Nhân tài trở về rồi “dứt áo ra đi”, chuyện chưa bao giờ kể!
- 09:52 02-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ nước ngoài về nước làm việc luôn lo lắng về tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ khi đăng ký đề tài nghiên cứu.
► “Nhân tài học xong ai cũng muốn về cống hiến cho đất nước, nhưng....”
LTS: Tiếp tục loạt bài về đào tạo và giữ chân nhân tài, Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam gửi đến quý độc giả bài viết chia sẻ quan điểm của một Tiến sĩ sau thời gian làm việc ở Việt Nam đã quyết định ra đi.
Họ ra nước ngoài không phải vì chế độ đãi ngộ cao hơn mà vì muốn có điều kiện thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến, tiếp cận những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại hơn.
Chọn con đường trở về
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM, anh Tạ Quốc Bảo (Sinh năm 1982, quê Quảng Ngãi) được cấp học bổng của Chính phủ Na Uy, học thạc sĩ tại Trường Đại học Buskerud and Vestfold, chuyên nghành công nghệ Nano.
Hoàn thành khóa học với tấm bằng hạng ưu, Bảo tiếp tục học lên Tiến sĩ. Ngoài thời gian nghiên cứu, Bảo còn tham gia giảng dạy môn Khoa học vật liệu tại trường.
“Học xong, mình phân vân đứng giữa hai dòng nước, không biết nên về hay ở lại? Một bên là cuộc sống ở Na Uy có đủ mọi điều kiện cho mình phát triển, còn một bên là quê hương và người thân”.
Nhiều đêm thức trắng nơi đất khách chỉ vì đấu tranh tư tưởng nên về hay ở? Cuối cùng, cậu du học sinh quyết định gói ghém đồ đạc, chọn con đường trở về.
Trước khi về Việt Nam, mình cũng đã lường trước những khó khăn, vất vả sẽ gặp phải. “Dù người ta có nói ở Việt Nam thế này, thế nọ nhưng mình cũng không để ý lắm. Nếu có năng lực thì ở đâu cũng có thể sống được, có thể làm được điều gì đó cho bản thân và xã hội”.
Thời gian đầu về nước làm việc, cuộc sống của một “Tiến sĩ ngoại” cũng chật vật với mức lương ít ỏi.
“Chỉ một thời gian ngắn là mình thích nghi với công việc và cuộc sống mới. Lúc này thì nhiều trường Đại học lớn ở TP.HCM cũng bắt đầu tạo điều kiện, thu hút nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều tiến sĩ như tôi” Bảo cho hay.
Tháng 10/2015, Bảo chuyển về công tác tại một trường Đại học lớn ở miền Trung. “Mình chọn Đà Nẵng vì thành phố này vừa phát triển sôi động nhưng cũng yên bình, đáng sống”.
Ra đi để tiếp cận đỉnh cao khoa học
Sau một thời gian làm việc trong nước, dù đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định tại Việt Nam. Nhưng nay, Bảo đã nhận lời về “đầu quân” giảng dạy tại Trường Đại học University of South-east Norway (Na Uy) vào đầu năm 2017 này. Tại đây, anh sẽ tiếp tục các công trình nghiên cứu khoa học của mình.
“Tôi đi không phải vì điều kiện trong nước khó khăn hay vì cuộc sống vật chất thiếu thốn. Tôi đi là vì cần môi trường có đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện các nghiên cứu về công nghệ Nano của mình” Bảo chia sẻ về quyết định ra đi của mình.
Ngoài ra, do đặc thù của lĩnh vực này (công nghệ Nano) là rất cần những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, trong khi điều kiện ở Việt Nam chưa có.
Anh hy vọng chuyến đi này sẽ giúp anh thực hiện được các công trình nghiên cứu có ý nghĩa và nhất là không để kiến thức ngày càng bị thui chột.
“Nhưng dù có ra nước ngoài làm việc tôi vẫn sẽ luôn luôn hợp tác, gắn bó với các đồng nghiệp ở Việt Nam. Vì sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật của đất nước”.
Bảo tâm sự, anh cảm thấy rất phấn khởi khi đất nước xuất hiện ngày càng nhiều những nhà nghiên cứu khoa học chân chính, có nhiều phát minh, sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, Bảo cho rằng, hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, gây trở ngại cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà. Mà nguyên nhân chính lại nằm ở sự quản lý.
“Cần phải có sự minh bạch và công bằng trong quản lý khoa học. Cụ thể, khi xét duyệt các đề tài nghiên cứu thì phải xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng, vì lợi ích của người dân chứ không phải vì tiền “lót tay”.
Bảo cũng chia sẻ thêm, qua những câu chuyện với bạn bè, đồng nghiệp trong giới nghiên cứu từ nước ngoài về, có nhiều ý kiến phàn nàn việc đánh giá công sức nghiên cứu khoa học ở nước ta chưa công bằng.
Qúa trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn mang tính hình thức, chủ yếu là làm lấy tiếng, chứ không có nhiều ứng dụng.
Cũng như Bảo, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ nước ngoài về nước làm việc luôn lo lắng về tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ khi đăng ký đề tài nghiên cứu các cấp.
“Kiện nhân tài là cả hai bên đều thiệt”
Chia sẻ quan điểm cá nhân của anh về việc Đà Nẵng khởi kiện “nhân tài” do vi phạm hợp đồng, anh Bảo cho rằng, thành phố Đà Nẵng tuy làm đúng quy trình nhưng nên cân nhắc lợi ích lâu dài.
Thay vì chi tiền cử người đi đào tạo nước ngoài thì dùng số tiền đó để thu hút nhân tài về nước.
“Thành phố nên dùng số tiền đó để thu hút người tài về nước phục vụ. Hiện số lượng du học sinh tự đi học ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau rất nhiều. Nhiều người sẽ trở về khi chính sách đãi ngộ hợp lý”.
Cũng theo Bảo thì Đà Nẵng cũng không nên khởi kiện các du học sinh mà nên cho họ một lộ trình trả nợ.
“Giữa thành phố và các du học sinh cần giữ mối quan hệ tốt đẹp. Sau này, những du học sinh này trở thành Tiến sĩ, giáo sư có tiếng ở nước ngoài thì họ sẽ có nhiều cơ hội để giúp đỡ cho sinh viên Việt Nam như: cấp học bổng hoặc kết nối đào tạo giữa các trường. Những lợi ích đó khó có thể đong đếm được” Bảo nêu quan điểm.
LTS: Tiếp tục loạt bài về đào tạo và giữ chân nhân tài, Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam gửi đến quý độc giả bài viết chia sẻ quan điểm của một Tiến sĩ sau thời gian làm việc ở Việt Nam đã quyết định ra đi.
Họ ra nước ngoài không phải vì chế độ đãi ngộ cao hơn mà vì muốn có điều kiện thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến, tiếp cận những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại hơn.
Chọn con đường trở về
Năm 2008, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM, anh Tạ Quốc Bảo (Sinh năm 1982, quê Quảng Ngãi) được cấp học bổng của Chính phủ Na Uy, học thạc sĩ tại Trường Đại học Buskerud and Vestfold, chuyên nghành công nghệ Nano.
Hoàn thành khóa học với tấm bằng hạng ưu, Bảo tiếp tục học lên Tiến sĩ. Ngoài thời gian nghiên cứu, Bảo còn tham gia giảng dạy môn Khoa học vật liệu tại trường.
Công trình nghiên cứu về công nghệ Nano của Tiến sĩ Bảo được đăng tải trên tờ Tin Tức (NaUy). (Ảnh chụp lại)
“Học xong, mình phân vân đứng giữa hai dòng nước, không biết nên về hay ở lại? Một bên là cuộc sống ở Na Uy có đủ mọi điều kiện cho mình phát triển, còn một bên là quê hương và người thân”.
Nhiều đêm thức trắng nơi đất khách chỉ vì đấu tranh tư tưởng nên về hay ở? Cuối cùng, cậu du học sinh quyết định gói ghém đồ đạc, chọn con đường trở về.
Trước khi về Việt Nam, mình cũng đã lường trước những khó khăn, vất vả sẽ gặp phải. “Dù người ta có nói ở Việt Nam thế này, thế nọ nhưng mình cũng không để ý lắm. Nếu có năng lực thì ở đâu cũng có thể sống được, có thể làm được điều gì đó cho bản thân và xã hội”.
Thời gian đầu về nước làm việc, cuộc sống của một “Tiến sĩ ngoại” cũng chật vật với mức lương ít ỏi.
“Chỉ một thời gian ngắn là mình thích nghi với công việc và cuộc sống mới. Lúc này thì nhiều trường Đại học lớn ở TP.HCM cũng bắt đầu tạo điều kiện, thu hút nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều tiến sĩ như tôi” Bảo cho hay.
Tháng 10/2015, Bảo chuyển về công tác tại một trường Đại học lớn ở miền Trung. “Mình chọn Đà Nẵng vì thành phố này vừa phát triển sôi động nhưng cũng yên bình, đáng sống”.
Ra đi để tiếp cận đỉnh cao khoa học
Sau một thời gian làm việc trong nước, dù đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định tại Việt Nam. Nhưng nay, Bảo đã nhận lời về “đầu quân” giảng dạy tại Trường Đại học University of South-east Norway (Na Uy) vào đầu năm 2017 này. Tại đây, anh sẽ tiếp tục các công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Sản phẩm nghiên cứu về công nghệ Nano của anh Bảo được đăng tải trên tạp chí về Khoa học công nghệ uy tín ở Bắc Âu (Ảnh chụp lại)
“Tôi đi không phải vì điều kiện trong nước khó khăn hay vì cuộc sống vật chất thiếu thốn. Tôi đi là vì cần môi trường có đủ trang thiết bị hiện đại để thực hiện các nghiên cứu về công nghệ Nano của mình” Bảo chia sẻ về quyết định ra đi của mình.
Ngoài ra, do đặc thù của lĩnh vực này (công nghệ Nano) là rất cần những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền, trong khi điều kiện ở Việt Nam chưa có.
Anh hy vọng chuyến đi này sẽ giúp anh thực hiện được các công trình nghiên cứu có ý nghĩa và nhất là không để kiến thức ngày càng bị thui chột.
“Nhưng dù có ra nước ngoài làm việc tôi vẫn sẽ luôn luôn hợp tác, gắn bó với các đồng nghiệp ở Việt Nam. Vì sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật của đất nước”.
Bảo tâm sự, anh cảm thấy rất phấn khởi khi đất nước xuất hiện ngày càng nhiều những nhà nghiên cứu khoa học chân chính, có nhiều phát minh, sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, Bảo cho rằng, hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, gây trở ngại cho sự phát triển của nền khoa học nước nhà. Mà nguyên nhân chính lại nằm ở sự quản lý.
“Cần phải có sự minh bạch và công bằng trong quản lý khoa học. Cụ thể, khi xét duyệt các đề tài nghiên cứu thì phải xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng, vì lợi ích của người dân chứ không phải vì tiền “lót tay”.
Bảo cũng chia sẻ thêm, qua những câu chuyện với bạn bè, đồng nghiệp trong giới nghiên cứu từ nước ngoài về, có nhiều ý kiến phàn nàn việc đánh giá công sức nghiên cứu khoa học ở nước ta chưa công bằng.
Qúa trình đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn mang tính hình thức, chủ yếu là làm lấy tiếng, chứ không có nhiều ứng dụng.
Cũng như Bảo, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ nước ngoài về nước làm việc luôn lo lắng về tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ khi đăng ký đề tài nghiên cứu các cấp.
“Kiện nhân tài là cả hai bên đều thiệt”
Chia sẻ quan điểm cá nhân của anh về việc Đà Nẵng khởi kiện “nhân tài” do vi phạm hợp đồng, anh Bảo cho rằng, thành phố Đà Nẵng tuy làm đúng quy trình nhưng nên cân nhắc lợi ích lâu dài.
Anh Bảo quyết định ra đi để tiếp tục phát triển các nghiên cứu khoa học của mình. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Thay vì chi tiền cử người đi đào tạo nước ngoài thì dùng số tiền đó để thu hút nhân tài về nước.
“Thành phố nên dùng số tiền đó để thu hút người tài về nước phục vụ. Hiện số lượng du học sinh tự đi học ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí khác nhau rất nhiều. Nhiều người sẽ trở về khi chính sách đãi ngộ hợp lý”.
Cũng theo Bảo thì Đà Nẵng cũng không nên khởi kiện các du học sinh mà nên cho họ một lộ trình trả nợ.
“Giữa thành phố và các du học sinh cần giữ mối quan hệ tốt đẹp. Sau này, những du học sinh này trở thành Tiến sĩ, giáo sư có tiếng ở nước ngoài thì họ sẽ có nhiều cơ hội để giúp đỡ cho sinh viên Việt Nam như: cấp học bổng hoặc kết nối đào tạo giữa các trường. Những lợi ích đó khó có thể đong đếm được” Bảo nêu quan điểm.
Tác giả bài viết: An Nguyên
Nguồn tin: