Thu hút công chức có tâm, tầm: Việt Nam hãy nhìn Singapore
- 08:39 02-12-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chính sách đãi ngộ đã góp phần quyết định vào những thành công của Singapore trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh chất xám từ khu vực tư nhân và từ các nước khác ngày càng quyết liệt.
Tuần Việt Nam giới thiệu phần 2 cuộc trò chuyện của GS.TS Nguyễn Tấn Anh xung quanh vấn đề cải cách nền hành chính Việt Nam từ “xin – cho” sang “phục vụ”.
Ông chủ chấm điểm đầy tớ
Thưa GS, như ông đã đề cập ở phần trước, công việc CCHC đã có điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ, tức yếu tố con người. Vậy theo ông, cần “xoay chuyển” này ra sao để hiện thực hóa các giải pháp của Chính phủ từ?
Đây không phải là công việc dễ thực hiện vì bản chất của nền hành chính của Việt Nam hiện nay một phần do lịch sử để lại, một phần do “văn hóa làng xã” của dân tộc đã ăn sâu trong tiềm thức.
Theo quan sát của tôi và kinh nghiệm của một số nước thì có nhiều việc phải làm. Đầu tiên là chọn lọc, đánh giá bằng cách “chấm điểm” trực tiếp của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn của cán bộ công chức một cách thường xuyên, định kỳ, thay vì thùng thư góp ý, điện thoại đường dây nóng,… Biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho công chức ý thức được rằng người dân và doanh nghiệp không phải là “con dân” mà là “ông chủ” thật sự của họ.
Việc “chấm điểm” PCI (Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) là một ví dụ điển hình về cách thực hiện. Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi “chấm điểm” này chưa thật sự tác động đến ý thức phải thay đổi của từng công chức nói riêng và của nền hành chính nói chung, vì nó không mang tính quyết định đến “công ăn việc làm” của công chức.
Ông chủ chấm điểm đầy tớ
Thưa GS, như ông đã đề cập ở phần trước, công việc CCHC đã có điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ, tức yếu tố con người. Vậy theo ông, cần “xoay chuyển” này ra sao để hiện thực hóa các giải pháp của Chính phủ từ?
Đây không phải là công việc dễ thực hiện vì bản chất của nền hành chính của Việt Nam hiện nay một phần do lịch sử để lại, một phần do “văn hóa làng xã” của dân tộc đã ăn sâu trong tiềm thức.
Theo quan sát của tôi và kinh nghiệm của một số nước thì có nhiều việc phải làm. Đầu tiên là chọn lọc, đánh giá bằng cách “chấm điểm” trực tiếp của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn của cán bộ công chức một cách thường xuyên, định kỳ, thay vì thùng thư góp ý, điện thoại đường dây nóng,… Biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho công chức ý thức được rằng người dân và doanh nghiệp không phải là “con dân” mà là “ông chủ” thật sự của họ.
Việc “chấm điểm” PCI (Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) là một ví dụ điển hình về cách thực hiện. Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi “chấm điểm” này chưa thật sự tác động đến ý thức phải thay đổi của từng công chức nói riêng và của nền hành chính nói chung, vì nó không mang tính quyết định đến “công ăn việc làm” của công chức.
Các kì thi tuyển công chức luôn đông người đăng kí. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thứ hai là Chính phủ phải có mục tiêu rõ ràng về nội dung CCHC, theo hướng minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và phải được công khai qua mạng (các cổng thông tin của Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương,…) với các biểu mẫu, tờ khai, đơn, thời gian giải quyết thủ tục hành chính,… Đây là điều kiện bắt buộc khi người dân và doanh nghiệp có nhu cầu về thủ tục hành chính (trừ các khu vực vùng sâu, vùng xa còn thiếu hoặc chưa đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để áp dụng).
Đây cũng là một hình thức, một công cụ khách quan có thể chấm điểm và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức. Ví dụ, việc giải quyết thủ thục xin cấp, đổi hộ chiếu ở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP. HCM hay thủ tục khai báo thuế qua mạng của Tổng cục thuế,… là những điển hình cần được nhân rộng.
Thứ ba là Chính phủ phải có chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (máy tính, mạng, phần mềm xử lý công việc,…) để người dân và doanh nghiệp có thể kết nối bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi đâu. Điều này thì không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức của người dân và doanh nghiệp mà còn làm tăng năng suất lao động của công chức, của nền hành chính và năng suất lao động của cả nền kinh tế nói chung. Chính phủ cũng sẽ tiết kiệm được nhân sự, kinh phí (trả lương).
Có những trường hợp thành công nào của thế giới mà chúng ta có thể tham khảo, học hỏi, thưa ông?
Singapore là một minh chứng điển hình cho hiệu quả của nền hành chính phục vụ đã và đang tạo ra năng suất lao động cao không chỉ của người dân và doanh nghiệp, mà còn của cả nền kinh tế của Singapore.
Hay thủ tục xin visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ là một bài học cần được tham khảo. Rõ ràng việc xin visa vào Hoa Kỳ là điều không dễ dàng gì đối với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta hãy thử xem, các công chức Đại sứ quán (ĐSQ) hay Lãnh sự quán (LSQ) “can thiệp” vào quá trình này không mặc dù họ phải tiếp nhận hàng ngàn hồ sơ mỗi ngày?
Tất cả đều do máy tính và phần mềm “xử lý”. Từ việc nộp hồ sơ, đóng lệ phí, đặt lịch hẹn phỏng vấn, thậm chí là trả kết quả, “đương đơn” không thể biết ai sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ để mà “xin – cho”. Thậm chí công chức ở ĐSQ hay LSQ chỉ gặp “đương đơn” để phỏng vấn cũng chỉ có vài phút để chủ yếu là thông báo kết quả hơn là phỏng vấn, vì trên 90% hồ sơ của đã được xử lý và giải quyết trước đó theo thông tin đã khai qua mạng và phần mềm gửi cho ĐSQ hay LSQ.
Thưa GS, những biện pháp nêu trên mang tính kỹ thuật nhiều liệu có đủ sức tác động vào con người làm tăng yếu tố lý tính như ông nói?
Điều quan trọng trong nhóm giải pháp là Chính phủ cần có chính sách cải cách tiền lương cho công chức một cách thỏa đáng, ít nhất là bằng hoặc cao hơn trung bình chung mức lương của các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp FDI nhằm thu hút và “giữ chân” các công chức giỏi. Đây chính là điều kiện đủ để “cuộc cách mạng” CCHC đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tức là phải làm cho công chức phải nhận thức được trách nhiệm “phục vụ” người dân và doanh nghiệp là niềm tự hào của bản thân và gia đình vì họ đã và đang làm nhiệm vụ công bộc của người dân và doanh nghiệp. Đồng lương chính là nguồn sống của họ và gia đình.
Khi công chức có mức lương đủ sống và lo cho gia đình thì chắc chắn họ phải bảo vệ “nguồn sống” này trước các cám dỗ khác. Họ phải đồng hành, hướng tới mục tiêu của Chính phủ là “kiến tạo” và “phục vụ”, tức là lý trí hóa công việc một cách tích cực nhất.
Tiền đâu để khởi nghiệp CCHC?
Chắc chắn một điều ai cũng phải hỏi ngay rằng “tiền đâu” khi nghe đến giải pháp tăng lương trong bối cảnh khó khăn hiện nay?
Đây là bài toán vô cùng khó khăn trong bối cảnh nguồn thu ngân sách đang cạn kiệt dần. Nhưng chính công việc này của họ sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình chủ trương mà Chính phủ đang phát động là toàn dân cùng khởi nghiệp và phát triển kinh tế. Và chính đây là nguồn thu ổn định và đủ đảm bảo việc trả công xứng đáng cho các “công bộc” để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Mặt khác, việc các Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế đã và đang quan tâm đến việc CCHC của Việt Nam cũng sẽ tạo ra “nguồn thu” cho ngân sách trong giai đoạn “Khởi nghiệp” CCHC của Chính phủ.
Theo tôi, Chính phủ sẽ không mấy khó khăn để tiếp cận các nguồn tài trợ tài chính (viện trợ không hoàn lại hoặc ODA) từ các Chính phủ, các tổ chức quốc tế cho “cuộc cách mạng” này nếu có nội dung và lộ trình (thời gian) rõ ràng.
Chúng ta hãy lấy kinh nghiệm của Singapore để chứng minh. Để thu hút người có “tâm” và “tầm”, năm 2007, Chính phủ Singapore đã căn cứ vào thu nhập của khối tư nhân để đưa ra mức lương cho công chức. Theo đó mức lương chuẩn để tính lương cho các chức vụ từ Thư ký thường trực và Bộ trưởng ngang bằng với mức thu nhập trung bình cùng năng lực 8 ngành trong khu vực tư nhân hay lương của cán bộ trung cấp trẻ và có triển vọng ngang với thu nhập của người có độ tuổi từ 32 – 35 làm việc trong khu vực tư nhân. Trong tiền lương có phần trả cố định hàng tháng, phần còn lại được trả theo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và hiệu quả công việc hàng năm.
Chính chính sách đãi ngộ đã góp phần quyết định vào những thành công của Singapore trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh chất xám từ khu vực tư nhân và từ các nước khác ngày càng quyết liệt. Bộ máy công chức nước này hoạt động vô cùng hiệu quả và Chính phủ Singapore luôn đứng đầu danh sách về độ minh bạch và chống tham nhũng trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Còn một “nguồn thu” mà tôi cho là quan trọng nhất là “lòng dân”. Khi lòng dân đã an tâm và tin tưởng vào đội ngũ công chức hết lòng phục vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ dồn hết sức sản xuất và làm kinh tế để mang lại nhiều lợi nhuận và sẵn sàng đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhằm góp phần giải quyết bài toán ngân sách cho Chính phủ.
Song song với biện pháp nêu trên, cần mạnh dạn loại bỏ “30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp về” như dư luận đã phản ánh để giảm bớt số tiền lương phải chi trả và là nguồn tăng lương cho các công chức làm việc đáp ứng yêu cầu.
Xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Tấn Anh!
Tác giả bài viết: Duy Chiến thực hiện
Nguồn tin: