Ăn gan động vật sẽ gây độc nếu không biết cách chế biến
- 15:25 26-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gan chứa nhiều sắt và vitamin A rất tốt cho sức khỏe, song hàm lượng cholesterol cao cần chế biến kỹ, người bị bệnh gút, cao huyết áp thì không nên ăn.
Thành phần một số chất dinh dưỡng có trong các loại gan động vật.
Tên thực phẩm | Chất đạm (g) | Chất béo (g) | Cholesterol | Vitamin A (mcg) | Sắt (g) |
Gan gà | 18,2 | 3,4 | 440 | 6960 | 8,2 |
Gan vịt | 17,1 | 4,7 | 400 | 2960 | 4,8 |
Gan lợn | 1,8 | 3,6 | 300 | 6000 | 12 |
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, giống như phần lớn loại phủ tạng động vật khác, gan chứa nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt chứa nhiều sắt và vitamin A. 100 g lợn chứa đến 6.000 mcg vitamin A và 12 g sắt. Hàm lượng sắt trong gan rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.
Gan có chức năng thải độc cho cơ thể, vì thế ăn gan rất tốt cho sức khỏe song cần chú ý khâu chế biến. Gan khi chế biến cần cắt lát mỏng, rửa sạch bằng nước lạnh rồi lấy giấy ăn thấm khô hết máu ứ trong gan, các chất độc có trong máu của gan đã bị loại bỏ chỉ còn các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, gan chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao. 100 g gan lợn chứa đến 300 mg cholesterol. Trong khi đó, một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250-300 mg cholesterol. Vì thế, người tăng huyết áp, bệnh gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… không nên ăn; người cao tuổi nên hạn chế.
Gan tốt cho trẻ, phụ nữ thiếu máu, cho con bú, trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên...song cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70 g đối với người lớn, với trẻ em 30-50 g.
Lưu ý mua gan của động vật không bị bệnh: Gan có màu đỏ sẫm tươi, ấn vào mặt gan dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần trên mặt gan, tránh mua hàng có màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi.
Tác giả bài viết: Hà An
Nguồn tin: