Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


“Hàng xóm” quê nhà nói về Tổng thống bạo miệng Duterte

Thành phố Davao, Philippines Davao City, trên đảo Mindanao miền nam Philippines, là hậu phương vững chắc của Tổng thống bạo miệng Rodrigo Duterte

Ông được sinh ra và lớn lên tại đây. Ông là thị trưởng trong 7 nhiệm kỳ. Ngay cả hiện nay, với tư cách là Tổng thống, ông vẫn bay về thành phố Davao, ông nói rằng ông thích chiếc giường của mình hơn là ngủ tại dinh thự Manila's Malacanang, nơi ở truyền thống của những người lãnh đạo Philippines.

Tổng thống đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới bởi những phát ngôn gây hấn và tục tĩu của mình. Ông ta nói rằng Liên minh Châu Âu EU "hãy tự lo lấy công việc của mình" và gọi Tổng thống Obama là "tên khốn".

Mặc dù có mối quan hệ ngoại giao, quân sự, kinh tế lâu đời với Mỹ nhưng ông đã tỏ rõ dự định của mình đối với việc cải thiện và hâm nóng lại mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Nga. Tuần này, ông đã có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước của Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi Hội nghị thượng đỉnh APEC khai mạc lại Lima. Ông đánh giá cao cuộc gặp gỡ này là để nhằm thắt chặt mối quan hệ.

Trong nước, ông tiến hành các cuộc chiến chống ma túy tàn khốc cướp đi hàng nghìn sinh mạng và hứng chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía các nhóm hoạt động vì nhân quyền cho việc sự dụng vũ lực ngoài vòng pháp luật làm chết người.

Tuy nhiên người dân ở quê ông rất tự hào vì người lãnh đạo xuất thân từ quê hương của họ.

Trên đường Duterte phân khu 1 dành cho tầng lớp trung lưu Dona Luisa, các cửa hàng bán cốc, áo phông và nam châm quảng bá hình vị Tổng thống cứng rắn này.

Bên ngoài nhà của ông, khách du lịch đến để chụp ảnh với chân dung của tổng thống có kích thước bằng kích thước thực. Các ngôi nhà dọc tuyến đường trưng bày chân dung của Tổng thống phía cổng trước.

CNN đã viếng thăm quê hương của Tổng thống nhằm tìm hiểu về suy nghĩ của người dân địa phương đối với Tổng thống của họ.

 

Tổng thống Philippines Duterte - Ảnh: Reuters


Anton Uy đặt nhiều hy vọng vào vị Tổng thống của nước mình.

“Tôi tin rằng ông có thể thay đổi đất nước”, học sinh 16 tuổi ngành Kỹ thuật cho biết.

Lớn lên ở Davao, anh nói anh cảm thấy rất an toàn khi Duterte làm thị trưởng, anh cũng thường cầu nguyện cho Tổng thống, mà theo mô tả của anh là một người “can đảm” và “quyết đoán”.

Mặc dù ủng hộ cuộc chiến chống ma túy và chú trọng giáo dục của Tổng thống, Uy nghĩ rằng thách thức lớn nhất của đất nước là sự thiếu thống nhất. Anh ta nghĩ rằng Duterte có thể thay đổi điều đó.

Uy nói thêm “Tổng thống sẽ không bao giờ từ bỏ. Ông biết điều gì tốt dành cho Philippines.”

Uy tỏ ra ít quan tâm hơn vào các chính sách quốc tế, anh không có ý kiến gì về mối quan hệ đối với Mỹ hay Trung Quốc. Anh ta cảm thấy Duterte không giống những người tiền nhiệm bởi ông  điều hành Chính phủ một cách minh bạch, đặt trong sự so sánh với những vị tổng thống trước theo như mô tả của anh là “thật sự tham nhũng”.

Nhân viên ngân hàng nghỉ hưu Gary Isla, 60 tuổi đã sống cả đời mình tại Davao

Ông tin rằng Tổng thống Duterte là thị trưởng tốt nhất mà thành phố Davao từng có, vì vậy dĩ nhiên Duterte cũng là vị tổng thống tốt nhất.

Ông gọi Duterte là “thị trưởng của chúng tôi”.

Isla nhớ lại Duterte đã từng bước làm trong sạch thành phố, ông đã tiến hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm và hạn chế tốc độ để giảm tai nạn giao thông gây thương vong. Theo ông những thay đổi này làm cho thành phố Davao trở thành một nơi an toàn để có thể đi bộ xung quanh.

“Chúng tôi đã chứng kiến những gì ông làm ở Davao, sự chân thành của ông. Những gì ông nói là tự đáy lòng”.
 
Isla giải thích rằng người dân địa phương liên tục bị báo chí nước ngoài sử dụng nhằm mục đích gây hiểu sai lệch về những gì ông Duterte nói, như là phát ngôn mới đây của ông về việc cắt đứt quan hệ với Mỹ.

“Chúng tôi hiểu giữa các ranh giới”, ông cho biết, ông cũng nhấn mạnh rằng Duterte không bao giờ có ý muốn cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Mỹ

Jessie Adlao cảm ơn tổng thống vì công việc của mình

Ông mở của hàng bán áo phông, nam châm, nhãn dán, cốc có in hình tổng thống cho khách du lịch. Nhiều người gọi tổng thống là “năm tay thép” hoặc “người trừng phạt”.

Công việc kinh doanh này đem lại nhiều lợi ích cho ông, thu nhập khoảng 100 USD một ngày.

Giống như 96,6% số phiếu bầu ở Davao, Adlao đã bỏ phiếu cho Duterte. “Ông là một người đàn ông tốt”, ông nói, “Ông đối xử công bằng với tất cả mọi người. Ông không nhìn người khác như người giàu hay người nghèo”.

Ông đặc biệt ấn tượng bởi chiến dịch chống ma túy của tổng thống. Ông nghĩ tổng thống có thể “quét sạch” ma túy.

Một lần Duterte đã nói chuyện với ông, ông cho biết, tổng thống đã đóng dấu cho phép việc kinh doanh của ông  quảng bá cho “người trừng phạt”.

Bartender Joseph Repique, đã sống 1 năm tại Davao

Anh này dọn đến đây bởi vì bố của anh ta đã sống ở đây năm 19 tuổi và anh ta muốn rải nghiệm thành phố này.

“Đây là thành phố mà bạn có thể đi lại tự do và an toàn vào ban đêm”, anh nói.

Anh ta nghĩ tổng thống đấu tranh chống lại ma túy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đặc biệt là giải quyết những vấn đề kinh tế: “Sự nghèo đói khiên bạn nghiện ma túy, và dùng ma túy khiên bạn nghèo đói”.

Khi nói đến Mỹ, Repique không hề nghe Tổng thống Duterte nhắc đến bình luận về sự chia rẽ, tuy nhiên anh không thích khi Duterte gọi tên Obama hay bảo ông ta hãy xuống địa ngục”.

“Ông không nên nói như vậy, bởi vì ông đại diện cho một quốc gia. Philippines không cảm nhận về mối quan hệ với Mỹ theo cách đó”.

Susan Medelin muốn đến thăm nhà của Tổng thống Duterte

Ngày hội nghị cuối cùng ở Davao, Susan và những nười bạn của bà muốn viếng thăm và chụp ảnh với chân dung bằng kích thước thật của tổng thống.

Bà bất ngờ với công bố của tổng thống về việc muốn tách khỏi quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng bà nghĩ ông có thể có ý tưởng về việc đưa ra cơ hội mới cho đất nước. “Làm bạn với các quốc gia khác, không phải chỉ với mình Hoa Kỳ”, bà cho biết.

Là một người sản xuất túi xách, bà hi vọng rằng Duterte sẽ chú trọng hơn vào việc cải thiện điều kiện kinh doanh tại nhà.

“Ông chú trọng quá nhiều vào ma túy. Ông cũng nên tập trung vào kinh tế”.

Về những bình luận của tổng thống về các quốc gia khác, cô tha thứ cho tổng thống của mình, cô cũng nói “những điều tồi tệ” khi tức giận.

“Chúng tôi tha thứ cho tổng thống. Bởi vì khi tức giận ông sẽ bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.”  Bà nói trước khi chụp ảnh với Tổng thống.

Tác giả bài viết: Diệu Quyên

Nguồn tin: