Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Giếng trời - mang cả thiên nhiên vào căn nhà

Không chỉ là nơi lấy ánh sáng và sự thông thoáng tự nhiên cho ngôi nhà, giếng trời từ lâu đã trở thành không gian đặc biệt, được chú trọng trong thiết kế để thành điểm nhấn lý tưởng cho ngôi nhà.

Khi đô thị hóa ngày càng cao, các công trình cao thấp mọc lên như nấm, diện tích các khu đất dành cho xây nhà ngày càng thu hẹp lại. Bởi vậy, khi thiết kế nhà, các kiến trúc sư thường quan tâm đến giải pháp thông gió - lấy ánh sáng đem lại không gian thoáng đãng giữa nơi 'chen lấn đông đúc'.

Muốn ngôi nhà được thông thoáng khí thì tối thiểu phải có một mặt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Từ đó, giải pháp cho nhà ống thường phải tổ chức giếng để ngửa mặt lên trời... thở và các không gian trong nhà bố trí hướng về đây đối lưu không khí.

 

Giếng trời mang cả thiên nhiên vào trong nhà


Thiết kế không gian giếng trời với một mục đích là lấy gió mát từ thiên nhiên để điều hòa lại không khí cho ngôi nhà. Bên cạnh tác dụng to lớn đó thiết kế giếng trời đẹp và hợp thì thì vị trí này sẽ là điểm nhấn rất đẹp mắt trong thiết kế nội thất.

Đây là một trong những thiết kế quan trọng của một ngôi nhà đẹp. Kiến trúc sư cần nắm được những nguyên tắc cơ bản về sự thông thoáng gió từ giếng trời bên cạnh đó là vẻ thẩm mỹ của một ngôi nhà đẹp.

Với đặc điểm khí hậu ở miền Bắc các hướng gió rất tốt khi xây nhà là hướng Nam, Đông Nam, có thể thêm hướng Đông, tuy nhiên hướng Đông bị ảnh hưởng của nắng chói buổi sáng.

Ở miền Nam có thêm hướng gió Tây Nam từ vùng biển Vịnh Thái Lan thổi vào cũng rất tốt. Theo phong thủy học phương Đông thì mỗi người đều có 4 hướng đẹp và 4 hướng xấu vì thế những người thuộc Tây tứ mệnh ( các hướng đẹp là Tây, tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc) và 4 hướng xấu khi xây nhà là: Nam, Bắc, Đông, Đông Nam.

Khi thiết kế giếng, ngoài việc lấy nguồn sáng tự nhiên, còn phải là cái “ống khói” đưa không khí trong nhà bung ra – một chức năng tối hệ trọng. Sợ mưa hắt, tạt có thể làm mái kéo trượt theo đường ray; hoặc làm mái chụp nhưng phải có khoảng hở ở phía chân mái để thoát khí, ít nhất cũng phải có những ô trống theo thành giếng phía cao.



 

Có nơi, còn không làm mái che trên giếng, cho mưa gió mặc sức... đi về. Khi đó, sàn dưới cùng thường là hồ kiểng hứng nước, được chống thấm và thiết kế hệ thống thoát nước tốt.
 

Sắc màu làm dịu ngôi nhà

Về nguyên tắc, bao giờ màu nhạt, màu lạnh cũng mát. Tình trạng phổ biến hiện nay là sơn tường hay bị bóng lộn lên, dù đó là màu trắng và “chính độ bóng này làm phản chiếu sáng, trông khó chịu, thiếu sức đằm thắm; đó là chưa kể những màu nóng”. Thông thường khi trát mát tít xong, dùng giấy nhám xả phẳng rồi sơn, nên bóng. Nếu không xả, nước sơn sẽ đằm, không lấp lánh mà dịu mát.

 

Màu sắc trang nhã hài hòa


Về nội thất, bài trí đậm đặc quá màu nóng sẽ gây nặng nề cho không gian. Chất liệu simili, da, nhựa – bản thân đã hầm nóng và thường có cảm giác nóng; nhất là độ bóng của vật liệu.

Kiến trúc sư Huân tư vấn, màn cửa xứ nóng cũng chỉ nên xài vải mỏng như voan để điều tiết nguồn sáng tự nhiên. Đèn lấy sáng cho phòng hay khu vực có thể “giấu” nguồn phát sáng là đèn đi – tức cho chiếu sáng gián tiếp như hắt vào tường.

Tác giả bài viết: Minh Châu (st)

Nguồn tin: