Chuyện nữ giảng viên trẻ từng đặt chân tới hơn 30 quốc gia
- 16:48 11-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dường như nữ giảng viên Phạm Thủy Tiên luôn có trong mình một nguồn năng lượng dồi dào – năng lượng tuổi trẻ, để không chỉ khám phá, trải nghiệm cuộc sống mà còn lan tỏa những cảm xúc và giá trị tích cực cho người trẻ.
Hoạt động và thành tích nổi bật:
- Đang là giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
- Phó Giám đốc Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can
- Đặt chân đến hơn 30 quốc gia và tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế.
Để đặt chân đến hơn 30 quốc gia, và tham gia hàng chục chương trình giao lưu quốc tế, Thủy Tiên đã từng nộp rất nhiều hồ sơ, và thất bại không ít. “Nộp đơn cho 10 chương trình thì có khi chỉ thành công 2-3 đơn, nhưng mình cứ nộp. Mình cũng sợ nhiều thứ nhưng có tinh thần dám vượt qua nỗi sợ và dám làm những điều bản thân muốn, dù khó khăn, va vấp không ít”, chị chia sẻ.
Và một trong những điều tiếc nuối nhất của chị là thời điểm cuối lớp 12, khi bạn bè trong lớp đều chuẩn bị thi tuyển vào các trường đại học nước ngoài, chị cũng muốn du học Singapore nhưng bố mẹ không đồng ý vì sợ con không tự lo được cuộc sống xứ người. Sau một thời gian thuyết phục không thành công, chị đã từ bỏ mong muốn đó và ở lại Việt Nam học đại học.
Ba năm sau, có dịp đi Singapore và tham quan ĐH Quốc gia Singapore (NUS), được tận mắt chứng kiến môi trường học tập và các cơ hội phát triển mà sinh viên ở đây được hưởng, chị thật sự rất tiếc nuối.
“Mình biết rằng mình đã có thể phát triển tốt hơn nếu được học tập tại môi trường này. Mình không đổ lỗi gì cho gia đình, rõ ràng mình đã thua chính bản thân, vì nếu muốn thì mình sẽ tìm cách thực hiện. Nếu mình vẫn cố gắng đỗ vào NUS, biết đâu mình có thể thuyết phục được gia đình, thay vì bỏ cuộc từ đầu.
Sau sự việc này, 2 bài học rất lớn mình rút ra, và đến giờ vẫn luôn ghi nhớ để nhắc nhở bản thân là: Nếu không muốn hối tiếc, hãy quyết liệt với mong muốn của mình và biến nó thành sự thật; và trước khi lo lắng về kết quả, hãy cứ cố gắng hết sức mình đi đã”.
Chị muốn được trải nghiệm, được khám phá thế giới bên ngoài, được học hỏi và được trở thành một người tốt hơn qua từng ngày. Chị cho rằng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được khả năng của bản thân đến đâu nếu không cho nó cơ hội thử thách.
“Tuy nhiên, thử thách bản thân nên đi kèm với một thái độ đúng đắn và sự chuẩn bị kỹ càng, không nên là sự liều lĩnh không căn cứ, do đó cần nghiêm túc và chăm chỉ.
Mình là một người cầu toàn nên trong mọi việc, dù là nhỏ, mình luôn cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất có thể, và luôn đặt cho mình câu hỏi: “Mình có thể làm cách khác không? Có cách nào tốt hơn không?”. Mình cho đó là động lực lớn nhất giúp mình vượt qua những nỗi sợ và tiếp tục với các lựa chọn của mình”, nữ Phó Giám đốc Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can bộc bạch.
Vừa tốt nghiệp đại học, chị Thủy Tiên được nhận ở lại trường ĐH KHXH&NV công tác. Khi đó, chị đã rất phân vân vì có đề xuất công việc khác, nhưng gia đình thích con gái trở thành giảng viên đại học, nên chị đã quyết định ở lại trường giảng dạy.
“Giai đoạn đầu, chị vẫn tự hỏi bản thân liệu rằng đó đã là lựa chọn đúng đắn? Đây có thật sự là con đường chị thực sự mong muốn? Nhưng sau một thời gian gắn bó, mình nhận ra rằng công việc này đã đem đến cho mình nhiều giá trị, trong đó có sự yêu thích với lĩnh vực giáo dục và hỗ trợ các bạn trẻ phát triển bản thân”, nữ giảng viên trẻ nhớ lại.
Từ những trải nghiệm của mình, chị Thủy Tiên nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp xúc, va chạm thực tế với các môi trường quốc tế nên chị rất khuyến khích sinh viên bước ra khỏi thế giới bé nhỏ của mình để trải nghiệm, khám phá tiềm năng của chính bản thân mình và có những tư duy rộng mở hơn.
Chị tiếp cận với sinh viên trên tinh thần chia sẻ từ kinh nghiệm và vốn kiến thức mà mình có, và học hỏi những gì mình chưa biết.
“Đôi khi có những sinh viên xuất sắc đến mức mình chả có gì để “cho” các bạn cả. Những lúc như vậy, mình sẽ khuyến khích các bạn tìm những điều mới, những điểm đến mới có thể học hỏi và phát triển bản thân được nhiều hơn.
Cách tiếp cận đó khiến việc dạy học của mình thoải mái và thú vị hơn, vì mình luôn được “nhận lại” từ sinh viên, khiến mình luôn trẻ trung và nhiều năng lượng. Đó cũng là lợi ích rất lớn của việc dạy học”, chị Thủy Tiên tâm sự.
Trong hành trình tuổi trẻ của mình, Thủy Tiên đã thực hiện rất nhiều dự án, và Chuyến xe Tuổi trẻ là một dự án khiến cho chị tự hào. Cùng 5 người bạn, Chuyến xe tuổi trẻ rong ruổi 30 ngày, đi qua 28 tỉnh thành, thực hiện 12 buổi nói chuyện ở các trường Đại học và các câu lạc bộ, với khoảng 2.000 người tham dự.
Chị cho rằng, sự kết nối được thiết lập nhanh nhất qua sự đồng cảm và chia sẻ, nên đặt vị trí của mình ngày xưa vào các bạn trẻ, để hiểu các bạn cần gì, hoang mang những gì, muốn nghe điều gì, và kể những câu chuyện và trải nghiệm bản thân đã trải qua, hy vọng mỗi bạn đều có thể tìm thấy phần nào bản thân mình trong đó.
Chị cho biết, có những bạn đã vượt mấy chục cây, thậm chí cả trăm cây số để tham dự các buổi nói chuyện. Có những bạn gãy chân vẫn quyết tâm đến, có những giọt nước mắt vì cảm thấy được sẻ chia... Có nhiều bạn khi đi tham dự các buổi nói chuyện về đã nhắn tin, viết thư cảm ơn, và nói rằng các bạn đã có thêm động lực và cách thức để phấn đấu, để thay đổi bản thân một cách tích cực hơn.
“Chúng mình không mong chờ sau những buổi nói chuyện, các bạn có thể có những thay đổi lớn lao ngay lập tức, nhưng rất hy vọng đã gieo vào lòng các bạn một hạt mầm của sự thay đổi, để rồi các bạn sẽ có một cuộc sống thay đổi tích cực hơn, giúp ích cho chính bản thân mình và cho cộng đồng của mình. Không phải cộng đồng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu mỗi cá nhân đều tốt đẹp sao?”, chị bày tỏ.
Và điều đặc biệt khiến Thủy Tiên rất hạnh phúc, là những người đã nhiệt tình ủng hộ dự án, từ vật chất đến tinh thần, một cách tự nguyện lặng lẽ.
“Luôn có những người sẵn sàng hành động vì một cộng đồng tốt đẹp hơn, từ những điều nhỏ đến những điều lớn, chỉ cần chúng ta gõ cửa. Mục đích của chuyến đi là truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, nhưng chính tụi mình cũng được truyền rất nhiều cảm hứng”, chị khẳng định.
- Đang là giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.
- Phó Giám đốc Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can
- Đặt chân đến hơn 30 quốc gia và tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế.
Nữ giảng viên trẻ Phạm Thủy Tiên
Tinh thần dám vượt qua nỗi sợ và dám làm những điều mình muốnĐể đặt chân đến hơn 30 quốc gia, và tham gia hàng chục chương trình giao lưu quốc tế, Thủy Tiên đã từng nộp rất nhiều hồ sơ, và thất bại không ít. “Nộp đơn cho 10 chương trình thì có khi chỉ thành công 2-3 đơn, nhưng mình cứ nộp. Mình cũng sợ nhiều thứ nhưng có tinh thần dám vượt qua nỗi sợ và dám làm những điều bản thân muốn, dù khó khăn, va vấp không ít”, chị chia sẻ.
Và một trong những điều tiếc nuối nhất của chị là thời điểm cuối lớp 12, khi bạn bè trong lớp đều chuẩn bị thi tuyển vào các trường đại học nước ngoài, chị cũng muốn du học Singapore nhưng bố mẹ không đồng ý vì sợ con không tự lo được cuộc sống xứ người. Sau một thời gian thuyết phục không thành công, chị đã từ bỏ mong muốn đó và ở lại Việt Nam học đại học.
Ba năm sau, có dịp đi Singapore và tham quan ĐH Quốc gia Singapore (NUS), được tận mắt chứng kiến môi trường học tập và các cơ hội phát triển mà sinh viên ở đây được hưởng, chị thật sự rất tiếc nuối.
“Mình biết rằng mình đã có thể phát triển tốt hơn nếu được học tập tại môi trường này. Mình không đổ lỗi gì cho gia đình, rõ ràng mình đã thua chính bản thân, vì nếu muốn thì mình sẽ tìm cách thực hiện. Nếu mình vẫn cố gắng đỗ vào NUS, biết đâu mình có thể thuyết phục được gia đình, thay vì bỏ cuộc từ đầu.
Sau sự việc này, 2 bài học rất lớn mình rút ra, và đến giờ vẫn luôn ghi nhớ để nhắc nhở bản thân là: Nếu không muốn hối tiếc, hãy quyết liệt với mong muốn của mình và biến nó thành sự thật; và trước khi lo lắng về kết quả, hãy cứ cố gắng hết sức mình đi đã”.
"Mình cũng sợ nhiều thứ nhưng có tinh thần dám vượt qua nỗi sợ và dám làm những điều bản thân muốn, dù khó khăn, va vấp không ít”, chị chia sẻ.
Chị Thủy Tiên rất tâm đắc câu nói: “Bạn sẽ hối tiếc về những điều mình chưa làm hơn là những điều mình đã làm”. Với chị, cuộc đời không dài, nên chị không muốn có nhiều nuối tiếc.Chị muốn được trải nghiệm, được khám phá thế giới bên ngoài, được học hỏi và được trở thành một người tốt hơn qua từng ngày. Chị cho rằng, chúng ta sẽ không bao giờ biết được khả năng của bản thân đến đâu nếu không cho nó cơ hội thử thách.
“Tuy nhiên, thử thách bản thân nên đi kèm với một thái độ đúng đắn và sự chuẩn bị kỹ càng, không nên là sự liều lĩnh không căn cứ, do đó cần nghiêm túc và chăm chỉ.
Mình là một người cầu toàn nên trong mọi việc, dù là nhỏ, mình luôn cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất có thể, và luôn đặt cho mình câu hỏi: “Mình có thể làm cách khác không? Có cách nào tốt hơn không?”. Mình cho đó là động lực lớn nhất giúp mình vượt qua những nỗi sợ và tiếp tục với các lựa chọn của mình”, nữ Phó Giám đốc Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can bộc bạch.
Chị Phạm Thủy Tiên trong chương trình giao lưu văn hóa thanh niên ASEAN - Nhật Bản (SSEAYP 2014)
Gắn bó giáo dục với mong muốn hỗ trợ người trẻ phát triển bản thânVừa tốt nghiệp đại học, chị Thủy Tiên được nhận ở lại trường ĐH KHXH&NV công tác. Khi đó, chị đã rất phân vân vì có đề xuất công việc khác, nhưng gia đình thích con gái trở thành giảng viên đại học, nên chị đã quyết định ở lại trường giảng dạy.
“Giai đoạn đầu, chị vẫn tự hỏi bản thân liệu rằng đó đã là lựa chọn đúng đắn? Đây có thật sự là con đường chị thực sự mong muốn? Nhưng sau một thời gian gắn bó, mình nhận ra rằng công việc này đã đem đến cho mình nhiều giá trị, trong đó có sự yêu thích với lĩnh vực giáo dục và hỗ trợ các bạn trẻ phát triển bản thân”, nữ giảng viên trẻ nhớ lại.
Từ những trải nghiệm của mình, chị Thủy Tiên nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp xúc, va chạm thực tế với các môi trường quốc tế nên chị rất khuyến khích sinh viên bước ra khỏi thế giới bé nhỏ của mình để trải nghiệm, khám phá tiềm năng của chính bản thân mình và có những tư duy rộng mở hơn.
Chị tiếp cận với sinh viên trên tinh thần chia sẻ từ kinh nghiệm và vốn kiến thức mà mình có, và học hỏi những gì mình chưa biết.
“Đôi khi có những sinh viên xuất sắc đến mức mình chả có gì để “cho” các bạn cả. Những lúc như vậy, mình sẽ khuyến khích các bạn tìm những điều mới, những điểm đến mới có thể học hỏi và phát triển bản thân được nhiều hơn.
Cách tiếp cận đó khiến việc dạy học của mình thoải mái và thú vị hơn, vì mình luôn được “nhận lại” từ sinh viên, khiến mình luôn trẻ trung và nhiều năng lượng. Đó cũng là lợi ích rất lớn của việc dạy học”, chị Thủy Tiên tâm sự.
...và chuyến leo núi tại Missoula, Mỹ.
Chuyến xe Tuổi trẻ - Hành trình lan tỏa cảm hứngTrong hành trình tuổi trẻ của mình, Thủy Tiên đã thực hiện rất nhiều dự án, và Chuyến xe Tuổi trẻ là một dự án khiến cho chị tự hào. Cùng 5 người bạn, Chuyến xe tuổi trẻ rong ruổi 30 ngày, đi qua 28 tỉnh thành, thực hiện 12 buổi nói chuyện ở các trường Đại học và các câu lạc bộ, với khoảng 2.000 người tham dự.
Chị cho rằng, sự kết nối được thiết lập nhanh nhất qua sự đồng cảm và chia sẻ, nên đặt vị trí của mình ngày xưa vào các bạn trẻ, để hiểu các bạn cần gì, hoang mang những gì, muốn nghe điều gì, và kể những câu chuyện và trải nghiệm bản thân đã trải qua, hy vọng mỗi bạn đều có thể tìm thấy phần nào bản thân mình trong đó.
Chị cho biết, có những bạn đã vượt mấy chục cây, thậm chí cả trăm cây số để tham dự các buổi nói chuyện. Có những bạn gãy chân vẫn quyết tâm đến, có những giọt nước mắt vì cảm thấy được sẻ chia... Có nhiều bạn khi đi tham dự các buổi nói chuyện về đã nhắn tin, viết thư cảm ơn, và nói rằng các bạn đã có thêm động lực và cách thức để phấn đấu, để thay đổi bản thân một cách tích cực hơn.
“Chúng mình không mong chờ sau những buổi nói chuyện, các bạn có thể có những thay đổi lớn lao ngay lập tức, nhưng rất hy vọng đã gieo vào lòng các bạn một hạt mầm của sự thay đổi, để rồi các bạn sẽ có một cuộc sống thay đổi tích cực hơn, giúp ích cho chính bản thân mình và cho cộng đồng của mình. Không phải cộng đồng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu mỗi cá nhân đều tốt đẹp sao?”, chị bày tỏ.
Và điều đặc biệt khiến Thủy Tiên rất hạnh phúc, là những người đã nhiệt tình ủng hộ dự án, từ vật chất đến tinh thần, một cách tự nguyện lặng lẽ.
“Luôn có những người sẵn sàng hành động vì một cộng đồng tốt đẹp hơn, từ những điều nhỏ đến những điều lớn, chỉ cần chúng ta gõ cửa. Mục đích của chuyến đi là truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, nhưng chính tụi mình cũng được truyền rất nhiều cảm hứng”, chị khẳng định.
Chị Thủy Tiên cùng các bạn giành học bổng Lương Văn Can.
Tác giả bài viết: Hoàng Dung - (Ảnh NVCC)
Nguồn tin: