Kỳ lạ trường '3 không' ở Long An: Không học phí, không nhận lương, không trượt tốt nghiệp
- 08:44 16-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một ngôi trường tư thục ở huyện nghèo tỉnh Long An không thu bất cứ khoản phí nào, kể cả chi phí ăn ở tại trường, giáo viên đi dạy không nhận lương thế nhưng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT luôn là 100%.
Dọc theo quốc lộ 1A, chúng tôi rời TP.HCM tìm về huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trường Tiểu học - THCS - THPT Bồ Đề Phương Duy nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trung Trực thuộc thị trấn Thủ Thừa (Long An).
Dạy học không thu phí
Men theo con hẻm nhỏ vào tới khuôn viên chùa Long Thạnh, một ngôi trường khang trang dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Giữa sân trường, các em học sinh đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa vui vẻ. Thấy có người lạ tới, các em không ai bảo ai, tất cả đều tự giác vòng tay cúi chào.
Video Kỳ lạ ngôi trường 3 không: Không thu học phí, không trả lương, không học sinh nào rớt tốt nghiệp
Ngoài sân bóng đá mini được lót cỏ nhân tạo, trường còn có đủ cả thư viện, phòng tin học, phòng thực hành vật lý, phòng y tế,…
Cô Huỳnh Thị Thu Loan, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường Tiểu học- THCS- THPT Bồ Đề Phương Duy là tiền thân của mái ấm Kim Chi.
Năm 2000, trụ trì chùa Long Thạnh là thượng tọa Thích Quảng Tâm, đã cùng với một mạnh thường quân Kim Chi xây dựng khu nội trú cho các em cơ nhỡ, và gửi các em theo học ở trường lân cận trong vùng.
Sau một thời gian, cô Kim Chi bị bệnh qua đời, nhà chùa đã lập ra Mái ấm tình thương mang tên Kim Chi để nuôi nấng các em. Cùng với thượng tọa Thích Quảng Tâm, thầy Võ Văn Cường (lúc bấy giờ đang là hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Thừa, huyện Thủ Thừa) cũng hay tới dạy học cho các em.
Năm 2011, thượng tọa Thích Quảng Tâm quyên góp được số tiền cúng chùa hơn 5 tỉ đồng. Đúng lúc thầy Cường về hưu, hai người liền bàn nhau xin phép tỉnh Long An xây dựng một ngôi trường tư thục để hơn 90 em trong mái ấm lúc bấy giờ khỏi phải đi học xa, không có người chăm sóc.
Năm học 2012-2013 là niên khóa đầu tiên Trường Bồ Đề Phương Duy đánh trống khai giảng. Thầy Cường cũng chính là người đã cùng thượng tọa Thích Quảng Tâm, trụ trì chùa Long Thạnh, lập nên ngôi trường tư thục này.
Cô Loan cũng cho biết thêm, sau khi khai giảng số học sinh ngày càng tăng. Thượng tọa Thích Quảng Tâm phải từ chối rất nhiều phụ huynh đến gửi con, vì sợ nhận nhiều quá sẽ không đủ khả năng huy động được nguồn lực, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em.
Từ đó, tiêu chí của trường khi tuyển sinh là ưu tiên những em có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, như mồ côi cha mẹ, hoặc cha mẹ ly hôn không ai chăm sóc.
Hiện tại, trường có 200 em học sinh với 12 lớp, chia đều từ khối lớp 1 tới lớp 12. Tất cả các em khi theo học tại trường, đều được miễn toàn bộ chi phí học tập, sách vở, đồng phục, và miễn luôn mọi chi phí ăn ở tại trường.
Dạy không nhận lương.
Cô Loan cho biết: “Hiện tại với 12 khối học, nhà trường có 47 giáo viên đủ hết các bộ môn. Hơn 30 giáo viên đã về hưu từ các trường khác, hiện đang dạy thường trực ở trường. Số còn lại linh động dạy theo tiết, được mời từ các trường lân cận trên địa bàn”.
Được biết, ngoài giờ học chính thức trên lớp, các em học sinh đều được giáo viên khảo bài, kèm cặp riêng ngoài giờ. Bởi vậy, giáo viên ở đây không chỉ đơn thuần là những người thầy cô giáo, mà còn như chính cha mẹ các em.
Tuy nhiên, nhiều người cũng ái ngại khi không thu học phí thì lấy đâu tiền trả lương cho giáo viên. Chia sẻ về vấn đề này, cô Loan cười xòa: “Những cán bộ, nhân viên, giáo viên ở đây chủ yếu làm công tác từ thiện, nên họ không nhận tiền lương. Nếu có, các thầy, cô cũng đem sung vào quỹ ủng hộ nhà trường”.
Bản thân cô Loan cũng là Hiệu trưởng đã về hưu từ một trường trên địa bàn huyện. Sau khi nghỉ hưu, cô được thượng tọa Thích Quảng Tâm mời về giúp đỡ trường.
Theo cô Loan, riêng việc vận hành một ngôi trường nuôi hơn 200 miệng ăn đã khó, thực phẩm phải đi huy động khắp nơi từ những mạnh thường quân.
Việc lo trang phục, dụng cụ học tập cho các em hàng tháng cũng rất khó khăn. Hiểu được điều đó, thầy cô trong trường đều vui vẻ mong được góp sức giúp đỡ cùng nhà chùa.
Ngoài học chính khóa theo cơ cấu tổ chức như những trường học khác, các em tại đây còn được học Anh văn và vi tính ngay từ lớp 1. Ngoài ra, trường còn có lớp dạy đàn, hát, võ thuật và múa lân để các em vừa rèn luyện sức khỏe, vừa hoàn thiện bản thân.
Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, giáo viên tiểu học chia sẻ: “Bản thân tôi là giáo viên về hưu, thương các em ở chùa Long Thạnh, nên tôi đăng ký dạy miễn phí cho các em, đến nay cũng được 3 năm rồi.
Do trước khi vào trường, các em đều thuộc những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được chỉ dạy, nên trình độ tiếp thu bài không được như các em trường khác. Đổi lại, dường như hiểu được hoàn cảnh của mình nên các em rất ngoan ngoãn và nghe lời”.
Không có học sinh rớt tốt nghiệp
Cô Loan cũng cho biết thêm, ngoài 200 học sinh đang theo học 12 lớp tại trường, còn có các bé nhỏ hơn cùng sinh sống, đang được gửi ở các trường mầm non lân cận.
Năm học 2012-2013, trường có 100/102 học sinh được lên lớp thẳng, chiếm 98%. Năm học 2013-2014, trường có thêm khối lớp 12, tổng số học sinh là 187 em, năm học này có 9 học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT và cả 9 em đều đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
Năm học 2014-2015, trường có 187 học sinh và 100% học sinh đều được lên lớp, 100% học sinh lớp 12 đậu tốt nghiệp THPT.
Nhà trường không chỉ chú trọng việc đào tạo kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Trường cũng thường xuyên mở các buổi giao lưu, thành lập các câu lạc bộ, đoàn hội, nhằm giúp các em giải trí sau những giờ học tập căng thẳng.
“Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên sẽ tích cực phụ đạo cho các em có học lực yếu để theo kịp kiến thức tại lớp và “sẵn sàng” cho các em ở lại lớp, chứ không thể để tình trạng “ngồi nhầm lớp” xảy ra”, thầy Võ Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Bồ Đề Phương Duy cho biết.
Hiện tại, nhà trường vẫn đang tiếp tục tài trợ cho hơn 20 em đã tốt nghiệp THPT các khóa vừa qua, hiện đang theo học đại học, cao đẳng tại TP.HCM. Được biết, nhà trường sẽ tiếp tục tài trợ cho đến khi các em có được việc làm, đủ nghề lập nghiệp.
Dạy học không thu phí
Men theo con hẻm nhỏ vào tới khuôn viên chùa Long Thạnh, một ngôi trường khang trang dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Giữa sân trường, các em học sinh đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa vui vẻ. Thấy có người lạ tới, các em không ai bảo ai, tất cả đều tự giác vòng tay cúi chào.
Video Kỳ lạ ngôi trường 3 không: Không thu học phí, không trả lương, không học sinh nào rớt tốt nghiệp
Ngoài sân bóng đá mini được lót cỏ nhân tạo, trường còn có đủ cả thư viện, phòng tin học, phòng thực hành vật lý, phòng y tế,…
Cô Huỳnh Thị Thu Loan, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường Tiểu học- THCS- THPT Bồ Đề Phương Duy là tiền thân của mái ấm Kim Chi.
Năm 2000, trụ trì chùa Long Thạnh là thượng tọa Thích Quảng Tâm, đã cùng với một mạnh thường quân Kim Chi xây dựng khu nội trú cho các em cơ nhỡ, và gửi các em theo học ở trường lân cận trong vùng.
Trường Tiểu học- THCS- THPT Bồ Đề Phương Duy chính thức thành lập vào tháng 7/2012.
Sau một thời gian, cô Kim Chi bị bệnh qua đời, nhà chùa đã lập ra Mái ấm tình thương mang tên Kim Chi để nuôi nấng các em. Cùng với thượng tọa Thích Quảng Tâm, thầy Võ Văn Cường (lúc bấy giờ đang là hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Thừa, huyện Thủ Thừa) cũng hay tới dạy học cho các em.
Năm 2011, thượng tọa Thích Quảng Tâm quyên góp được số tiền cúng chùa hơn 5 tỉ đồng. Đúng lúc thầy Cường về hưu, hai người liền bàn nhau xin phép tỉnh Long An xây dựng một ngôi trường tư thục để hơn 90 em trong mái ấm lúc bấy giờ khỏi phải đi học xa, không có người chăm sóc.
Năm học 2012-2013 là niên khóa đầu tiên Trường Bồ Đề Phương Duy đánh trống khai giảng. Thầy Cường cũng chính là người đã cùng thượng tọa Thích Quảng Tâm, trụ trì chùa Long Thạnh, lập nên ngôi trường tư thục này.
Cô Loan cũng cho biết thêm, sau khi khai giảng số học sinh ngày càng tăng. Thượng tọa Thích Quảng Tâm phải từ chối rất nhiều phụ huynh đến gửi con, vì sợ nhận nhiều quá sẽ không đủ khả năng huy động được nguồn lực, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em.
Học sinh trong trường là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến từ mọi miền Tổ quốc.
Từ đó, tiêu chí của trường khi tuyển sinh là ưu tiên những em có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, như mồ côi cha mẹ, hoặc cha mẹ ly hôn không ai chăm sóc.
Hiện tại, trường có 200 em học sinh với 12 lớp, chia đều từ khối lớp 1 tới lớp 12. Tất cả các em khi theo học tại trường, đều được miễn toàn bộ chi phí học tập, sách vở, đồng phục, và miễn luôn mọi chi phí ăn ở tại trường.
Dạy không nhận lương.
Cô Loan cho biết: “Hiện tại với 12 khối học, nhà trường có 47 giáo viên đủ hết các bộ môn. Hơn 30 giáo viên đã về hưu từ các trường khác, hiện đang dạy thường trực ở trường. Số còn lại linh động dạy theo tiết, được mời từ các trường lân cận trên địa bàn”.
Cơ cấu đào tạo của trường đều giống các trường học khác.
Được biết, ngoài giờ học chính thức trên lớp, các em học sinh đều được giáo viên khảo bài, kèm cặp riêng ngoài giờ. Bởi vậy, giáo viên ở đây không chỉ đơn thuần là những người thầy cô giáo, mà còn như chính cha mẹ các em.
Tuy nhiên, nhiều người cũng ái ngại khi không thu học phí thì lấy đâu tiền trả lương cho giáo viên. Chia sẻ về vấn đề này, cô Loan cười xòa: “Những cán bộ, nhân viên, giáo viên ở đây chủ yếu làm công tác từ thiện, nên họ không nhận tiền lương. Nếu có, các thầy, cô cũng đem sung vào quỹ ủng hộ nhà trường”.
Đội ngũ giảng dạy gần 50 giáo viên đều không nhận lương.
Bản thân cô Loan cũng là Hiệu trưởng đã về hưu từ một trường trên địa bàn huyện. Sau khi nghỉ hưu, cô được thượng tọa Thích Quảng Tâm mời về giúp đỡ trường.
Theo cô Loan, riêng việc vận hành một ngôi trường nuôi hơn 200 miệng ăn đã khó, thực phẩm phải đi huy động khắp nơi từ những mạnh thường quân.
Việc lo trang phục, dụng cụ học tập cho các em hàng tháng cũng rất khó khăn. Hiểu được điều đó, thầy cô trong trường đều vui vẻ mong được góp sức giúp đỡ cùng nhà chùa.
Ngoài học chính khóa theo cơ cấu tổ chức như những trường học khác, các em tại đây còn được học Anh văn và vi tính ngay từ lớp 1. Ngoài ra, trường còn có lớp dạy đàn, hát, võ thuật và múa lân để các em vừa rèn luyện sức khỏe, vừa hoàn thiện bản thân.
Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, giáo viên tiểu học chia sẻ: “Bản thân tôi là giáo viên về hưu, thương các em ở chùa Long Thạnh, nên tôi đăng ký dạy miễn phí cho các em, đến nay cũng được 3 năm rồi.
Từ khi thành lập, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT tại trường luôn là 100%.
Do trước khi vào trường, các em đều thuộc những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không được chỉ dạy, nên trình độ tiếp thu bài không được như các em trường khác. Đổi lại, dường như hiểu được hoàn cảnh của mình nên các em rất ngoan ngoãn và nghe lời”.
Không có học sinh rớt tốt nghiệp
Cô Loan cũng cho biết thêm, ngoài 200 học sinh đang theo học 12 lớp tại trường, còn có các bé nhỏ hơn cùng sinh sống, đang được gửi ở các trường mầm non lân cận.
Các em học sinh theo học tại trường được miễn toàn bộ chi phí học tập và ăn ở.
Năm học 2012-2013, trường có 100/102 học sinh được lên lớp thẳng, chiếm 98%. Năm học 2013-2014, trường có thêm khối lớp 12, tổng số học sinh là 187 em, năm học này có 9 học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT và cả 9 em đều đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
Năm học 2014-2015, trường có 187 học sinh và 100% học sinh đều được lên lớp, 100% học sinh lớp 12 đậu tốt nghiệp THPT.
Nhà trường không chỉ chú trọng việc đào tạo kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Trường cũng thường xuyên mở các buổi giao lưu, thành lập các câu lạc bộ, đoàn hội, nhằm giúp các em giải trí sau những giờ học tập căng thẳng.
Sân bóng đá được trải cỏ nhân tạo dành cho các em vui chơi ngay trong khuôn viên trường.
“Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên sẽ tích cực phụ đạo cho các em có học lực yếu để theo kịp kiến thức tại lớp và “sẵn sàng” cho các em ở lại lớp, chứ không thể để tình trạng “ngồi nhầm lớp” xảy ra”, thầy Võ Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Bồ Đề Phương Duy cho biết.
Hiện tại, nhà trường vẫn đang tiếp tục tài trợ cho hơn 20 em đã tốt nghiệp THPT các khóa vừa qua, hiện đang theo học đại học, cao đẳng tại TP.HCM. Được biết, nhà trường sẽ tiếp tục tài trợ cho đến khi các em có được việc làm, đủ nghề lập nghiệp.
Tác giả bài viết: Thy Huệ
Nguồn tin: