Ám ảnh của trung đội trưởng chữa cháy nhà ITC
- 10:00 21-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đã quá quen với những cảnh sinh ly tử biệt do cháy nổ nhưng chứng kiến thảm cảnh của vụ cháy tòa nhà ITC, các chiến sĩ PCCC đã nghẹn lòng.
Vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội cướp đi sinh mạng của 13 người làm bàng hoàng nhiều người, nguyên nhân là do các công nhân bất cẩn gây ra. Ở TP.HCM 14 năm trước cũng xảy ra thảm cảnh cháy tòa nhà ITC cướp đi sinh mạng 60 người, làm 70 người bị thương cũng do thợ hàn...
Khi nhắc lại câu chuyện này, Đại tá Nguyễn Văn Hữu, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy, Cảnh sát PCCC TP.HCM, buông tiếng thở nhẹ, nói: “Nó ám ảnh anh em trực tiếp chữa cháy và ai cũng nghĩ như mới xảy ra hôm qua…”.
Quay lại sự kiện ngày 29-10-2002, ông Hữu kể: “Năm đó, tôi là trung đội trưởng phụ trách công tác chữa cháy. Anh Bửu (Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM hiện nay - PV) là người chỉ huy trực tiếp chữa cháy tại ITC. Lúc lực lượng PCCC TP đến nơi, lửa thành cột lửa ngùn ngụt, bao phủ từ tầng hai đến tầng năm của tòa nhà. Rất nhiều người tập trung trên tầng thượng la hét thất thanh. Hàng trăm người đã được cứu nhưng 60 người vĩnh viễn không trở lại…” - đôi bàn tay ông Hữu đan chặt, giọng xa xăm khi nhớ lại vụ hỏa hoạn.
Theo ông Hữu, khoảng 14 giờ lực lượng chữa cháy TP.HCM nhận tin. Khi đến nơi, lửa quá lớn cộng thêm cấu trúc của tòa nhà nên lực lượng chữa cháy khó khăn trong việc cứu người, dập lửa. Không chỉ toàn lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM được huy động mà lãnh đạo TP còn cho quân đội vào dập lửa. Các trinh sát chữa cháy dày dạn kinh nghiệm vừa tập trung cứu người vừa báo cáo cho chỉ huy các phương án dập lửa. Sau khi quan sát, báo cáo, chỉ huy chữa cháy cho các chiến sĩ khoan thủng bức tường bên chung cư đường Lê Thánh Tôn để đưa vòi chữa cháy vào trong tòa nhà. Hơn một giờ sau thì lửa bị khống chế, đến 18 giờ cùng ngày các chiến sĩ đã dập tắt hoàn toàn.
“Khi lửa tàn, tôi cùng anh em đưa từng thi thể ra ngoài, lúc đó anh em ai cũng nghẹn lòng…” - ông Hữu nói.
Xoắn chặt những ngón tay, giọng ông Hữu thật nhẹ: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu được nhiều người hơn” rồi lắc đầu chìm trong hồi ức về những gương mặt ngập nước mắt, những bàn tay vẫy, những thân người rơi xuống với hy vọng được sống…
“Lính cứu hỏa hầu hết đều mang thương tích trên người cùng với nỗi dày vò khi không cứu hết được những người bị nạn trong đám cháy” - ông Hữu trải lòng.
Theo ông Hữu, rất nhiều lý do gây ra đám cháy nhưng đa phần là do chủ nhà, người lao động bất cẩn, chủ quan, thậm chí không hiểu biết gây ra thảm cảnh, mà đến khi hối thì đã muộn. “Một mẩu tàn thuốc sẽ đốt cả khu rừng, ai cũng biết điều này nhưng ít khi cảnh giác…” - ông Hữu nói.
Khi nhắc lại câu chuyện này, Đại tá Nguyễn Văn Hữu, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy, Cảnh sát PCCC TP.HCM, buông tiếng thở nhẹ, nói: “Nó ám ảnh anh em trực tiếp chữa cháy và ai cũng nghĩ như mới xảy ra hôm qua…”.
Quay lại sự kiện ngày 29-10-2002, ông Hữu kể: “Năm đó, tôi là trung đội trưởng phụ trách công tác chữa cháy. Anh Bửu (Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM hiện nay - PV) là người chỉ huy trực tiếp chữa cháy tại ITC. Lúc lực lượng PCCC TP đến nơi, lửa thành cột lửa ngùn ngụt, bao phủ từ tầng hai đến tầng năm của tòa nhà. Rất nhiều người tập trung trên tầng thượng la hét thất thanh. Hàng trăm người đã được cứu nhưng 60 người vĩnh viễn không trở lại…” - đôi bàn tay ông Hữu đan chặt, giọng xa xăm khi nhớ lại vụ hỏa hoạn.
Vụ cháy cửa hàng điện tử trên đường Tôn Thất Đạm vào tháng 5-2015. Ảnh: XUÂN NGỌC
Theo ông Hữu, khoảng 14 giờ lực lượng chữa cháy TP.HCM nhận tin. Khi đến nơi, lửa quá lớn cộng thêm cấu trúc của tòa nhà nên lực lượng chữa cháy khó khăn trong việc cứu người, dập lửa. Không chỉ toàn lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM được huy động mà lãnh đạo TP còn cho quân đội vào dập lửa. Các trinh sát chữa cháy dày dạn kinh nghiệm vừa tập trung cứu người vừa báo cáo cho chỉ huy các phương án dập lửa. Sau khi quan sát, báo cáo, chỉ huy chữa cháy cho các chiến sĩ khoan thủng bức tường bên chung cư đường Lê Thánh Tôn để đưa vòi chữa cháy vào trong tòa nhà. Hơn một giờ sau thì lửa bị khống chế, đến 18 giờ cùng ngày các chiến sĩ đã dập tắt hoàn toàn.
“Khi lửa tàn, tôi cùng anh em đưa từng thi thể ra ngoài, lúc đó anh em ai cũng nghẹn lòng…” - ông Hữu nói.
Xoắn chặt những ngón tay, giọng ông Hữu thật nhẹ: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể cứu được nhiều người hơn” rồi lắc đầu chìm trong hồi ức về những gương mặt ngập nước mắt, những bàn tay vẫy, những thân người rơi xuống với hy vọng được sống…
“Lính cứu hỏa hầu hết đều mang thương tích trên người cùng với nỗi dày vò khi không cứu hết được những người bị nạn trong đám cháy” - ông Hữu trải lòng.
Theo ông Hữu, rất nhiều lý do gây ra đám cháy nhưng đa phần là do chủ nhà, người lao động bất cẩn, chủ quan, thậm chí không hiểu biết gây ra thảm cảnh, mà đến khi hối thì đã muộn. “Một mẩu tàn thuốc sẽ đốt cả khu rừng, ai cũng biết điều này nhưng ít khi cảnh giác…” - ông Hữu nói.
Đầu tháng 5-2015 xảy ra vụ cháy lớn ở căn nhà đồng thời là cửa hàng điện tử trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1. Vụ cháy này đã trở thành nỗi ám ảnh của trinh sát chữa cháy Phan Tiến Triều (23 tuổi, trinh sát trẻ PCCC quận 1). Theo anh Triều, lúc xảy ra vụ cháy, bên trong có một bé gái hai tuổi. Ban đầu, người dân dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng không thành. Biết cháu bé bị kẹt, cha cháu bé xông vào cứu nhưng bị bỏng rất nặng. “Lúc chúng tôi đến, lửa đã trùm lên tầng hai căn nhà. Khi nghe có cháu bé bị kẹt, tôi yêu cầu đồng đội xịt nước mở đường. Lửa quá to, nóng hực… Đây là lần đầu tiên trong đời tôi quấn chăn đưa thi thể cháu bé ra khỏi nhà… Giá như chúng tôi đến sớm hơn” - anh Triều tâm sự. |
Tác giả bài viết: Nguyễn Trà
Nguồn tin: