Đón trẻ sau giờ học: Nỗi bức xúc cần sớm có lời giải
- 06:52 14-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Đón trẻ" một việc tưởng chừng rất đơn giản vào cuối mỗi ngày đối với phụ huynh có con tới trường, nhưng lại đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến kỷ luật, kỷ cương, giờ giấc hành chính của công chức, viên chức và người lao động.
Khốn khổ vì giờ trả trẻ
16h30, tại cổng trường mầm non Quang Trung 1- TP Vinh, nhiều phụ huynh đã chờ sẵn. Đón trẻ vào giờ này chủ yếu là ông bà hoặc người giúp việc. Bà Nguyễn Thị Tuất – phường Lê Mao - TP Vinh chia sẻ: Bố mẹ cháu thì đi làm ca nên không thể về sớm đón con. Bà phải thay bố mẹ đón cháu về nhà.
Giờ trả trẻ mầm non bắt đầu từ 16h30 chiều, tiểu học là 16h45, nhưng do học sinh ở 2 bậc học này nhỏ nên nhiều phụ huynh chờ đón trẻ sớm hơn cả giờ quy định. Dù không nhiều nhưng trong số những phụ huynh đón con có cả những phụ huynh trẻ. Mặc dù các phụ huynh đưa ra nhiều lí do đón con sớm không ảnh hưởng đên công việc của họ nhưng 16h30 -17h00 đang là giờ làm việc, nhưng có thể thấy vẫn có những phụ huynh làm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Có phụ huynh trẻ thì lấy lí do con có ca học thêm nên phải đón con sớm, có phụ huynh trẻ thì lí do lại rất đơn giản: Nhà trường mở cửa thì vào đón thôi...
Không có ông bà đón giúp con, và cũng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để thuê người giúp việc đón trẻ. Vì vậy, tình trạng công chức bớt xén thời gian làm việc ở công sở để đón con đang diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đó là chưa nói đến ở những TP lớn, kẹt xe, tắc đường, nhiều phụ huynh muốn đón con lúc 16h30 thì phải ra khỏi cơ quan trước cả tiếng và hơn thế. Vậy, tại sao ngành giáo dục, các nhà trường không nghiên cứu để điều chỉnh khung giờ trả trẻ phù hợp với giờ làm của phụ huynh.
Đi tìm lời giải cho nỗi bức xúc
Một ngày làm việc của cô giáo Phan Thị Bích Thục - trường MN Quang Trung 1 thường bắt đầu từ 7h kết thúc 17h30 chiều. Nhưng nhiều hôm phụ huynh đón con muộn thì 18h00 cô vẫn chưa thể tan trường. Cô Thục chia sẻ: có những hôm phụ huynh quên đón con, đến tận 18h00 cô cháu cứ đứng ở cổng trường để chờ phụ huynh. Trong khi tôi cũng có con nhỏ nên rất vất vả, không thể đón con, hôm nào bố bận việc là phải nhờ hàng xóm đón con.
Do đặc thù công việc nên Luật lao động quy định giáo viên mầm non làm 6 giờ thay 8 giờ/ngày. Thế nhưng, cô Thục cũng như hầu hết giáo viên mầm non đang phải làm việc quá tải từ 9 thậm chí là 10 tiếng/ ngày. Dù vi phạm Luật Lao động nhưng để tạo điều kiện cho phụ huynh, hầu hết giáo viên mầm non đang phải làm việc quá thời gian quy định .
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, các trường học trả trẻ từ 16h30 kéo dài đến 17h00. Vì vậy, theo lãnh đạo phòng GD&ĐT TP Vinh, thì giờ đón và nhất là giờ trả trẻ cả mùa hè và mùa đông của các trường mầm non trên địa bàn thành phố hiện nay đã được nghiên cứu, tính toán kỹ để phù hợp và tạo điều kiện thuận lới nhất cho phụ huynh trong công việc và đón con. Theo bà Nguyễn Thị Phương – Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP Vinh, giờ trả trẻ mở từ 16h30 – 17h00, tuy nhiên, đối với bậc mầm non, khi nào phụ huynh đón con thì giáo viên cũng mới được ra về.
Lãnh đạo ngành GD&ĐT đều khẳng định, giải pháp điều chỉnh thời gian trả trẻ kéo dài như nhiều phụ huynh kiến nghị là không thể thực hiện vì trái với luật lao động và thiệt thòi cho giáo viên. Tìm giải pháp khắc phục bất cập này cần sự hợp tác tích cực của cả nhà trường và phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Phương – Phó Phòng GD-ĐT TP Vinh cho rằng: Với những phụ huynh thường xuyên đón con muộn hơn giờ quy định thì phải có kiến nghị với nhà trường, chứ không thể luôn luôn đón muộn làm ảnh hướng đến thời gian và sức khỏe giáo viên mầm non.
Trường mầm non Hà Huy Tập được chọn thí điểm dạy Tiếng Anh. Theo cô Phạm Thị Vân - Phó hiệu trưởng nhà trường, đây là một cách làm hay, trẻ vừa được trải nghiệm, làm quen với một ngôn ngữ mới, vừa giúp phụ huynh không bị ảnh hưởng công việc bởi giờ đón trẻ.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT cho biết thêm: Để tạo thuận lợi nhất cho các bậc phụ huynh, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trường mầm non có kế hoạch cụ thể, làm việc với phụ huynh, từ đó bố trí giờ đón trẻ một cách hợp lí, phụ huynh có thể đón con lúc 17h30
Mỗi giáo viên cũng là một phụ huynh, cũng vào giờ quy định trả trẻ đó, các cô cũng phải đảm nhận vai trò phụ huynh đi đón trẻ. Vậy nên chăng, nhà nước cần nghiên cứu một cơ chế đặc thù cho giáo viên mầm non và tiểu học. Tổ chức cho trẻ học thêm các môn năng khiếu như trường mầm non Hà Huy Tập thực hiện hay giữ trẻ ngoài giờ như ở TP Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có nhiều KCN, khu chế xuất đã thí điểm thực hiện. Nghệ An trong tương lai đây cũng là một giải pháp có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần sự hợp tác, thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh một cách cụ thể. Có như thế thì đón con giờ tan học mới không còn là nỗi lo lắng của nhiều gia đình, nhất là những công chức viên chức lao động.
16h30, tại cổng trường mầm non Quang Trung 1- TP Vinh, nhiều phụ huynh đã chờ sẵn. Đón trẻ vào giờ này chủ yếu là ông bà hoặc người giúp việc. Bà Nguyễn Thị Tuất – phường Lê Mao - TP Vinh chia sẻ: Bố mẹ cháu thì đi làm ca nên không thể về sớm đón con. Bà phải thay bố mẹ đón cháu về nhà.
Đón trẻ đúng giờ quy định (lúc 16h30) chủ yếu là ông bà hoặc người giúp việc
Giờ trả trẻ mầm non bắt đầu từ 16h30 chiều, tiểu học là 16h45, nhưng do học sinh ở 2 bậc học này nhỏ nên nhiều phụ huynh chờ đón trẻ sớm hơn cả giờ quy định. Dù không nhiều nhưng trong số những phụ huynh đón con có cả những phụ huynh trẻ. Mặc dù các phụ huynh đưa ra nhiều lí do đón con sớm không ảnh hưởng đên công việc của họ nhưng 16h30 -17h00 đang là giờ làm việc, nhưng có thể thấy vẫn có những phụ huynh làm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Có phụ huynh trẻ thì lấy lí do con có ca học thêm nên phải đón con sớm, có phụ huynh trẻ thì lí do lại rất đơn giản: Nhà trường mở cửa thì vào đón thôi...
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh làm trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp "trốn" công sở đi đón con lúc 16h30
Không có ông bà đón giúp con, và cũng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để thuê người giúp việc đón trẻ. Vì vậy, tình trạng công chức bớt xén thời gian làm việc ở công sở để đón con đang diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đó là chưa nói đến ở những TP lớn, kẹt xe, tắc đường, nhiều phụ huynh muốn đón con lúc 16h30 thì phải ra khỏi cơ quan trước cả tiếng và hơn thế. Vậy, tại sao ngành giáo dục, các nhà trường không nghiên cứu để điều chỉnh khung giờ trả trẻ phù hợp với giờ làm của phụ huynh.
Đi tìm lời giải cho nỗi bức xúc
Một ngày làm việc của cô giáo Phan Thị Bích Thục - trường MN Quang Trung 1 thường bắt đầu từ 7h kết thúc 17h30 chiều. Nhưng nhiều hôm phụ huynh đón con muộn thì 18h00 cô vẫn chưa thể tan trường. Cô Thục chia sẻ: có những hôm phụ huynh quên đón con, đến tận 18h00 cô cháu cứ đứng ở cổng trường để chờ phụ huynh. Trong khi tôi cũng có con nhỏ nên rất vất vả, không thể đón con, hôm nào bố bận việc là phải nhờ hàng xóm đón con.
Có nhiều hôm, phụ huynh đến đón con muộn, giáo viên mầm non phải chờ đến tận 18h00 mới được ra về...
Do đặc thù công việc nên Luật lao động quy định giáo viên mầm non làm 6 giờ thay 8 giờ/ngày. Thế nhưng, cô Thục cũng như hầu hết giáo viên mầm non đang phải làm việc quá tải từ 9 thậm chí là 10 tiếng/ ngày. Dù vi phạm Luật Lao động nhưng để tạo điều kiện cho phụ huynh, hầu hết giáo viên mầm non đang phải làm việc quá thời gian quy định .
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, các trường học trả trẻ từ 16h30 kéo dài đến 17h00. Vì vậy, theo lãnh đạo phòng GD&ĐT TP Vinh, thì giờ đón và nhất là giờ trả trẻ cả mùa hè và mùa đông của các trường mầm non trên địa bàn thành phố hiện nay đã được nghiên cứu, tính toán kỹ để phù hợp và tạo điều kiện thuận lới nhất cho phụ huynh trong công việc và đón con. Theo bà Nguyễn Thị Phương – Phó trưởng Phòng GD-ĐT TP Vinh, giờ trả trẻ mở từ 16h30 – 17h00, tuy nhiên, đối với bậc mầm non, khi nào phụ huynh đón con thì giáo viên cũng mới được ra về.
Và dù chỉ còn 1 trẻ thì giáo viên mầm non vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi
Lãnh đạo ngành GD&ĐT đều khẳng định, giải pháp điều chỉnh thời gian trả trẻ kéo dài như nhiều phụ huynh kiến nghị là không thể thực hiện vì trái với luật lao động và thiệt thòi cho giáo viên. Tìm giải pháp khắc phục bất cập này cần sự hợp tác tích cực của cả nhà trường và phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Phương – Phó Phòng GD-ĐT TP Vinh cho rằng: Với những phụ huynh thường xuyên đón con muộn hơn giờ quy định thì phải có kiến nghị với nhà trường, chứ không thể luôn luôn đón muộn làm ảnh hướng đến thời gian và sức khỏe giáo viên mầm non.
Trường mầm non Hà Huy Tập được chọn thí điểm dạy Tiếng Anh. Theo cô Phạm Thị Vân - Phó hiệu trưởng nhà trường, đây là một cách làm hay, trẻ vừa được trải nghiệm, làm quen với một ngôn ngữ mới, vừa giúp phụ huynh không bị ảnh hưởng công việc bởi giờ đón trẻ.
Trường Mầm non Hà Huy Tập thí điểm dạy Tiếng Anh ngoài giờ để tạo điều kiện cho phụ huynh đón trẻ
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT cho biết thêm: Để tạo thuận lợi nhất cho các bậc phụ huynh, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trường mầm non có kế hoạch cụ thể, làm việc với phụ huynh, từ đó bố trí giờ đón trẻ một cách hợp lí, phụ huynh có thể đón con lúc 17h30
Mỗi giáo viên cũng là một phụ huynh, cũng vào giờ quy định trả trẻ đó, các cô cũng phải đảm nhận vai trò phụ huynh đi đón trẻ. Vậy nên chăng, nhà nước cần nghiên cứu một cơ chế đặc thù cho giáo viên mầm non và tiểu học. Tổ chức cho trẻ học thêm các môn năng khiếu như trường mầm non Hà Huy Tập thực hiện hay giữ trẻ ngoài giờ như ở TP Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có nhiều KCN, khu chế xuất đã thí điểm thực hiện. Nghệ An trong tương lai đây cũng là một giải pháp có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần sự hợp tác, thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh một cách cụ thể. Có như thế thì đón con giờ tan học mới không còn là nỗi lo lắng của nhiều gia đình, nhất là những công chức viên chức lao động.
Tác giả bài viết: Thu Hiền – Đăng Lâm
Nguồn tin: