Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Gắp ra 200 viên sỏi trong mật cô gái, bác sĩ cảnh báo thói quen xấu rất nhiều người mắc

Cô gái trẻ làm công nhân với những thói quen thiếu lành mạnh đã khiến mật tạo ra hơn 200 viên sỏi. Nếu biết sớm những điều nên tránh này, bạn sẽ không bao giờ phải lo mắc bệnh.


Bác sĩ "gắp mỏi tay" ra hơn 200 viên sỏi mật

Chị Giang – một công nhân làm việc trong nhà máy tại Đông Quan (TQ) cảm thấy đau bụng quặn ở mức không thể chịu nổi, đồng nghiệp đã phải đưa chị nhập viện trong tình trạng mặt tím tái vì đau.

Sau khi thực hiện các bước kiểm tra xét nghiệm, bác sĩ cho biết chị đã bị sỏi mật ở mức độ nghiêm trọng. Mọi thủ tục đã được đẩy nhanh và ê kíp trực tại bệnh viện đã tiến hành mổ gắp sỏi cho chị ngay trong ngày hôm đó.

Kết quả phẫu thuật không chỉ khiến chị giật mình sợ hãi mà các bác sĩ cũng phải lắc đầu vì chưa từng thấy bệnh nhân nào trẻ tuổi mà lại có nhiều sỏi như vậy.

Bác sĩ cứ gắp mãi mà sỏi vẫn còn nhiều. Kết thúc ca phẫu thuật, tổng cộng có tới hơn 200 viên sỏi với kích thước khác nhau đã được gắp ra từ cơ thể chị, để đầy một chiếc cốc giấy cạnh bàn mổ.

Sỏi mật là căn bệnh không liên quan đến độ tuổi mắc bệnh, chủ yếu là sự tác động do thay đổi tỷ lệ nồng độ cholesterol, mật axit và các yếu tố gây ứ mật có thể dẫn đến hình thành sỏi. Trong đó, vấn đề về thói quen ăn uống liên quan đặc biệt đến quá trình hình thành sỏi mật.


Sỏi mật có thể được chia thành 2 vùng chính đó là sỏi mật và sỏi ống mật. Các bác sĩ cho rằng, căn bệnh này đều là do "ăn" mà ra, ví dụ như nhịn ăn sáng, ăn quá nhiều thịt cá, hoặc chỉ ăn kiêng, thức ăn thiên lệch, không cân đối. 

Chị Giang chắc chắn là một trong những người có thói quen này.

Đợi cho đến khi chúng ta ăn, đặc biệt là các món có dầu mỡ, túi mật sẽ xả mật ra để giúp tiêu hóa thức ăn.


Trong tình trạng bình thường, hầu hết các dịch mật này đều hòa tan, nhưng khi ở nồng độ cao, chúng không thể tan ra được, các tinh thể sẽ kết tủa và từ từ lắng đọng, hình thành sỏi mật.

Nếu chúng ta không ăn sáng, sau một đêm mật được tiết ra và lưu trữ trong túi mật, nếu không thể được thải ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn, về dài hạn sẽ gây sự lắng đọng mật trong túi mật, cho đến khi nồng độ quá cao, dễ dẫn đến sỏi mật.

Không chỉ là bữa ăn sáng, ăn ba bữa một ngày sẽ giúp túi mật làm việc bình thường, dịch mật trong túi mật được sinh ra rồi lại được tiêu đi, đảm bảo quá trình phát triển tự nhiên. Ăn uống càng thất thường bao nhiêu càng dễ dàng tạo điều kiện để sinh ra bệnh sỏi mật bấy nhiêu.

 

Những thói quen sai lầm gây bệnh ai cũng nên tránh

1. Không ăn sáng

Một nghiên cứu được tiến hành ở Đức cho thấy, có khoảng 40% người có thói quen nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng thất thường. Trong số này có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người ăn sáng thường xuyên là 2,5 năm.

Không ăn sáng, bạn không có đủ năng lượng để làm việc, dễ dàng bị lão hóa và sớm sinh ra các loại bệnh tật.

Cách khắc phục tốt nhất là bạn nên tập thói quen ăn sáng đều đặn, ăn nhiều chất hơn để đảm bảo mật hoạt động bình thường.

2. Bữa ăn tối quá giàu dinh dưỡng

Vào trước bữa tối là thời gian cao điểm nhất trong ngày mà hàm lượng insulin trong máu hoạt động sôi nổi nhất, chất insulin sẽ làm cho glucose trở thành chất béo ngưng tụ trong thành mạch máu và thành bụng. Ăn bữa tối quá nhiều dinh dưỡng, theo thời gian, bạn sẽ bị béo phì lên.

Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên ăn sáng sớm hơn, muốn cải thiện khả năng bài tiết tiểu tiện trong đêm thì ăn bữa tối nên trước 19h. Thứ hai là bạn nên ăn tối đơn giản, ít chất, thanh đạm. Thứ ba là bạn nên ăn với số lượng ít. Một bữa ăn "lưng bụng" chỉ no từ 60-80% là đủ.

 



3. Nghiện uống cà phê

Những người nghiện uống và phê, uống nhiều và đặc sẽ tự tạo ra cho mình ít nhất 3 nguy cơ, đó là làm giảm tỉ lệ mang thai, dễ bị bệnh tim và hiệu suất công việc giảm.

Cách cải thiện tình trạng này là bạn nên uống cà phê ít hơn và loãng hơn.

4. Uống rượu quá nhiều

Người uống rượu nhiều có ít nhất những nguy cơ như tự gây ra bệnh gan cho chính mình, viêm, sưng nhiều bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và tiết niệu.

Hãy hạn chế uống rượu mạnh, có thể thay thế bằng rượu vang và các loại đồ uống nhẹ khác.

5. Hút thuốc sau bữa ăn

Hút một điếu thuốc sau bữa ăn sẽ có tỉ lệ ngộ độc cao bằng hút 10 điếu trong những khoảng thời gian khác trong ngày.

Bởi vì sau khi ăn, cơ thể dồn toàn bộ "sức" để hỗ trợ dạ dày và ruột, lưu thông máu, làm tăng khả năng để hấp thụ cho cơ thể, lúc này nếu hút thuốc cũng sẽ hấp thụ khói vào vào cơ thể ở mức "tốt nhất", từ đó các chất độc hại vào cơ thể dễ dàng hơn rất nhiều lần so với bình thường.

Hãy hạn chế hút thuốc lá, bỏ thuốc, đặc biệt là không nên hút thuốc ngay sau bữa ăn.

 


6. Pha trà vào bình giữ nhiệt

Nước pha trà tốt nhất là dùng nước nóng ở mức 80 độ, nếu sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà trong một thời gian dài sẽ khiến cho trà bị "nóng" quá mức, giống như bạn đang ninh nhừ trà vậy.

Làm như vậy sẽ làm hỏng toàn bộ các nguyên tố tốt nhất trong là trà, triệt tiêu các vitamin có trong trà, làm biến động các chất, tiết ra các chất có hại như axit tannic, theophylline số lượng lớn hơn.

Cách tốt nhất là pha trà bằng ấm và uống với các chén trà gần ngay sau khi pha, không nên om chè với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

 


Ngoài ra, việc ăn nhiều thực phẩm sống như gỏi, trộn dễ gây ra các bệnh về ký sinh trùng. Thói quen xấu khác là ăn hoa quả trừ bữa thay cho món ăn chính. Tốc độ ăn quá nhanh và ít uống nước, đều là những thói quen gây ra nhiều loại bệnh.

Tác giả bài viết: Vân Hồng

Nguồn tin: