Nhiều giải pháp phòng, chống mua bán người
- 09:27 02-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Báo Lao Động số 123 ngày 30.5 và số 124 ngày 31.5.2016 có loạt bài “Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An”, phản ánh tình trạng nhiều phụ nữ người miền núi ở Nghệ An bị bán sang Trung Quốc để làm vợ, làm nhiều gia đình ly tán.
►Nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ ở miền núi Nghệ An: Kỳ 1 - Tan nát vì nạn buôn người sang Trung Quốc
Về vấn nạn này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An cho biết các cấp hội trong toàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho cán bộ, hội viên, phụ nữ thông qua tập huấn, sinh hoạt chi hội, nói chuyện chuyên đề, trong đó chú trọng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm mua bán người để nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Đồng thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường công tác phòng, chống mua bán người; quản lý các đối tượng có nguy cơ bị mua bán cao và các đối tượng có biểu hiện dụ dỗ, mua bán phụ nữ, trẻ em gái; hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo mô hình nhóm “Hỗ trợ cộng đồng phòng, chống mua bán người” tại xã Tam Quang, huyện Tương Dương; xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương. Phối hợp với phòng PV28 công an tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở về công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.
Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 8 cuộc đối thoại chính sách về phòng, chống mua bán người và di cư an toàn tại Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tương Dương và huyện Quỳnh Thanh, thu hút hơn 2.400 người dân tham dự. Qua đó, người dân đã được cung cấp các thông tin thiết thực, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khi di cư đồng thời có biện pháp phòng tránh mua bán người.
Phụ nữ làm việc tại HTX Hương Sơn (xã Phà Đánh). Ảnh: Vũ Huyền
Về vấn nạn này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An cho biết các cấp hội trong toàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho cán bộ, hội viên, phụ nữ thông qua tập huấn, sinh hoạt chi hội, nói chuyện chuyên đề, trong đó chú trọng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm mua bán người để nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Đồng thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường công tác phòng, chống mua bán người; quản lý các đối tượng có nguy cơ bị mua bán cao và các đối tượng có biểu hiện dụ dỗ, mua bán phụ nữ, trẻ em gái; hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo mô hình nhóm “Hỗ trợ cộng đồng phòng, chống mua bán người” tại xã Tam Quang, huyện Tương Dương; xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương. Phối hợp với phòng PV28 công an tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở về công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em.
Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 8 cuộc đối thoại chính sách về phòng, chống mua bán người và di cư an toàn tại Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tương Dương và huyện Quỳnh Thanh, thu hút hơn 2.400 người dân tham dự. Qua đó, người dân đã được cung cấp các thông tin thiết thực, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khi di cư đồng thời có biện pháp phòng tránh mua bán người.
Tác giả bài viết: V.P. B.T.B
Nguồn tin: