Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An phản bác tin doanh nghiệp được 'chống lưng'
- 08:02 16-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước câu hỏi "có hay không một bộ phận chống lưng để các nhà thầu bất chấp pháp luật", Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An khẳng định chưa phát hiện.
► Cần cẩu đổ ập vào trường khiến 1 học sinh tử vong
Nêu thông tin một số công trình chưa được cấp phép nhưng vẫn xây dựng, chiều 15/12, đại biểu Trần Duy Ngoãn đặt câu hỏi "phải chăng có một thế lực đứng sau chống lưng cho danh nghiệp?".
Trả lời câu hỏi, ông Hoàng Trọng Kim cho rằng nguyên nhân công trình xây dựng chui là do các cơ quan chưa phối hợp tốt. "Thanh tra Sở Xây dựng chỉ có 13 người, trong khi toàn tỉnh có đến 400 xã, phường nên không thể thường xuyên kiểm tra được mà chỉ đi theo định kỳ, kế hoạch. Nếu có kiểm tra bất chợt thì cũng quá ít.
Việc phối hợp giữa cấp xã, phường với huyện, thành, thị là rất quan trọng. Dẫn chứng vụ sập cẩu tháp công trình xây dựng không phép của công ty Trường Thành hôm 14/11 tại phường Trường Thi làm một học sinh bị tử vong, ông Kim nói rằng nguyên nhân là cấp phường đã làm không tốt khi không báo cáo lên cấp trên.
"Phường có lập biên bản yêu cầu đình chỉ nhưng đơn vị thi công bất chấp. Đáng lẽ phải báo với công an và thành phố để xử lý dứt điểm. Nhưng cuối cùng thành phố cũng không biết chuyện cho tới lúc xảy ra tai nạn", ông nói.
Về tình trạng "chống lưng" cho doanh nghiệp, Giám đốc Sở Xây dựng thừa nhận "xã hội có lẽ vẫn tồn tại" nhưng Sở không có chứng cứ gì để trả lời vấn đề này. "Tôi khẳng định Sở Xây dựng chưa phát hiện trường hợp bao che "chống lưng" cho doanh nghiệp", ông Kim nói.
Nói về vụ sập cẩu tháp tại công trình xây dựng làm một người chết hôm 14/11, đại biểu Thái Thị An Chung đặt câu hỏi Vinh có rất nhiều cẩu tháp của các công trình xây dựng lơ lửng, đe dọa an toàn cho người tham gia giao thông.
Ông Kim cho rằng, Thông tư số 22 năm 2010 và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 18 quy định các thiết bị nâng, sử dụng trong xây dựng phải có giấy phép lưu hành, đăng kiểm. Nếu xảy ra sự cố thì trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư rồi đến nhà thầu liên quan.
Về hướng xử lý 8 công trình chưa có phép, Giám đốc Sở Xây dựng cho hay sẽ có 4 hình thức gồm: Đình chỉ thi công; sai phạm nặng thì cưỡng chế tháo dỡ công trình; xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự.
Công trình Trung tâm thương mại của Bảo Sơn gây nứt nẻ nhà dân, Sở Xây dựng đã phối hợp với TP Vinh để xử lý nhà đầu tư có thỏa thuận đền bù (có đơn vị tư vấn tính toán bồi thường)…
Nêu thông tin một số công trình chưa được cấp phép nhưng vẫn xây dựng, chiều 15/12, đại biểu Trần Duy Ngoãn đặt câu hỏi "phải chăng có một thế lực đứng sau chống lưng cho danh nghiệp?".
Trả lời câu hỏi, ông Hoàng Trọng Kim cho rằng nguyên nhân công trình xây dựng chui là do các cơ quan chưa phối hợp tốt. "Thanh tra Sở Xây dựng chỉ có 13 người, trong khi toàn tỉnh có đến 400 xã, phường nên không thể thường xuyên kiểm tra được mà chỉ đi theo định kỳ, kế hoạch. Nếu có kiểm tra bất chợt thì cũng quá ít.
Ông Hoàng Trọng Kim, giám đốc Sở Xây dựng trả lời chất vấn chiều 15/12. Ảnh: Hải Bình.
Việc phối hợp giữa cấp xã, phường với huyện, thành, thị là rất quan trọng. Dẫn chứng vụ sập cẩu tháp công trình xây dựng không phép của công ty Trường Thành hôm 14/11 tại phường Trường Thi làm một học sinh bị tử vong, ông Kim nói rằng nguyên nhân là cấp phường đã làm không tốt khi không báo cáo lên cấp trên.
"Phường có lập biên bản yêu cầu đình chỉ nhưng đơn vị thi công bất chấp. Đáng lẽ phải báo với công an và thành phố để xử lý dứt điểm. Nhưng cuối cùng thành phố cũng không biết chuyện cho tới lúc xảy ra tai nạn", ông nói.
Về tình trạng "chống lưng" cho doanh nghiệp, Giám đốc Sở Xây dựng thừa nhận "xã hội có lẽ vẫn tồn tại" nhưng Sở không có chứng cứ gì để trả lời vấn đề này. "Tôi khẳng định Sở Xây dựng chưa phát hiện trường hợp bao che "chống lưng" cho doanh nghiệp", ông Kim nói.
Nói về vụ sập cẩu tháp tại công trình xây dựng làm một người chết hôm 14/11, đại biểu Thái Thị An Chung đặt câu hỏi Vinh có rất nhiều cẩu tháp của các công trình xây dựng lơ lửng, đe dọa an toàn cho người tham gia giao thông.
Một cần cẩu tháp vươn ra hết đường Lê Hồng Phong, thành phố Vinh. Ảnh: Hải Bình.
Ông Kim cho rằng, Thông tư số 22 năm 2010 và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số 18 quy định các thiết bị nâng, sử dụng trong xây dựng phải có giấy phép lưu hành, đăng kiểm. Nếu xảy ra sự cố thì trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư rồi đến nhà thầu liên quan.
Về hướng xử lý 8 công trình chưa có phép, Giám đốc Sở Xây dựng cho hay sẽ có 4 hình thức gồm: Đình chỉ thi công; sai phạm nặng thì cưỡng chế tháo dỡ công trình; xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự.
Công trình Trung tâm thương mại của Bảo Sơn gây nứt nẻ nhà dân, Sở Xây dựng đã phối hợp với TP Vinh để xử lý nhà đầu tư có thỏa thuận đền bù (có đơn vị tư vấn tính toán bồi thường)…
Tác giả bài viết: Hải Bình
Nguồn tin: