Những mô hình điểm ở huyện miền núi “sạch về ma túy”
- 10:09 05-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chúng tôi đến Anh Sơn - một huyện miền núi phía Tây Nghệ An ngày cuối năm, khi trời đã ngả chiều. Nắng hanh vàng của vùng cao với cái lạnh se sắt của mùa đông xứ Nghệ không khiến lòng người khô lạnh. Trái lại, những cái bắt tay thật chặt của cán bộ chiến sỹ Công an huyện mến khách và những câu chuyện bên cốc chè xanh nghi ngút khói đủ làm ấm lòng những phóng viên từ Thủ đô…
Thượng tá Nguyễn Hồng Tuyến, Trưởng Công an huyện Anh Sơn giới thiệu với chúng tôi, toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó 9 xã thuộc diện khó khăn; có hơn 10km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào.
Địa hình đa phần là đồi núi trung du, bị chia cắt bởi sông Lam và sông Con, do đó nền kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên những năm qua, Anh Sơn được biết đến là huyện “sạch về ma tuý”, không có điểm nóng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Đặc biệt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” nơi đây được đánh giá là lớn mạnh, phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội miền Tây xứ Nghệ.
Năm 2016, Công an huyện Anh Sơn đã tổ chức 11 lớp phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” và tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội tập trung, với hơn 8.763 lượt người dân tham gia. Qua đó đã thu giữ 97 súng tự chế, 131 dao, 76 kiếm, 113 kích điện… Thông qua công tác phát động, quần chúng nhân dân đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp phát hiện, làm rõ, xử lý trên 98 vụ việc; kiểm điểm, xử phạt 112 đối tượng, răn đe 83 đối tượng; đồng thời thu giữ thêm 72 kích điện, 1 súng quân dụng, 57 súng tự chế, 2 kíp nổ, 42 viên đạn…
Nhưng điểm nổi bật nhất trong công tác phong trào của huyện Anh Sơn là đã xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, như: Ban tự quản xóm 6 xã Thành Sơn, Ban tự quản 19/5 xã Đỉnh Sơn, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội xóm 4 xã Phúc Sơn, dòng họ Mai Văn không có tội phạm và tệ nạn xã hội ở xã Cao Sơn…
Theo Thiếu tá Hoàng Minh Tuệ, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào phụ trách xã về an ninh, trật tự (ANTT) Công an huyện Anh Sơn, Mai Văn là dòng họ có trên 40 hộ, do ông Mai Văn Long làm Trưởng dòng họ. Thành tích của dòng họ này là công tác khuyến học, trao thưởng rất cao cho những cháu đỗ đạt. Hàng tháng tất cả các gia đình trong dòng họ họp lại, sinh hoạt đều đặn ở nhà thờ như một tổ chức để đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm trong tháng qua gia đình nào gặp vấn đề gì, con cái ra sao, đồng thời biểu dương những cháu có kết quả học tập xuất sắc…
Mỗi gia đình đều có tinh thần tự giác giáo dục con cái chấp hành quy định của pháp luật, và những người già trong dòng họ sẽ làm gương. “Bên cạnh đó họ có một tổ tự quản gồm 7 người, tự nguyện đăng ký tham gia với Ban Công an xã thường xuyên đi tuần vào các buổi tối hay trong ngày lễ để đảm bảo ANTT” – Thiếu tá Hoàng Minh Tuệ thông tin thêm. Có lẽ cũng bởi từ sự tự nguyện tham gia phong trào nên hơn ai hết họ hiểu rõ tính chất, công việc của lực lượng Công an, để từ đó cùng phối hợp tuyên truyền, khuyến khích người dân trong dòng họ “nói không” với vi phạm pháp luật.
Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ xã Thạch Sơn không có tệ nạn, không có tội phạm lại bao gồm 50 hộ gia đình. Điểm chung của họ là chấp hành tốt chính sách dân số, nuôi dạy con cái chăm ngoan học hành, không để xảy ra tệ nạn, không có bạo lực gia đình… Chị Trần Thị Thuân, Trưởng thôn Hai, xã Thạch Sơn, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Chúng tôi sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng, cùng nhau bàn bạc, đánh giá xem gia đình nào có khó khăn vướng mắc, con cái vi phạm thì sẽ tham gia ý kiến và giúp đỡ.
Ngoài ra, hộ nào khó khăn thì CLB sẽ chung tay quyên góp tiền, cho vay không tính lãi suất, không vì lợi nhuận để giúp đỡ họ phát triển kinh tế”. Chị kể, mỗi thành viên nữ trong CBL đóng góp 20.000 đồng/tháng vào “hũ gạo tiết kiệm”, và sẽ ưu tiên giúp đỡ những gia đình khó khăn, gặp rủi ro. Từ năm 2009 đến nay đã có nhiều gia đình, nhiều cá nhân được “hũ gạo tiết kiệm” của CLB này giúp đỡ, như trao tặng chị Đặng Thị Tuyết ở thôn Hai 50 con gà nhíp để hỗ trợ phát triển kinh tế; quyên góp ủng hộ anh Trần Văn Du bị bệnh hiểm nghèo; thăm hỏi, động viên một thành viên CLB bị tai nạn giao thông…
Duy trì được 8 năm, trong những buổi sinh hoạt các chị em còn chia sẻ phương pháp hay để nuôi dạy con cái, vận động chị em bảo ban con cái không vi phạm pháp luật. Đối với những đối tượng “cứng đầu”, CLB kịp thời thông báo cho Công an xã phối hợp giải quyết. Nhờ đó tình hình ANTT 50 hộ trong CLB luôn đảm bảo ổn định, không có vi phạm xảy ra…
Là xã miền núi trọng điểm về ANTT, mô hình thôn 323 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn không có tệ nạn xã hội thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa lực lượng Công an cơ sở và bà con nhân dân nơi đây. “Trước đây thôn tương đối phức tạp, có hiện tượng đánh bạc, sử dụng ma tuý. Nhưng kể từ 3 năm trước mô hình được Ban Công an xã tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền xã xây dựng thì những hiện tượng đó đã chấm dứt. 90 hộ, 320 khẩu trong thôn luôn chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hương ước, quy định của địa phương” – Trưởng Công an xã Đỉnh Sơn Cao Phi Nhật nói.
Mỗi năm, Ban Công an xã tổ chức cho các hộ dân ký cam kết, kiện toàn lại mô hình tự quản tại cơ sở, chọn người có uy tín trong nhân dân làm tổ trưởng tổ tự quản. Nhờ vậy mà các vụ việc mâu thuẫn nhỏ, phát sinh xung đột, tranh chấp nhỏ giữa vợ chồng, anh em, hàng xóm… luôn được ban hoà giải của thôn làm kịp thời từ đầu. Cuối năm, các tổ tự quản tiến hành họp thành viên, bình bầu đánh giá từng hộ gia đình theo các tiêu chí cụ thể.
“Đặc biệt, thôn chúng tôi duy trì phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho bà con, nâng cao đời sống tinh thần và tạo dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh nên bà con trong thôn đều đồng tâm đồng lòng, kể cả hơn 40 hộ, 191 khẩu theo đạo Công giáo”, Trưởng thôn Nguyễn Thanh Hà tâm sự. Bên cạnh giữ vững ANTT, đời sống kinh tế nơi đây ngày càng phát triển ổn định với hai cây công nghiệp chính là chè và cam, khiến thôn 323 trở thành đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội…
Địa hình đa phần là đồi núi trung du, bị chia cắt bởi sông Lam và sông Con, do đó nền kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên những năm qua, Anh Sơn được biết đến là huyện “sạch về ma tuý”, không có điểm nóng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Đặc biệt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)” nơi đây được đánh giá là lớn mạnh, phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội miền Tây xứ Nghệ.
Năm 2016, Công an huyện Anh Sơn đã tổ chức 11 lớp phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” và tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội tập trung, với hơn 8.763 lượt người dân tham gia. Qua đó đã thu giữ 97 súng tự chế, 131 dao, 76 kiếm, 113 kích điện… Thông qua công tác phát động, quần chúng nhân dân đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp phát hiện, làm rõ, xử lý trên 98 vụ việc; kiểm điểm, xử phạt 112 đối tượng, răn đe 83 đối tượng; đồng thời thu giữ thêm 72 kích điện, 1 súng quân dụng, 57 súng tự chế, 2 kíp nổ, 42 viên đạn…
Nhưng điểm nổi bật nhất trong công tác phong trào của huyện Anh Sơn là đã xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, như: Ban tự quản xóm 6 xã Thành Sơn, Ban tự quản 19/5 xã Đỉnh Sơn, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội xóm 4 xã Phúc Sơn, dòng họ Mai Văn không có tội phạm và tệ nạn xã hội ở xã Cao Sơn…
Công an xã Thạch Sơn trao đổi công tác với chị Trần Thị Thuân, Trưởng thôn Hai, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ.
Theo Thiếu tá Hoàng Minh Tuệ, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào phụ trách xã về an ninh, trật tự (ANTT) Công an huyện Anh Sơn, Mai Văn là dòng họ có trên 40 hộ, do ông Mai Văn Long làm Trưởng dòng họ. Thành tích của dòng họ này là công tác khuyến học, trao thưởng rất cao cho những cháu đỗ đạt. Hàng tháng tất cả các gia đình trong dòng họ họp lại, sinh hoạt đều đặn ở nhà thờ như một tổ chức để đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm trong tháng qua gia đình nào gặp vấn đề gì, con cái ra sao, đồng thời biểu dương những cháu có kết quả học tập xuất sắc…
Mỗi gia đình đều có tinh thần tự giác giáo dục con cái chấp hành quy định của pháp luật, và những người già trong dòng họ sẽ làm gương. “Bên cạnh đó họ có một tổ tự quản gồm 7 người, tự nguyện đăng ký tham gia với Ban Công an xã thường xuyên đi tuần vào các buổi tối hay trong ngày lễ để đảm bảo ANTT” – Thiếu tá Hoàng Minh Tuệ thông tin thêm. Có lẽ cũng bởi từ sự tự nguyện tham gia phong trào nên hơn ai hết họ hiểu rõ tính chất, công việc của lực lượng Công an, để từ đó cùng phối hợp tuyên truyền, khuyến khích người dân trong dòng họ “nói không” với vi phạm pháp luật.
Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ xã Thạch Sơn không có tệ nạn, không có tội phạm lại bao gồm 50 hộ gia đình. Điểm chung của họ là chấp hành tốt chính sách dân số, nuôi dạy con cái chăm ngoan học hành, không để xảy ra tệ nạn, không có bạo lực gia đình… Chị Trần Thị Thuân, Trưởng thôn Hai, xã Thạch Sơn, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Chúng tôi sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng, cùng nhau bàn bạc, đánh giá xem gia đình nào có khó khăn vướng mắc, con cái vi phạm thì sẽ tham gia ý kiến và giúp đỡ.
Ngoài ra, hộ nào khó khăn thì CLB sẽ chung tay quyên góp tiền, cho vay không tính lãi suất, không vì lợi nhuận để giúp đỡ họ phát triển kinh tế”. Chị kể, mỗi thành viên nữ trong CBL đóng góp 20.000 đồng/tháng vào “hũ gạo tiết kiệm”, và sẽ ưu tiên giúp đỡ những gia đình khó khăn, gặp rủi ro. Từ năm 2009 đến nay đã có nhiều gia đình, nhiều cá nhân được “hũ gạo tiết kiệm” của CLB này giúp đỡ, như trao tặng chị Đặng Thị Tuyết ở thôn Hai 50 con gà nhíp để hỗ trợ phát triển kinh tế; quyên góp ủng hộ anh Trần Văn Du bị bệnh hiểm nghèo; thăm hỏi, động viên một thành viên CLB bị tai nạn giao thông…
Duy trì được 8 năm, trong những buổi sinh hoạt các chị em còn chia sẻ phương pháp hay để nuôi dạy con cái, vận động chị em bảo ban con cái không vi phạm pháp luật. Đối với những đối tượng “cứng đầu”, CLB kịp thời thông báo cho Công an xã phối hợp giải quyết. Nhờ đó tình hình ANTT 50 hộ trong CLB luôn đảm bảo ổn định, không có vi phạm xảy ra…
Là xã miền núi trọng điểm về ANTT, mô hình thôn 323 xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn không có tệ nạn xã hội thể hiện sự gắn bó khăng khít giữa lực lượng Công an cơ sở và bà con nhân dân nơi đây. “Trước đây thôn tương đối phức tạp, có hiện tượng đánh bạc, sử dụng ma tuý. Nhưng kể từ 3 năm trước mô hình được Ban Công an xã tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền xã xây dựng thì những hiện tượng đó đã chấm dứt. 90 hộ, 320 khẩu trong thôn luôn chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hương ước, quy định của địa phương” – Trưởng Công an xã Đỉnh Sơn Cao Phi Nhật nói.
Mỗi năm, Ban Công an xã tổ chức cho các hộ dân ký cam kết, kiện toàn lại mô hình tự quản tại cơ sở, chọn người có uy tín trong nhân dân làm tổ trưởng tổ tự quản. Nhờ vậy mà các vụ việc mâu thuẫn nhỏ, phát sinh xung đột, tranh chấp nhỏ giữa vợ chồng, anh em, hàng xóm… luôn được ban hoà giải của thôn làm kịp thời từ đầu. Cuối năm, các tổ tự quản tiến hành họp thành viên, bình bầu đánh giá từng hộ gia đình theo các tiêu chí cụ thể.
“Đặc biệt, thôn chúng tôi duy trì phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho bà con, nâng cao đời sống tinh thần và tạo dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh nên bà con trong thôn đều đồng tâm đồng lòng, kể cả hơn 40 hộ, 191 khẩu theo đạo Công giáo”, Trưởng thôn Nguyễn Thanh Hà tâm sự. Bên cạnh giữ vững ANTT, đời sống kinh tế nơi đây ngày càng phát triển ổn định với hai cây công nghiệp chính là chè và cam, khiến thôn 323 trở thành đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội…
Tác giả bài viết: Quỳnh Vinh – Anh Hiếu
Nguồn tin: