Thế giới đã công nghệ 4, đường sắt VN còn công nghệ 1
- 15:37 18-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thảo luận tại Quốc hội về Luật đường sắt sửa đổi sáng 18-11, đại biểu Nguyễn Phi Thường - Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết hệ thống đường sắt của Việt Nam đang tụt hậu và yếu kém.
Có hơn 130 năm phát triển nhưng đường sắt Việt Nam vẫn chỉ là công nghệ 1, với khổ đường đơn 1m trong khi thế giới đã ở công nghệ 4 chuẩn bị sang công nghệ thứ 5.
Hơn nữa, đường sắt Việt Nam không kết nối với các đầu mối giao thông. Thị phần vận chuyển đường sắt thực tế chỉ trên dưới 1%, trong khi đó đường bộ là 65% dẫn đến giao thông đường bộ đang “độc diễn” nên quá tải, gây ùn ứ.
Về nguyên nhân, đại biểu Thường cho rằng có yếu tố bao cấp, sự lúng túng về chính sách phát triển và sự quan tâm đầu tư. Định hướng phát triển đường sắt cũng chưa rõ ràng, nên đầu tư cũng cầm cự.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng phải sửa Luật đường sắt năm 2005, từ đó có những quan tâm về vai trò của đường sắt, vì chi phí logistics của Việt Nam chỉ bằng 20% GDP trong khi thế giới là trên 50%.
“Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, nên nhất thiết phải phát triển đường sắt, cũng là phát triển đất nước. Cần quan tâm, bố trí vốn trong gói 80.000 tỉ đồng cũng như quỹ đất cho đường sắt để phát triển. Phải tách bạch kinh doanh hạ tầng với kinh doanh vận tải” - ông Thường nhấn mạnh.
Các đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình), Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước), Nguyễn Thị Hồng Hà (Ninh Thuận)…đều cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi luật đường sắt năm 2005.
Tuy nhiên với dự thảo Luật sửa đổi lần này, các đại biểu cho rằng còn quá sơ sài, tính áp dụng kém.
Đại biểu Lê Minh Chuẩn (Quảng Ninh) - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN cũng thắc mắc “Đường sắt Việt Nam có rất nhiều chuyện để bàn”.
Theo đại biểu Chuẩn, cần phải có quy định về đường sắt chuyên dụng. Bởi tiềm năng đường sắt, đường thủy thì khai thác quá thấp, gánh nặng đặt hết lên giao thông đường bộ. Bên cạnh đó đường sắt chuyên dụng rất có tác dụng trong vận chuyển hàng hóa.
Chung quan điểm với đại biểu Chuẩn, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cũng nói: “đường sắt chuyên dụng là ưu việt, nếu hình thành các đường sắt này để vận chuyển hàng hóa từ các cảng đến các khu công nghiệp thì cực tốt, hiệu quả, rút ngắn hành trình, giảm tải ùn tắc giao thông đường bộ. Ta không quy định là không được”.
Hơn nữa, đường sắt Việt Nam không kết nối với các đầu mối giao thông. Thị phần vận chuyển đường sắt thực tế chỉ trên dưới 1%, trong khi đó đường bộ là 65% dẫn đến giao thông đường bộ đang “độc diễn” nên quá tải, gây ùn ứ.
Về nguyên nhân, đại biểu Thường cho rằng có yếu tố bao cấp, sự lúng túng về chính sách phát triển và sự quan tâm đầu tư. Định hướng phát triển đường sắt cũng chưa rõ ràng, nên đầu tư cũng cầm cự.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng phải sửa Luật đường sắt năm 2005, từ đó có những quan tâm về vai trò của đường sắt, vì chi phí logistics của Việt Nam chỉ bằng 20% GDP trong khi thế giới là trên 50%.
“Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, nên nhất thiết phải phát triển đường sắt, cũng là phát triển đất nước. Cần quan tâm, bố trí vốn trong gói 80.000 tỉ đồng cũng như quỹ đất cho đường sắt để phát triển. Phải tách bạch kinh doanh hạ tầng với kinh doanh vận tải” - ông Thường nhấn mạnh.
Các đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình), Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước), Nguyễn Thị Hồng Hà (Ninh Thuận)…đều cho rằng đã đến lúc phải sửa đổi luật đường sắt năm 2005.
Tuy nhiên với dự thảo Luật sửa đổi lần này, các đại biểu cho rằng còn quá sơ sài, tính áp dụng kém.
Đại biểu Lê Minh Chuẩn (Quảng Ninh) - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN cũng thắc mắc “Đường sắt Việt Nam có rất nhiều chuyện để bàn”.
Theo đại biểu Chuẩn, cần phải có quy định về đường sắt chuyên dụng. Bởi tiềm năng đường sắt, đường thủy thì khai thác quá thấp, gánh nặng đặt hết lên giao thông đường bộ. Bên cạnh đó đường sắt chuyên dụng rất có tác dụng trong vận chuyển hàng hóa.
Chung quan điểm với đại biểu Chuẩn, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cũng nói: “đường sắt chuyên dụng là ưu việt, nếu hình thành các đường sắt này để vận chuyển hàng hóa từ các cảng đến các khu công nghiệp thì cực tốt, hiệu quả, rút ngắn hành trình, giảm tải ùn tắc giao thông đường bộ. Ta không quy định là không được”.
Tác giả bài viết: Đức Bình
Nguồn tin: