Nước mắt đàn ông ... trên gối
- 10:27 11-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đã 6, 7 năm trôi qua nhưng BS. Nguyễn Thế Lương vẫn nhớ rõ mồn một bệnh nhân này. Năm đó ông ta 51 tuổi, đến gặp bác sĩ để điều trị căn bệnh mà rất nhiều đàn ông thời hiện đại gặp phải - rối loạn cương.
Đã 6, 7 năm trôi qua nhưng BS. Nguyễn Thế Lương vẫn nhớ rõ mồn một bệnh nhân này. Năm đó ông ta 51 tuổi, đến gặp bác sĩ để điều trị căn bệnh mà rất nhiều đàn ông thời hiện đại gặp phải - rối loạn cương. Các ca gõ cửa phòng mạch nam khoa để chữa trị căn bệnh này chiếm già nửa con số bệnh nhân, nhưng mỗi người một hình một vẻ. Bởi thế mới nói mỗi người đàn ông đi khám nam khoa là cả một câu chuyện, có thể kể ngàn lẻ một đêm không hết.
Ở một bài viết khác trong chuyên mục Câu chuyện giới tính, chúng tôi đã hé mở với bạn đọc một số chi tiết đằng sau cánh cửa phòng khám nam khoa. Bác sĩ khám nam khoa không có nghĩa là… tuột luôn bệnh nhân ra, khám riêng chỗ đó. Bệnh nhân cần được khám toàn diện. Việc đầu tiên khi tiếp xúc bệnh nhân, bao giờ bác sĩ cũng sẽ thăm khám thông qua hình thức hỏi chuyện. Những câu hỏi thường được đặt ra với bệnh nhân rối loạn cương là: Có hút thuốc/uống rượu không? Dậy thì năm bao nhiêu tuổi? Có bị bệnh quai bị biến chứng không? Có bệnh lý toàn thân nào không? Có đang sử dụng thuốc gì không (vì một số thuốc cũng gây tác dụng phụ tai hại với các quý ông)? Đã xét nghiệm để biết có bị suy thận hay không? Rồi là các câu hỏi về lịch sử quan hệ tình dục/thực tế công việc đang làm…
Sau đó, bệnh nhân sẽ được phát một bảng trắc nghiệm để tự đánh dấu. Có một số bảng thông dụng nhưng phổ biến nhất là bảng IIEF - Bảng đánh giá chức năng cương tiêu chuẩn thế giới. Sau khi có câu trả lời 15 câu hỏi đầy đủ hoặc 5 câu hỏi rút gọn, bác sĩ sẽ tính điểm và lấy đó làm cơ sở cho phác đồ điều trị cụ thể.
Xong các thủ tục đó rồi, bác sĩ mới bắt đầu khám. Khi bệnh nhân cởi áo, BS. Lương lập tức nhìn thấy hai bên núm vú của ông ta tím bầm, trày trụa. Bác sĩ hỏi - dĩ nhiên hỏi để bệnh nhân trả lời thôi chứ chỉ liếc qua bác sĩ đã hiểu chuyện: - Bác bị bệnh máu à? Bị xuất huyết à? Bệnh nhân không trả lời, vẻ như né tránh. Quan sát, bác sĩ nhận thấy trên người bệnh nhân có nhiều vết bầm ở lưng, mông... Phải một lúc, sau những câu hỏi mang tính chuyên môn nhưng hết sức tế nhị, bệnh nhân mới bộc bạch nỗi niềm. Ở đây cần mở ngoặc chút là công việc của các bác sĩ nam khoa nhiều phần giống với một chuyên gia tâm lý. Không thế, bệnh nhân khó có thể cởi lòng cởi dạ. Mà cái “anh” giới tính này, tâm lý đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là vô cùng quyết định đến sự mạnh/yếu.
Không hiểu sao 3 năm gần đây, tôi cứ ngày một yếu đi. Còn bà ấy thì ngày càng khỏe lên. Bệnh nhân bắt đầu câu chuyện như vậy. Bà vợ 43 tuổi của ông bình thường là một phụ nữ nhẹ nhàng, duyên dáng. Nhưng chỉ cần đóng cảnh cửa phòng ngủ lại thì bao cái tế nhị, dịu dàng rơi hết để hiện nguyên hình là một... con hổ. Kể đến đây, bệnh nhân vô tình co vai lại. BS. Nguyễn Thế Lương cố kìm để không bật cười. Anh đang hình dung ra nỗi khiếp đảm của một con thú yếu nhược trước nanh vuốt hổ dữ, nó sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là “con hổ” không thể thỏa mãn trong tình cảnh đó.
Hoạt cảnh tiếp theo trong phòng ngủ là những cơn chì chiết kéo dài. Thực ra vợ cũng tìm đủ mọi cách để “kích” ông chồng đang ngày càng yếu xìu đi không thể gượng dậy nổi. Bà ấy ngâm cho ông đủ các loại rượu, thực phẩm bổ dưỡng mua về ép chồng ăn liên tục. “Cứ mỗi lần bà ấy xào nấu tưng bừng là tôi cứ rúm lại, biết chắc là thể nào tối ấy cũng nguy đây”. Vợ của ông chỉ có một ưu điểm là không bao giờ kể với người bên ngoài về tình trạng yếu của chồng.
Thế nhưng trong thế giới riêng của hai người thì bà hành ông đến khổ. Lồng lộn vì không được thỏa mãn, bà chuyển sang... cấu véo. Báo hại ông chồng vốn rất thích bơi nay không còn dám ló mặt đến bất cứ bể bơi nào nữa bởi vì bao bì sứt sẹo tứ tung. Từ một người đàn ông lành mạnh, có tập thể thao hàng ngày, ông đã bỏ tập, tinh thần ủ rũ. Dậu đổ bìm leo, dần dần ông không chỉ xuội xuội cái chuyện kia mà sức khỏe nói chung cũng giảm sút nghiêm trọng. Ông đến gặp BS. Lương sau nhiều đắn đo, dù liên tục bị vợ thúc ép: Không… khỏe, thì đừng có mà về nhà nữa.
(còn nữa)
Tư vấn: ThS.BS. Nguyễn Thế Lương - Giám đốc Trung tâm Nam khoa Andos.
Ở một bài viết khác trong chuyên mục Câu chuyện giới tính, chúng tôi đã hé mở với bạn đọc một số chi tiết đằng sau cánh cửa phòng khám nam khoa. Bác sĩ khám nam khoa không có nghĩa là… tuột luôn bệnh nhân ra, khám riêng chỗ đó. Bệnh nhân cần được khám toàn diện. Việc đầu tiên khi tiếp xúc bệnh nhân, bao giờ bác sĩ cũng sẽ thăm khám thông qua hình thức hỏi chuyện. Những câu hỏi thường được đặt ra với bệnh nhân rối loạn cương là: Có hút thuốc/uống rượu không? Dậy thì năm bao nhiêu tuổi? Có bị bệnh quai bị biến chứng không? Có bệnh lý toàn thân nào không? Có đang sử dụng thuốc gì không (vì một số thuốc cũng gây tác dụng phụ tai hại với các quý ông)? Đã xét nghiệm để biết có bị suy thận hay không? Rồi là các câu hỏi về lịch sử quan hệ tình dục/thực tế công việc đang làm…
Sau đó, bệnh nhân sẽ được phát một bảng trắc nghiệm để tự đánh dấu. Có một số bảng thông dụng nhưng phổ biến nhất là bảng IIEF - Bảng đánh giá chức năng cương tiêu chuẩn thế giới. Sau khi có câu trả lời 15 câu hỏi đầy đủ hoặc 5 câu hỏi rút gọn, bác sĩ sẽ tính điểm và lấy đó làm cơ sở cho phác đồ điều trị cụ thể.
Xong các thủ tục đó rồi, bác sĩ mới bắt đầu khám. Khi bệnh nhân cởi áo, BS. Lương lập tức nhìn thấy hai bên núm vú của ông ta tím bầm, trày trụa. Bác sĩ hỏi - dĩ nhiên hỏi để bệnh nhân trả lời thôi chứ chỉ liếc qua bác sĩ đã hiểu chuyện: - Bác bị bệnh máu à? Bị xuất huyết à? Bệnh nhân không trả lời, vẻ như né tránh. Quan sát, bác sĩ nhận thấy trên người bệnh nhân có nhiều vết bầm ở lưng, mông... Phải một lúc, sau những câu hỏi mang tính chuyên môn nhưng hết sức tế nhị, bệnh nhân mới bộc bạch nỗi niềm. Ở đây cần mở ngoặc chút là công việc của các bác sĩ nam khoa nhiều phần giống với một chuyên gia tâm lý. Không thế, bệnh nhân khó có thể cởi lòng cởi dạ. Mà cái “anh” giới tính này, tâm lý đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là vô cùng quyết định đến sự mạnh/yếu.
Không hiểu sao 3 năm gần đây, tôi cứ ngày một yếu đi. Còn bà ấy thì ngày càng khỏe lên. Bệnh nhân bắt đầu câu chuyện như vậy. Bà vợ 43 tuổi của ông bình thường là một phụ nữ nhẹ nhàng, duyên dáng. Nhưng chỉ cần đóng cảnh cửa phòng ngủ lại thì bao cái tế nhị, dịu dàng rơi hết để hiện nguyên hình là một... con hổ. Kể đến đây, bệnh nhân vô tình co vai lại. BS. Nguyễn Thế Lương cố kìm để không bật cười. Anh đang hình dung ra nỗi khiếp đảm của một con thú yếu nhược trước nanh vuốt hổ dữ, nó sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là “con hổ” không thể thỏa mãn trong tình cảnh đó.
Hoạt cảnh tiếp theo trong phòng ngủ là những cơn chì chiết kéo dài. Thực ra vợ cũng tìm đủ mọi cách để “kích” ông chồng đang ngày càng yếu xìu đi không thể gượng dậy nổi. Bà ấy ngâm cho ông đủ các loại rượu, thực phẩm bổ dưỡng mua về ép chồng ăn liên tục. “Cứ mỗi lần bà ấy xào nấu tưng bừng là tôi cứ rúm lại, biết chắc là thể nào tối ấy cũng nguy đây”. Vợ của ông chỉ có một ưu điểm là không bao giờ kể với người bên ngoài về tình trạng yếu của chồng.
Thế nhưng trong thế giới riêng của hai người thì bà hành ông đến khổ. Lồng lộn vì không được thỏa mãn, bà chuyển sang... cấu véo. Báo hại ông chồng vốn rất thích bơi nay không còn dám ló mặt đến bất cứ bể bơi nào nữa bởi vì bao bì sứt sẹo tứ tung. Từ một người đàn ông lành mạnh, có tập thể thao hàng ngày, ông đã bỏ tập, tinh thần ủ rũ. Dậu đổ bìm leo, dần dần ông không chỉ xuội xuội cái chuyện kia mà sức khỏe nói chung cũng giảm sút nghiêm trọng. Ông đến gặp BS. Lương sau nhiều đắn đo, dù liên tục bị vợ thúc ép: Không… khỏe, thì đừng có mà về nhà nữa.
(còn nữa)
Tác giả bài viết: Võ Hồng Thu
Nguồn tin: