từng có bản đồ chính thống mô tả Internet thời kỳ đầu, nhưng David Newbury, một chuyên gia phát triển phần mềm đến từ Pennsylvania, đã phát hiện ra một bản độ như vậy trong khi xem lại đống giấy tờ cũ mà cha ông còn lưu giữ được. Cha của ông Newbury đã nhận được tài liệu này trong khi còn làm quản lý tại Trường Khoa học máy tính thuộc Đại học Carnegie Mellon và lưu giữ nó tới tận ngày nay.
Trong bức bản đồ 43 năm tuổi, các ô vuông biểu thị cho các nốt mạng và các hình oval đại diện cho các máy chủ. Một trong những máy tính trung ương được dùng phổ biến nhất những năm 1970, 36-bit PDP-10, cũng xuất hiện nhiều lần ở phía trên của bản đồ.
Vào cuối những năm 1970, người dùng ARPANET chuyển các tệp tin thông qua FTP và một năm sau đó đăng nhập vào một hệ thống bằng máy tính cá nhân.
Vào tháng 9/1973 có tổng cộng 42 máy chủ được kết nối với 36 nốt mạng. Chỉ 4 tháng sau đó, ARPANET đã mở rộng ra toàn cầu. Cơ quan quản lý đã gắn hệ thống với một vệ tinh, kết nối nó với các thiết bị mạng ở Na Uy và London (Anh) để truyền dẫn 2,9 triệu gói tin/ngày, trong khi tổng số gói tin được truyền qua hệ thống cả năm trước đó chỉ là 1 triệu.
Sau đó, vào những năm 1980, ARPANET được chuyển giao cho một hệ thống quân sự mới, có tên gọi là Mạng lưới dữ liệu quốc phòng và NSFNet. Vào khoảng thời gian trên, hệ thống cũng bắt đầu triển khai TCP/IP và từ đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu tạo ra "các mạng lưới của mạng lưới", nền móng cho Internet hiện đại.
Internet như chúng ta biết ngày nay bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1989, khi nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee phát minh ra mang toàn cầu World Wide Web. Hai năm sau, một nhóm sinh viên và nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã phát triển một trình duyệt phức hợp gọi là Mosaic, tiền thân của Netscape.
Mặc dù nhiều người tin chưa từng có bản đồ chính thống mô tả Internet thời kỳ đầu, nhưng David Newbury, một chuyên gia phát triển phần mềm đến từ Pennsylvania, đã phát hiện ra một bản độ như vậy trong khi xem lại đống giấy tờ cũ mà cha ông còn lưu giữ được. Cha của ông Newbury đã nhận được tài liệu này trong khi còn làm quản lý tại Trường Khoa học máy tính thuộc Đại học Carnegie Mellon và lưu giữ nó tới tận ngày nay.
Trong bức bản đồ 43 năm tuổi, các ô vuông biểu thị cho các nốt mạng và các hình oval đại diện cho các máy chủ. Một trong những máy tính trung ương được dùng phổ biến nhất những năm 1970, 36-bit PDP-10, cũng xuất hiện nhiều lần ở phía trên của bản đồ.
Vào cuối những năm 1970, người dùng ARPANET chuyển các tệp tin thông qua FTP và một năm sau đó đăng nhập vào một hệ thống bằng máy tính cá nhân.
Vào tháng 9/1973 có tổng cộng 42 máy chủ được kết nối với 36 nốt mạng. Chỉ 4 tháng sau đó, ARPANET đã mở rộng ra toàn cầu. Cơ quan quản lý đã gắn hệ thống với một vệ tinh, kết nối nó với các thiết bị mạng ở Na Uy và London (Anh) để truyền dẫn 2,9 triệu gói tin/ngày, trong khi tổng số gói tin được truyền qua hệ thống cả năm trước đó chỉ là 1 triệu.
Sau đó, vào những năm 1980, ARPANET được chuyển giao cho một hệ thống quân sự mới, có tên gọi là Mạng lưới dữ liệu quốc phòng và NSFNet. Vào khoảng thời gian trên, hệ thống cũng bắt đầu triển khai TCP/IP và từ đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu tạo ra "các mạng lưới của mạng lưới", nền móng cho Internet hiện đại.
Internet như chúng ta biết ngày nay bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1989, khi nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee phát minh ra mang toàn cầu World Wide Web. Hai năm sau, một nhóm sinh viên và nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã phát triển một trình duyệt phức hợp gọi là Mosaic, tiền thân của Netscape.
Tác giả bài viết: Tuấn Anh
Nguồn tin: