Định hướng văn hóa đọc cho giới trẻ
- 16:12 04-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đối với mỗi con người sinh ra trên hành tinh này, muốn dung nạp và phát triển tri thức để góp phần làm nên vật chất, tinh thần cho xã hội thì phải dựa vào “bậc thánh hiền” - đó là sách.
Lê-nin - vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, người có thói quen đọc sách ngay từ nhỏ đã nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Nói tới sách là nói tới một nền văn hóa đọc. Ở những nước có nền văn hóa đọc hàng đầu thế giới như Nhật, Pháp, Israel, Singapore, Đan Mạch, Thụy Điển, sách đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nước họ từ trẻ tới già. Nói đến văn hóa đọc là nói tới đại dương mênh mông của kiến thức và phục vụ theo yêu cầu đa dạng của từng đối tượng.
Sách không chỉ phục vụ các nhà chính trị, nhà văn, nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư, nông dân, công nhân, nhà khoa học… mà còn là "chiếc gậy thần kỳ" giúp các tỷ phú làm ăn. Tỷ phú Warren Buffet dành 5-6h mỗi ngày để đọc sách, báo. Mark Zuckerberg - Chủ tịch, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập mạng xã hội Facebook dù bận rộn nhưng đọc ít nhất 1 cuốn sách trong vòng 2 tuần… Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đều đồng tình với nhận định: 70% trong tổng số tri thức con người có trong thời đại bùng nổ thông tin đều đến từ kênh đọc, nghe, nhìn.
Việt Nam là đất nước 4.000 năm văn hiến, truyền thống đọc và làm theo sách đã được cha ông ta tôn trọng, ham thích từ xưa. Tiếc thay, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, văn hóa đọc đang bị xuống cấp đến mức báo động. Một nghịch lý là ở những vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới, hải đảo, không ít đối tượng ham đọc sách báo lại thiếu sách báo, ngược lại, ở khu vực thành thị dồi dào sách báo thì khá nhiều người, đặc biệt là giới trẻ rất thờ ơ, vô cảm.
Để có một nền tảng văn hóa đọc sâu rộng và bền vững, không còn cách nào khác là mọi ngành, mọi cấp phải có sự định hướng và tạo môi trường phát triển văn hóa đọc. Trước hết, các nhà trường phải giáo dục, hướng dẫn cụ thể để học sinh tại các cấp học được tiếp cận với sách, nhằm xây dựng tình yêu sách, hình thành kỹ năng đọc và tạo niềm đam mê đọc sách từ nhỏ. Các trường nên dành một số giờ ngoại khóa có tính bắt buộc để các em tiếp cận với sách; tổ chức cho học sinh tham quan thư viện; hướng dẫn kỹ năng đọc sách; thi tìm hiểu về sách; kể chuyện theo sách; tổ chức những buổi biểu diễn sân khấu hóa một câu chuyện theo sách...
Cùng với đó, hệ thống thư viện công cộng cần định hướng cho các em từng chủ đề cụ thể để các em có điều kiện tìm hiểu và khám phá. Thư viện cấp huyện, cấp tỉnh nên xây dựng các phòng đọc sách tại các trường học. Phòng đọc sách đó như những vệ tinh của thư viện công cộng để đưa sách đến với học sinh. Mặt khác, được sống trong một gia đình mà cha mẹ, anh chị thường xuyên quan tâm và đọc sách, đó chính là môi trường lý tưởng để các em noi theo.
Giáo dục, hướng dẫn học sinh tiếp cận với sách sẽ giúp các em hình thành kỹ năng đọc.
Sách không chỉ phục vụ các nhà chính trị, nhà văn, nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư, nông dân, công nhân, nhà khoa học… mà còn là "chiếc gậy thần kỳ" giúp các tỷ phú làm ăn. Tỷ phú Warren Buffet dành 5-6h mỗi ngày để đọc sách, báo. Mark Zuckerberg - Chủ tịch, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập mạng xã hội Facebook dù bận rộn nhưng đọc ít nhất 1 cuốn sách trong vòng 2 tuần… Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đều đồng tình với nhận định: 70% trong tổng số tri thức con người có trong thời đại bùng nổ thông tin đều đến từ kênh đọc, nghe, nhìn.
Việt Nam là đất nước 4.000 năm văn hiến, truyền thống đọc và làm theo sách đã được cha ông ta tôn trọng, ham thích từ xưa. Tiếc thay, trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, văn hóa đọc đang bị xuống cấp đến mức báo động. Một nghịch lý là ở những vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới, hải đảo, không ít đối tượng ham đọc sách báo lại thiếu sách báo, ngược lại, ở khu vực thành thị dồi dào sách báo thì khá nhiều người, đặc biệt là giới trẻ rất thờ ơ, vô cảm.
Để có một nền tảng văn hóa đọc sâu rộng và bền vững, không còn cách nào khác là mọi ngành, mọi cấp phải có sự định hướng và tạo môi trường phát triển văn hóa đọc. Trước hết, các nhà trường phải giáo dục, hướng dẫn cụ thể để học sinh tại các cấp học được tiếp cận với sách, nhằm xây dựng tình yêu sách, hình thành kỹ năng đọc và tạo niềm đam mê đọc sách từ nhỏ. Các trường nên dành một số giờ ngoại khóa có tính bắt buộc để các em tiếp cận với sách; tổ chức cho học sinh tham quan thư viện; hướng dẫn kỹ năng đọc sách; thi tìm hiểu về sách; kể chuyện theo sách; tổ chức những buổi biểu diễn sân khấu hóa một câu chuyện theo sách...
Cùng với đó, hệ thống thư viện công cộng cần định hướng cho các em từng chủ đề cụ thể để các em có điều kiện tìm hiểu và khám phá. Thư viện cấp huyện, cấp tỉnh nên xây dựng các phòng đọc sách tại các trường học. Phòng đọc sách đó như những vệ tinh của thư viện công cộng để đưa sách đến với học sinh. Mặt khác, được sống trong một gia đình mà cha mẹ, anh chị thường xuyên quan tâm và đọc sách, đó chính là môi trường lý tưởng để các em noi theo.
Tác giả bài viết: Phan Thế Cải
Nguồn tin: