Tơ hồng vàng – Vị thuốc trị suy yếu chức năng sinh dục
- 16:14 12-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tơ hồng vàng là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Thân hình sợi, màu vàng sẫm pha đỏ, mọc quấn. Cây có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, tơ hồng tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, song cũng có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Bộ phận dùng là hạt đã được phơi hay sấy khô (thỏ ty tử).
Tác dụng dược lý của tơ hồng vàng kích thích miễn dịch, chống viêm, an thần, giảm đau và tác dụng phòng ngừa ung thư.
Đỗ trọng.
Theo y học cổ truyền, hạt tơ hồng có tác dụng bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục. Ngày dùng 12-20g phối hợp với các vị khác. Kiêng kỵ: người táo bón không dùng.
Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.
Cây tơ hồng vàng.
Chữa liệt dương: hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g. Làm viên, mỗi ngày uống 20-30g.
Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa khí hư do thận hư: hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
Tác giả bài viết: GS. Đoàn Thị Nhu
Nguồn tin: